2.3.3.1. Thiết bị sử dụng
- Bàn rung tần số 50-60 Hz, biên độ 0,5 ± 0,1 mm, có gá để gắn chặt khuôn với bàn rung.
- Khuôn đúc phù hợp với TCVN 3105:1993 có hình dạng và kích thước theo bảng 2.12.
- Đĩa sắt gia tải ép trên mặt hỗn hợp bê tông cho hai loại khuôn hình trụ và khuôn lập phương, có tổng khối lượng sao cho tạo ra áp suất bằng 0,0049 MPa.
- Thanh sắt tròn trơn, đường kính 16 mm, dài 600 mm, hai đầu múp tròn.
-27-
Bảng 2.12. Chỉ tiêu cần xác định và hình dáng, kích thước viên mẫu
Chỉ tiêu cần xác định Hình dáng viên mẫu Kích thước mẫu, mm
Cường độ nén Lập phương a = 150
Độ chống thấm nước Hình trụ d = h = 150
2.3.3.2. Lấy mẫu
Hỗn hợp bê tông dùng để đúc mẫu được lấy theo TCVN 3105 : 1993.
2.3.3.3. Đúc mẫu
+ Đúc mẫu bằng khuôn trụ: Đặt khuôn hình trụ D 150 x H 150 mm lên
bàn rung và bắt chặt khuôn vào bàn rung bằng các bu lông hãm. Cho hỗn hợp bê tông đã trộn sẵn theo thiết kế ở mục 2.2 vào khuôn thành 3 lớp, dùng thanh thép tròn (d =16 mm) đầm 25 lần. Sau khi đầm xong lớp thứ nhất, đặt quả gia tải vào khuôn cho bàn rung làm việc. Rung cho đến khi hồ xi măng xuất hiện trên bề mặt bê tông thì dừng lại. Dùng thanh thép cạo lớp hồ trên mặt lớp bê tông đã đầm để tạo nhám và tiếp tục đổ lớp bê tông tiếp theo rồi dùng thanh thép đầm tiếp 25 lần và lại cho bàn rung làm việc cho đến khi nổi hồ xi măng lên bề mặt. Lại dùng thanh thép cạo bề mặt làm nhám rồi đổ lớp bê tông cuối cùng. Lượng hỗn hợp bê tông lần thứ ba cho vào khuôn sao cho sau khi đầm bằng gia tải xong, mặt hỗn hợp bê tông còn cách miệng khuôn từ 1 đến 2 mm đủ để phủ một lớp hồ xi măng làm phẳng đầu mẫu.
Cách làm phẳng đầu mẫu trụ sau khi đúc (đối với bê tông đầm lăn) như sau: Trộn hồ xi măng đặc (tỷ lệ N/X = 0,27 đến 0,29). Sau khoảng 2 đến 3 giờ, chờ cho mặt mẫu se lại và hồ xi măng đã co ngót sơ bộ, trộn lại hồ xi măng sau đó phủ hồ xi măng lên đầu mẫu. Sử dụng tấm kính hoặc tấm thép phẳng để làm phẳng nẵn đầu mẫu.
+ Đúc mẫu bằng khuôn hình lập phương: Đặt khuôn hình lập phương
-28-
bằng các bu lông hãm. Cho hỗn hợp bê tông vào khuôn thành 2 lớp, dùng thanh thép tròn đầm 25 lần. Sau khi đầm xong lớp thứ nhất, đặt quả gia tải vào khuôn và cho bàn rung làm việc. Rung đến khi nào hồ xi măng xuất hiện xung quanh quả gia tải . Dừng đầm rung, bỏ quả gia tải ra ngoài, dùng thanh thép cạo hồ trên mặt lớp thứ nhất để tạo nhám. Đặt khúc nối khuôn lên miệng khuôn, đổ lớp hỗn hợp bê tông thứ hai cao hơn miệng khuôn từ 1 đến 2 cm nhưng vẫn thấp hơn miếng nối khuôn. Dùng thanh thép tròn chọc 25 lần rồi đặt quả gia tải cho bàn rung làm việc cho đến khi hồ xi măng xuất hiện xung quanh quả gia tải. Lượng hỗn hợp bê tông cho vào lớp thứ 2 sao cho sau khi đầm rung xong, mặt lớp cuối cùng vừa bằng mặt khuôn.
Trong quá trình đúc mẫu, để cho việc đúc mẫu ở lớp cuối cùng một cách dễ dàng, có thể lắp thêm phần nối dài khuôn cao 40 đến 50 mm để dẫn hướng cho quả gia tải.