Thực trạng về tính thời điểm trong quản trị tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH compass II (Trang 49 - 50)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.1.5Thực trạng về tính thời điểm trong quản trị tồn kho

Thực trạng trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của công ty qua các năm 2012-2013-2014 Đơn vị tính :VND

Loại hàng tồn kho Năm

2012 2013 2014 Nguyên-vật liệu 6.182.931.440 10.826.113.925 5.338.287.670 Công cụ-dụng cụ 6.232.563.588 5.951.301.603 8.793.241.957 Sản phẩm dở dang 1.579.257.718 3.534.989.669 9.498.009.401 Thành phẩm 1.436.245.821 2.835.356.001 12.015.683.166 Tổng cộng 15.430.998.567 23.147.761.198 35.645.222.194 Bảng 2.8 : Cơ cấu giá trị hàng tồn kho thực tế của công ty các năm 2012-2013-2014

(Nguồn : Phần thuyết minh của Báo cáo tài chính các năm 201202013-2014) Từ bảng trên, ta có thể nhận xét:

- Công ty đã xác định khá chuẩn xác số lượng của từng loại dự trữ trong từng thời điểm để đảm bảo hàng được đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời sao cho hoạt động của bất kỳ nơi nào cũng được liên tục.

- Từ năm 2014, công ty đã giảm bớt được lượng dự trữ ban đầu về nguyên vật liệu, điều này thể hiện công ty đã có sự liên kết tốt giữa quá trình sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu.

- Tuy nhiên, lượng công cụ - dụng cụ dự trữ lại có sự gia tăng cao (năm 2014 tăng 47.8 % so với năm 2013)

- Lượng tồn kho sản phẩm dở dang năm 2014 cũng tăng 171.4% so với năm 2013, có thể là do các nguyên nhân thuộc về lao động, thiết bị, nguồn vật tư cung ứng không đảm bảo các yêu cầu, từ đó co những sản phẩm sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, phát sinh nhiều sản phảm dở dang hơn.

- Ngoài ra, lượng thành phẩm sản xuất ra vẫn tăng vượt trội ( năm 2014 tăng 323.8% so với năm 2014). Lượng dự trữ thành phẩm tăng cao có thể là do công ty không nắm chắc yêu cầu của khách hàng và thị trường.

- Cuối cùng, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và nhu cầu mở rộng phát triển của công ty, mặc dù doanh số bán hàng năm của công ty tăng trung bình từ 10 – 30%/ năm nhưng tổng lượng hàng tồn kho qua các năm của công ty lại tăng trung bình mỗi năm lại đến 30 - 50%, như vậy tính thời điểm trong quản trị tồn kho của công ty chưa được quan tâm và chú trọng, điều đó đã làm phát sinh thêm các chi phí về dự trữ và tồn kho.

Việc giảm bớt kích thước các lô hàng là một biện pháp hỗ trợ cơ bản trong việc giảm lượng dự trữ và chi phí hàng dự trữ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH compass II (Trang 49 - 50)