Khu vực nghiên cứu [2]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình tích lũy một số kim loại trong cá chép (cyprinpius carpio) nuôi tại trại quang trung (Trang 33 - 35)

Trại Quang Trung là một trong những khuôn viên của Trƣờng ĐH nông nghiệp Hà Nội. Đó là một trại tƣơng đối rộng nằm tại Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Với diện tích 27 ha nơi đây phát triển mô hình VAC với quy mô rộng lớn. Xen kẽ giữa các khu vực trồng lúa, cây nông nghiệp là các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các ao, hồ thả cá. Ruộng, vƣờn, chuồng trại, nhà cửa chiếm 1/3 diện tích trại (9 ha). Trong đó có một trung tâm giống lợn chất lƣợng cao với quy mô hàng nghìn con mỗi năm, trại chăn nuôi của khoa Chăn nuôi

và nuôi trồng thủy sản, các mô hình VAC với nhiều vật nuôi nhƣ trại nuôi gà, vịt, chim bồ câu, dê, thỏ, lợn ..

Với diện tích mặt nƣớc vô cùng lớn, khoảng 18 ha, ao nuôi gồm chủ yếu cá rô phi Đài Loan, cá chép, ngoài ra còn có cá mè và cá trôi. Sản lƣợng mỗi năm khoảng 80 tấn, trong đó cá chép chiếm 1/3, cá rô phi chiếm 1/3, còn lại là cá mè, trôi và một số loại cá khác. Hàng năm các ao này chịu sự ô nhiễm của thuốc bảo vệ thực vật, nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý triệt để từ các trang trại chăn nuôi trong khu vực và đặc biệt là nguồn ô nhiễm nặng từ nhánh sông Cầu Bây chảy qua khu vực này.

Ao nghiên cứu có diện tích 1,2 ha, chủ yếu là nuôi cá chép 2/3 và cá rô phi 1/3. Cá chép đƣợc thả xuống ao từ 90 ngày tuổi với khối lƣợng trung bình từ 250 – 350 gam/con. Sản lƣợng cả ao là 5 tấn, trong đó có cá chép chiếm 3 tấn. Thức ăn chủ yếu là cám nổi công nghiệp, tháng cuối vỗ béo bằng ngô bung. Ngoài ra, xung quanh ao có 2 dãy chuồng lợn với số lƣợng khoảng 600 con lợn giống từ 10 – 25kg/con nên ƣớc tính mỗi ngày lƣợng phân thải trực tiếp xuống ao là 2 tạ/ngày.

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình tích lũy một số kim loại trong cá chép (cyprinpius carpio) nuôi tại trại quang trung (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)