Thực hành làm đồ chơi có chủ đề

Một phần của tài liệu Giáo trình làm đồ chơi (Trang 40)

- Đồ chơi học tập giúp trẻ biết tự đánh giá kết quả theo nhiệm vụ và yêu cầu của

3.3Thực hành làm đồ chơi có chủ đề

3.3.1. Hướng dẫn làm đồ chơi mô tả hình tượng.

* Dụng cụ và vật liệu.

- Kéo: Cắt vải, loại cắt giấy.

41 - Kim may: May rối bằng vải.

- Bút lông: Loại đầu nhỏ để vẽ nét mặt, loại to để vẽ cảnh. - Thƣớc kẻ, thƣớc kẻ hình tròn để vẽ hình tròn nhiều cỡ. - Compas: Vẽ hình tròn.

- Đồ bấm kim đóng sách: Để bấm con rối bằng giấy. - Bút chì, bút màu các loại.

- Dao cắt giấy, lƣỡi dao lam.

- Kim cúc: Có loại đầu kim có nhiều màu, để gắn mắt. - Nút: Để làm mắt các con vật.

- Keo dán, băng keotrong.

- Giấy bìa cứng: Giấy mỏng để làm con rối bằng bìa. - Chỉ len nhiều màu, bông gòn, nhồi đầu rối.

* Cách làm Rối dẹt. a. Cấu tạo.

Rối dẹt đƣợc làm bằng bìa, tạo hình theo một chiều nhất định của hình dáng vật. Rối dẹt cử động đƣợc nhờ các chốt, khớp chuyển động ở tay, chân, cổ đƣợc nối vào thân bằng dây chỉ sợi, đinh đóng sách, rối dùng que để điều khiển.

Con rối là thế phẳng nên hình tƣợng các nhân vật để ngƣời xem ở hai mặt trƣớc và sau, rối dẹt chuyển động trên sân khấu đơn điệu, do đó hạn chế khi biểu diễn.

Rối dẹt có thể sử dụng bằng tranh ảnh cắt ra rồi dán vào bìa, vì vậy hình tƣợng không đƣợc cách điệu nên không rõ chất múa rối.

b. Cách làm.

 Cách làm 1 (h1): Sử dụng que điều khiển con rối.

- Tùy thuộc vào nhân vật để sử dụng bìa to nhỏ khác nhau, màu sắc phải hợp với đặc điểm của nhân vật. Cũng có thể may trang phục bằng vải để làm nhân vật sinh động hơn.

42

CÁCH LÀM RỐI DẸT

- Đầu và mình vẽ liền nhau (h1). - Vẽ tay (2 tay) rời nhau.

- Vẽ chân (2 chân) rời nhau.

- Cắt rời từng bộ phận, dùng giấy để trang trí hoặc sử dụng màu để vẽ cho hù hợp với nhân vật.

- Lắp ráp các bộ phận chân, tay và thân bằng cách cùng chỉ xuyên qua nối thêm với tay, chân rồi buộc lại.

- Dùng que gắn vào bàn tay để điều khiển con rối.

 Cách làm 2: Sử dụng dây để điều khiển con rối. - In mẫu lên bìa hoặc giấy các tông.

- Phần đầu một miếng. - Phần tay hai miếng. - Phần chân hai miếng. - Phần áo hai miếng.

- Dùng giấy màu cắt dán lên hoặc sử dụng kỹ thuật vẽ để trang trí (mặt, quần áo...) mặt phía trƣớc và phía sau vẽ giống nhau (dùng để sử dụng hai bên.

43 - Ráp các bộ phận của ngƣời.

Dùng dùi hoặc kim bằng dùi các lỗ ở thân, tay, chân, cổ.

Nối hai tay, hai chân bằng sợi dây để sao cho khoảng cách giữa hai tay, hai chân vừa khớp khi lắp ráp vào thân.

Nối tay chân, thân, đầu: Dùng dây chỉ xuyên qua các lỗ, nối thân, đầu, tay, chân rồi nối hai đầu với nhau.

- Buộc hệ thống dây điều khiển con rối.

- Dùng sợi dây to buộc vào giữa sợi dây nối ngang chân và tay. Khi ké dây tay, chân con rối chuyển động đƣợc (h2).

- Miếng áo còn lại gắn vào miếng áo 1 để che phần dây bên trong.

- Miếng a là miến bìa dày gấp 3 lần, ở hai bên áo để có khoảng rỗng cho sợi dây chuyển động dễ dàng.

3.3.2. Hướng dẫn làm rối tay.

a. Tạo mẫu rối người bằng vải.

Đầu rối ngƣời:

 Cách 1:

- Tạo miếng bìa hình tròn có đƣờng kính 10cm.

- Đặt miếng bìa hình trong trên vải để cắt hai hình tròn làm đầu. + Một miếng làm mặt chọn vải màu hồng nhạt.

44 Với cách 1: Nên dùng loại vải dệt kim (hay vải thun) dùng để làm mặt, loại này có sự co giãn vì vậy sẽ tạo đƣợc khuôn mặt có hai khối cầu.

