Soạn giáo án, tổ chức hoạt động học trong bài cụ thể

Một phần của tài liệu Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 2,3 (Trang 29 - 33)

1.2.1.1. Một số kỹ năng cần lưu ý khi tổ chức dạy học ở tiểu học 1.2.1.1.1. Hình thành kỹ năng tổ chức dạy học môn Toán ở tiểu học

Đánh giá việc tổ chức giảng dạy một tiết Toán dựa trên các tiêu chí sau: - Các kiến thức, kỹ năng chuyên biệt

+ Đảm bảo đúng quy trình tiết dạy, thể hiện đúng tinh thần của giáo án đã chuẩn bị.

+ Nắm chắc kiến thức Toán học cần truyền đạt, đảm bảo chuyển tải chính xác, đầy đủ có trọng tâm đến học sinh.

+ Sử dụng phong phú các phương pháp dạy học, vừa đảm bảo phù hợp với nội dung, đúng đặc thù bộ môn Toán, vừa nâng cao tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Tổ chức các hoạt động dạy học có trọng tâm, uyển chuyển, linh hoạt, thu hút học sinh trong lớp tham gia, gây được hứng thú học tập cho học sinh.

+ Kĩ năng đặt câu hỏi: rõ ràng, dễ hiểu, kích thích sự phát triển tư duy cho học sinh. Câu hỏi có tính khái quát, tránh vụn vặt, rườm rà, tối nghĩa.

+ Kĩ năng thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học: đúng lúc, đúng chỗ có hiệu quả, đảm bảo tính khoa học và tính thẩm mỹ.

+ Kĩ năng đánh giá và khuyến khích học sinh tham gia đánh giá và tự đánh giá.

- Các kĩ năng nghiệp vụ

+ Kĩ năng trình bày bảng: Khoa học, chữ viết đẹp, rõ ràng. + Kĩ năng xử lí tình huống nảy sinh trong tiết dạy.

+ Bao quát lớp.

+ Giao lưu giữa giáo viên và học sinh.

+ Tác phong lên lớp đĩnh đạc, tự tin, ngôn ngữ trong sáng. 1.2.1.1.2. Kĩ năng tổ chức dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.

- Kĩ năng tổ chức, quan lí lớp học. Yêu cầu: tất cả học sinh phải được tham gia vào bài học với sự tập trung, hứng thú.

- Kĩ năng dạy hoc

+ Đảm bảo đúng quy trình của môn học, bài học.

+ Nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học; đảm bảo truyền thụ đúng, đủ, trọng tâm và có tính phát triển.

+ Sử dụng phong phú các biện pháp, hình thức dạy học, đảm bảo theo đúng quy trình, phù hợp với nội dung bài học; đảm bảo dạy học tập trung vào học sinh, học sinh là nhân vật trung tâm của giờ học; giáo viên thiên về gợi mở hơn là truyền thụ tri thức. Trong khi sử dụng các phương pháp dạy học, cần đặc biệt chú ý đến đặc thù của từng phân môn, đảm bảo đúng tiến trình giờ dạy.

+ Kĩ năng tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia: thu hút được sự chú ý của học sinh; các hoạt động phải phù hợp với nội dung học cũng như đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

+ Kĩ năng đặt câu hỏi: đảm bảo tính khái quát, tính khoa học, tính sư phạm, tính vừa sức, tính thẩm mỹ kích thích sự phát triển tư duy của học sinh...

+ Kĩ năng tạo tình huống và xử lí tình huống: mang tính sư phạm, tính giáo dục.

+ Kĩ năng trình bày bảng: trình bày bảng khoa học, chữ viết đẹp, rõ ràng. + Sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí.

+ Ngôn ngữ giảng bài: bảo đảm to, rõ ràng, truyền cảm, mẫu mực; cần có những câu nói khuyến khích, động viên học sinh nói, trả lời và sôi nổi hoạt động, tạo sự hưng phấn học tập cho học sinh.

+ Cần có sự giao lưu giữa thầy và trò; thực hiện dạy học tương tác và bảo đảm tính phân hoá trong dạy học.

+ Cần có sự khắc sâu kiến thức trọng tâm, mở rộng kiến thức bài học.

+ Kĩ năng đánh giá: cần phối hợp có sự đánh giá giữa thầy và trò, khuyến khích học sinh tự đánh giá.

+ Tác phong lên lớp: tự tin, tự nhiên, đĩnh đạc, gần gũi, thân thiện với học sinh.

1.2.1.1.3. Kĩ năng tổ chức dạy học các môn về tự nhiên và xã hội ở tiểu học Dạy học các mô về tự nhiên và xã hội ở tiểu học đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Đảm bảo đúng quy trình, đúng phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn.

