Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển nguồn lực con người nhưng trong thực tế quá trình sử dụng, phát huy nguồn lực con người tỉnh Nghệ An vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Về số lượng:
Tỷ lệ gia tăng dân số tuy có giảm so với cả nước nhưng Nghệ An là tỉnh có số dân đông đứng thứ tư cả nước, dân số lại tăng nhanh, đặc biệt là lực lượng lao động hàng năm tăng nhanh gay sức ép về mọi mặt cho đời sống xã hội như y tế, giáo dục, việc làm…
Dân số và lao động phân bố không đồng đều, chủ yếu sống ở các vùng đồng bằng, thành thị và thưa thớt ở miền núi. Dân số tồn tại theo sự phân bố tự nhiên từ trước tới nay, tập trung lớn ở đồng bằng và vên biển. Ở thành phố Vinh dân số trung bình năm 2011 là 308.868 người, số người trong độ tuổi lao động là 207188 người. Trong khi đó, huyện Con Cuông diện tích đất tự nhiên là 1738,31 km² gấp 17 lần thành phố Vinh nhưng dân số trung bình năm 2011 chỉ có 64.916 người, số người trong độ tuổi lao động là 40975 người. Mật độ dân số thành phố Vinh gấp 80 lần huyện Con Cuông [56, tr.14]. Hiện nay, tỉnh Nghệ An còn khoảng 426 nghìn người là đồng bào dân tộc thiểu số. Họ sống tập trung thành các làng bản tại hầu hết xã thuộc các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Quỳ Châu,… Vì vậy nền kinh tế mất cân đối khá lớn giữa vùng miền núi và vùng đồng bằng và có chiều hướng ngày càng tăng.
Người Nghệ An hiếu học, học giỏi nhưng phần lớn học xong không về Nghệ An công tác mà ở lại thủ đô Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố lớn và các tỉnh khác làm việc làm cho lực lượng lao động qua đào tạo quá thấp.
Nền kinh tế phát triển chưa thật sự bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2006 - 2010 chỉ đạt 9,66% (kế hoạch: 12,13%). Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6
tháng năm nay thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng của những năm gần đây (6 tháng/2009 tăng 5,72%, 6 tháng/2010 tăng 9,58%, 6 tháng/2011 tăng 11,15%) [13, tr.2]. Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 66,7%, còn lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chỉ chiếm 33,3%. Khu vực công nghiệp - xây dựng năm nay có mức tăng thấp thua so với nhiều năm gần đây (6 tháng/2009 tăng 6,76%, 6 tháng/2010 tăng 11,82%, 6 tháng/2011 tăng 20,23%).
Sản xuất công nghiệp 6 tháng chỉ tăng 7,86%. Đặc biệt là ngành xây dựng, các công trình xây dựng bị đình trệ, sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã giải thể hoặc phá sản do đó giá trị tăng thêm của ngành này đã giảm 1,72% so với cùng kỳ năm trước, làm cho giá trị tăng thêm của khu vực này đạt thấp.
Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp, chưa có nhiều dự án lớn mang tính đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh. Một số dự án trọng điểm kéo dài, chậm phát huy hiệu quả. Nền kinh tế Nghệ An đang chậm phát triển với cơ cấu ngành, sản phẩm và công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp và tính dễ bị tổn thương cao. Phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phát triển chưa cao. Bên cạnh đó công tác thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn nên chưa hình thành các sản phẩm chủ lực, quy mô lớn có hiệu quả.
Khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung có nền kinh tế hàng hóa phát triển chậm, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp.
Mặt khác, dân số tăng nhanh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, gây ra sức ép đối với ngành y tế, việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng cũng không được đảm bảo.
Về chất lượng:
Trình độ dân trí trong nhân dân Nghệ An hiện nay còn rất thấp. Tỷ lệ mù chữ vẫn còn cao và có nguy cơ một bộ phận nhân dân có xu hướng tái mù
chữ, nhất là các huyện vùng núi: Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương… là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, chất lượng giáo dục ở Nghệ An hiện nay còn nhiều bất cập, vừa lạc hậu về nội dung, phương pháp lại không đồng đều giữa các địa phương. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 20011 - 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các trường chênh lệch nhau rất nhiều. Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm tỉnh: Vinh 33 cơ sở, Cửa Lò 3 cơ sở. Quy mô dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu lao động thị trường, chất lượng dạy nghề chưa cao. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề còn nhỏ, manh mún. Công tác xã hội hóa trong dạy nghề còn gặp nhiều khó khăn. Chưa đào tạo đón đầu một số ngành nghề lớn, yêu cầu cao trong tương lai.