- Nếu dùng vải katê để tạo mặt phải thêm hai chiết ly. + Một ở trên đầu.

+ Một ở dƣới cổ.

- Ráp hai miếng hình tròn, khâu mũi đột kép hoặc may bằng máy.

AB = 4 - 5cm làm phần cổ và chổ nhồi bông.

Lƣu ý: Trƣớc khi lộn mặt phải, phải dùng kéo bấm xung quang đƣờng viền sẽ giúp cho đƣờng may sẽ êm hơn.

- Cách nhồi bông: Xé tơi bông, nhồi từng ít một, vừa nhồi vừa nặn đến khi khối cầu cân đối.

 Cách 2:

- Vẽ lên miếng bìa hình tròn có đƣờng kính 10cm. - Kẻ hai đƣờng AB, CD vuông góc với nhau. - Chia đƣờng kính CD thành 6 phần bằng nhau. - Trên đƣờng AB kéo dài hai điểm A, B.

Ta có đoạn: AA1 = 1,5cm.

BB1 = 1,5cm.

- Lƣợn trong dần các điểm A1CB1.

45 - Can 4 mẫu hình ACB1I lên vải (hai miếng làm mặt, hai miếng làm nửa phần sau của cái đầu, phải cắt chéo canh vải).

- Khâu ráp từng cặ trên đƣờng A1IB1 là đƣờng nối giữa mặt ta đƣợc một miếng hình tròn làm mặt và một miếng phía sau làm nửa đầu.

- Cách tạo mẫu đầu rối ngƣời 4 mảnh sẽ có khuôn mặt có khối tròn và đen. - Cách ráp đầu và nhồi bông giống cách 1.

* Phần cổ: Dùng hai miếng vải hình tam giác cân có cạnh đáy BC = 5cm = phần cổ đầu con rối.

- Chiều cao AH = dài ngón tay trỏ + 1cm cử động. - Nối AB, AC ta đƣợc tam giác cân ABC.

Đặt hai miếng tam giác trùng nhau, khâu đoạn thẳng AB, AC ta đƣợc khối hình tròn đó là phần cổ.

- Lồng phần cổ vào trong đầu con rối, khâu vắt phần cổ của đầu con rối, với đáy hình tam giác để giữ cho bông không rơi ra ngoài và cũng là nơi để ngón tay trỏ điều khiển con rối.

* Tạo nét mặt, tóc và áo con rối.

+ Tạo nét mặt: Các nét mặt khi tạp ra phải thể hiện đƣợc những nét đặc trƣng để biểu thị tính cách nhân vật nh vui, buồn, hiền, ác, lo sợ, nam, nữ, già, trẻ.

46 * Mắt rối ngƣời:

Mắt có dạng dài hình bán nguyệt hay tròn có tỷ lệ là chiều dài của mắt bằng 1/5 bề ngang khuôn mặt khoảng cách hai mắt bằng chiều dài một mắt. Con ngƣơi mắt bằng 1/3 mắt.

47 - Mắt ngƣời lớn nằm trên đƣờng ngang chia đôi khối cầu mũi trẻ em có thể là tƣợng trƣng bằng một chấm nhỏ.

- Tạo hình mắt, miệng bằng kỹ thuật vẽ trực tiếp lên trên mặt con rối hay cắt dán bằng vải hoặc sử dụng nút đen để làm mắt.

Riêng những nhân vật ông, bà già, ông tiên phải thêm một vài chi tiết đặc trƣng riêng.

- Ông già: Có thêm bộ râu, tóc trắng, đeo kính, có những nét nhăn trên trán. - Bà già: Tóc trắng, gắn thêm hai gò má để tạo khuôn mặt có má hóp vào. - Ông tiên: Có bộ tóc và râu trắng dài (có thể làm bằng dây ni lon trắng tƣớc nhỏ đƣợc buộc vào đoạn dây thép rồi gắn vào miệng để tạo bộ râu cho ông tiên).

* Tóc:

Có thể dùng nhiều vật liệu để làm cho con rối ngƣời bông gòn, lông thú nhân tạo, giấy trắng, giấy dúm, sợi nilon, vải dạ, len, sợi chỉ thêu và đƣợc gắn bằng kéo. Cũng có thể làm con rối đội mũ hay trùm khăn không cần làm tóc.

* Tóc bằng giấy (h1):

Cắt giấy bằng sợi nhỏ cuốn trong quanh cây viết làm tóc quăn hay thắt bím hoặc dùng lƣỡi kéo vuốt cong cho đến khi cuốn hết.

Trƣớc khi dán sợi giây cuốn cong, lấy một miếng giấy phủ lên đỉnh đầu (màu giấy giống màu tóc). Dán các sợi tóc uốn cong lên miếng giấy.

Khi làm kiểu tóc mái, cắt giấy thành sợi dán lên đỉnh đầu. Sau đó tỉa thành độ dài thích hợp.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đàm Hồng Quỳnh, (2003), Tự làm đồ chơi gấp hình, NXBGD.

[2]. Trần Tế, (1997), Làm đồ chơi bằng củ quả, NXBGD.

Một phần của tài liệu Giáo trình làm đồ chơi (Trang 40)