+ Đảm bảo truyền đạt chính xác, đầy đủ kiến thức trọng tâm cho học sinh. + Phối hợp sử dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, gây được hứng thú cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Học sinh học sôi nổi, tích cực đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, có khả năng vận dụng những tri thức thực tế nhằm xây dựng bài học.

+ Sử dụng đồ dùng dạy học: đúng lúc, đúng chỗ, có hiệu quả, đảm bảo trong các môn học về tự nhiên và xã hội.

- Các kĩ năng nghiệp vụ

+ Kĩ năng trình bày bảng: khoa học, chữ viết đẹp, rõ ràng. + Kĩ năng xử lí tình huống nảy sinh trong tiết dạy.

+ Bao quát lớp.

+ Giao lưu giũa giáo viên và học sinh.

+ Tác phong lên lớp đĩnh đặc, tự tin, ngôn ngữ trong sáng. 1.2.1.1.4. Kĩ năng tổ chức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Tổ chức một tiết dạy môn đạo đức cần quan tâm đến những vấn đề sau: - Kĩ năng tổ chức, quản lí lớp học:

Yêu cầu: Tất cả học sinh phải được tham gia vào bài học với sự tập trung, hứng thú.

- Kĩ năng dạy học

+ Đảm bào đúng quy trình môn học, bài học.

+ Nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học đảm bảo truyền thụ đúng, đủ, trọng tâm và có tính phát triển.

+ Sử dụng phong phú các biện pháp, hình thức dạy học, đảm bảo theo đúng quy trình, phù hợp với nội dung học; đảm bảo dạy học tập trung vào học sinh, học sinh là nhân vật trung tâm của giờ học. Giáo viên thiên về gợi mở hơn hơn là truyền thụ tri thức.

+ Kĩ năng đặt câu hỏi: đảm bảo tính khái quát, tính khoa học, tính sư phạm, tính vừa sức, tính thẩm mỹ, kích thích sự phát triển tư duy của học sinh.

+ Kĩ năng tạo tình huống và xử lí tình huống mang tính sư phạm, tính giáo dục.

+ Kĩ năng trình bày bảng: trình bày khoa học, chữ viết đẹp, rõ ràng. + Sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí.

+ Ngôn ngữ giảng bài: bảo đảm to, rõ ràng, truyền cảm, mẫu mực; Cần có những câu nói khuyến khích, động viên học sinh nói, trả lời và sôi nổi hoạt động, tạo sự hưng phấn học tập cho học sinh.

+ Cần có sự giao lưu giữa thầy và trò, thực hiện dạy học tương tác và đảm bảo tính phân hoá trong dạy học.

+ Cần có sự khắc sâu kiến thức trọng tâm, mở rộng kiến thức bài học.

+ Kĩ năng đánh giá: cần phối hợp có sự đánh giá giữa thầy và trò, khuyến khích học sinh tự đánh giá.

+ Tác phong lên lớp: Tự tin, tự nhiên, đĩnh đạc, gần gũi, thân thiện với học sinh.

1.2.1.1.5. Kĩ năng tổ chức dạy học môn Thủ công - Kĩ thuật ở tiểu học

- Trong một tiết dạy môn Thủ công - Kĩ thuật, hoạt động tổ chức cho học sinh thực hành là hoạt động trọng tâm của mỗi bài học. Vì đây là hoạt động nhằm làm cho học sinh hiểu và làm theo đúng quy trình, rèn kĩ năng thức hành để hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. Đó là yêu cầu có tính nguyên tắc, nhằm giáo dục học sinh ngay từ nhỏ phải có tinh thần trách nhiệm với công việc. Mặt khác, thông qua thực hành giáo dục cho học sinh thói quen ngăn nắp, khoa học và sáng tạo.

- Việc chuẩn bị phương tiện dạy học trong một tiết dạy môn Thủ công - Kĩ thuật có vai trò, tác dụng hết sức quan trọng trong việc hình thành kiến thức cho học sinh. Theo chương trình và SGK mới, các phương tiện dạy học không đơn thuần chỉ dùng để minh hoạ cho bài giảng mà còn là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng trong quá trình dạy học.

Nếu không có đầy đủ các phương tiện dạy học trong một tiết dạy môn Thủ công - Kĩ thuật thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu, hoạt động tổ chức thực hành của học sinh, thậm chí sẽ không hình thành được biểu tượng một cách đầy đủ và chính xác về các sản phẩm cần đạt được.

- Khi thực hành tổ chức dạy giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu cho học sinh của một bài học cụ thể cần chú ý:

+ Giáo viên làm mẫu: Vừa làm vừa kết hợp với lời nói minh hoạ nhằm phát huy khả năng sáng tạo và phối hợp các giác quan của học sinh trong quá trình quan sát.

Một phần của tài liệu Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 2,3 (Trang 29 - 33)