Hiện nay điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ở tỉnh Nghệ An còn thiếu so với yêu cầu. Một số nơi vẫn còn phòng học tạm, phòng học không đúng quy cách, phòng học cấp 4 hết thời gian sử dụng. Hệ thống thư viện nhà trường, đồ dùng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập, các thiết bị dụng cụ giáo dục thể chất… còn thiếu và lạc hậu, đặc biệt là các phương tiện, đồ dùng dạy học theo phương pháp hiện đại như: máy tính, máy chiếu… làm ảnh hưởng đến việc đổi mới giáo dục hiện nay và hạn chế chất lượng giáo dục toàn diện. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy và công tác; chưa tích cực học tập, cập nhật kiến thức, không giữ được phẩm chất đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành. Những bất cấp trong ngành GD - ĐT ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện nguồn lực con người Nghệ An.
Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của lực lượng lao động rất thấp, như trình bày ở trên thì chỉ có 59,1% lao động đã qua đào tạo, còn 40,9% lao động chưa qua đào tạo. Mặt khác, số lao động đã qua đào tạo hiện nay nhiều khi chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu của công việc. Tỷ lệ lực lượng lao
động qua đào tạo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Lao động được đào tạo nghề chủ yếu tập trung vào các ngành nghề thuộc công nghiệp, dịch vụ như sữa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện tử, gò hàn trong khi số lao động được đào tạo về các ngành nghề đang thiếu lao động có kỹ năng như chế biến nông sản, trồng trọt, chăn nuôi lại quá ít. Thực trạng đội ngũ lực lượng lao động của tỉnh về cơ bản số chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn cao, cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số chuyên ngành còn thiếu trầm trọng như ngành y, thợ kỹ thuật, chuyên gia quản lý kinh tế bậc cao… Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh đang diễn ra tình trạng lao động theo trình độ đào tạo còn nhiều bất cập về cơ cấu, trình độ đào tạo chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ cấp và lao động đơn giản. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện của tỉnh. Nhiều ngành kinh tế đang thiếu lao động kỹ thuật bậc cao như: Vật liệu xây dựng, kỹ thuật nông nghiệp và máy nông nghiệp, thủy điện, đóng tàu, dệt may công nghiệp và thời trang… Chất lượng đào tạo hầu như mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất nhỏ, đơn chiếc.
Công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực con người của tỉnh còn chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu cầu của thời kỳ đổi mới. Điều này thể hiện rõ trên các mặt như: Đào tạo thiếu quy hoạch, tự phát, quy mô đào tạo nhỏ, phân tán, đầu tư ít. Với bất cập đó dẫn đến đội ngũ công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề thiếu nhưng thừa lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đang không có việc làm. Vì vậy tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là phổ biến và kéo dài, gây nhiều khó khăn cho người lao động cũng như cho các doanh nghiệp. Mặt khác, vẫn còn có tới khoảng 10% lãnh đạo cấp cơ sở chưa đạt chuẩn về trình độ học vấn chủ yếu tập trung ở đội ngũ lãnh đạo cấp xã. Số cán bộ cơ sở có trình độ sơ cấp lý luận chính trị và chưa qua đào tạo lý luận chính trị cũng còn khá cao
chiếm 53%, 68% số lãnh đạo cơ sở chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, 88,2% chưa có chứng chỉ ngoại ngữ và 63% chưa có chứng chỉ tin học [64, tr.25]. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghệ An còn khá thấp. Phần lớn các doanh nghiệp đều không có sự phân biệt giữa chức năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược của chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý việc vận hành hàng ngày của người quản lý. Vì vậy hoạt động mang tính ứng phó với thị trường, chủ yếu thực hiện mục tiêu ngắn hạn, nhằm vào lợi nhuận trước mắt.
Về thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động
Nhìn chung mức thu nhập của người Nghệ An còn rất thấp. Với mức lương bình quân là 1156 đồng/tháng [14]. GDP/người theo giá thực tế Nghệ An chỉ bằng 66,2% của cả nước. Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao, năm 2011 là 2,9%, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp không thường xuyên (do thiếu việc làm) còn rất cao. Trong đó, Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,55%. Ở các nhóm tuổi tỷ lệ thiếu việc làm cũng khác nhau. Nhóm tuổi thiếu việc làm lớn nhất là nhóm tuổi 15 - 24, chiếm 65%. Thiếu việc làm không chỉ ở nông thôn thành thị mà còn thiếu việc làm ở các nhóm ngành kinh tế khác. Nhận thức của một số ngành địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về nguồn lực con người, về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn nhiều hạn chế.
Tình trạng thiếu việc làm tác động lớn đến vấn đề kinh tế - xã hội, nó là ghánh nặng đè lên vai xã hội và gia đình. Thiếu việc làm và thất nghiệp còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp có thể đạt được trong quá trình lao động. Đồng thời, đối với người đã được đào tạo thì thiếu việc làm và thất nghiệp sẽ làm hao mòn, mất đi kiến thức, trình độ tay nghề vốn có. Hậu quả thiếu việc làm và thất nghiệp có thể dẫn tới nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển
nhân cách con người. Vì vậy đòi hỏi cần phải có giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người dân.
Về cơ chế chính sách sử dụng nguồn lực con người
Công tác phân công cán bộ còn nhiều hạn chế. Việc phân công, bố trí cán bộ chưa căn cứ vào nhu cầu công việc, còn nặng về giải quyết nhân sự. Chính sách thu hút cán bộ, thu hút nhân tài chậm ban hành, dẫn đến xảy ra hiện tượng chảy chất xám ra ngoại tỉnh. Điều này thực sự gây khó khăn cho Nghệ An khi bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, công tác quản lý, chỉ đạo, tham mưu, phối hợp các lực lượng xã hội của một số cơ sở giáo dục, một số trường còn nặng về tính chất hành chính, chưa thực sự toàn diện, chạy theo hình thức. Chưa làm tốt công tác hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển y tế một cách đầy đủ, lâu dài nên việc quy hoạch mạng lưới, quy hoạch đội ngũ, việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng chưa ngang tầm, chưa đúng mức. Hiệu quả tác động của các chính sách tới chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số Nghệ An còn hạn chế và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích do nhiều đầu mối quản lý nên vừa làm phân tán nguồn lực vừa gây khó khăn cho khâu triển khai thực hiện. Chính sách thu hút nhân lực chưa đủ mạnh, việc thu hút, giữ chân người tài chưa hiệu quả. Môi trường làm việc, cơ chế sử dụng, đãi ngộ còn nhiều bất cập nên chưa thu hút một bộ phận con em Nghệ An học tập thành tài, kinh doanh thành đạt về quê hương làm việc.
Nói tóm lại bên cạnh những thành tựu mà Nghệ An đã đạt được thì tỉnh nhà vẫn còn rất nhiều những vấn đề hạn chế và bất cập cần có giải pháp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đễn những hạn chế đó.
Những nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế, bất cập trong việc phát huy nguồn lực con người Nghệ An có nhiều nguyên nhân:
Trước hết, là do dân số đông, đứng thứ tư cả nước. Là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, với điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, tốc độ tăng dân số nhanh qua các năm. Những nguyên nhân này cũng đã tạo ra áp lực rất lớn cho Nghệ An khi giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong đó có vấn đề sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người.
Mặt khác, ở Nghệ An hiện nay dân số đông nhưng lại phân bố không hợp lý, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, thành thị, còn thưa thớt ở miền núi. Sự phân bố này gây khó khăn rất nhiều cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Không chỉ có thế mà sự phân bố dân cư và lao động không đều, nơi thì dân cư và lao động quá nhiều, nơi lại thiếu dẫn đến việc đề ra chính sách để phát triển đồng bộ cho các vùng rất khó đối với các nhà quản lý.
Thứ hai, do nền kinh tế khủng hoảng chung cả nước, do diễn biến bất thường của nền kinh tế thế giới và trong nước: Lạm phát, suy giảm kinh tế…, nền kinh tế Nghệ An còn ở trình độ chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Thu nhập bình quân đầu người thấp so với khu vực và so với cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH diễn ra còn chậm; sự giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP vẫn chậm. Do đó, ngành công nghiệp và dịch vụ mặc dù tăng nhưng không đáng kể. Công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các ngành cũng rất chậm. Nhiều tiềm năng về các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh còn chưa được khai thác một cách triệt để, nhất là nguồn lực con người.
Ba là, Nghệ An dân số đông, lực lượng lao động dồi dào nên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động dã và đang đặt ra nhiều vấn đề gay gắt mà Nghệ An phải đối mặt.
Bốn là, Nghệ An tiến hành CNH, HĐH trong hoàn cảnh tỉnh còn nghèo, trình độ phát triển còn thấp và nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, vì vậy đời sống nhân dân chưa được nâng cao. Những yếu kếm đó ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển nguồn lực con người Nghệ An.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, những bất cập trong giáo dục đã nêu trong phần hạn chế cũng