Nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm

Một phần của tài liệu Tâm lý học sư phạm. và giao tiếp sư phạm ứng dụng. (Trang 39 - 47)

- Sử dụng công cụ trợ giúp giảng dạy thích hợp, hiệu quả (vídụ: bảng, máy chiếu, các bản tin phân phát đi )

4. Nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm

- Diễn tả bằng cử chỉ, hành động, hoạt động. Đi quanh lớp, không chỉ ngồi ở một bàn hoặc chú tâm hết trên bục giảng.

- Thể hiện tính hài hước, tao không khí nhiệt tình sôi nổi.

- Mô tả những kinh nghiệm có liên quan của cá nhân. Cần chú ý về vấn đề được đưa ra. Biểu lộ sự quan tâm đến môn học và giảng dạy.

- Nên mở rộng các ý khác nhau và các điểm

nhấn mạnh. Để sinh viên tự do điền câu hỏi gợi ý của giảng viên, để suy nghĩ độc lập.

- Khuyến khích người học giao tiếp. Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người học và các

quan điểm của người học.

- Nhạy cảm với sự tiến bộ của người học và động cơ thúc đẩy việc học của họ.

- Chỉ ra các vấn đề liên quan đến chủ đề môn học để sinh viên tìm hiểu thêm.

- Hành động khi sinh viên không hứng thú hoặc có vấn đề quá khó. Tạo cho sinh viên cảm giác luôn được đón tiếp nồng hậu –

- Cho sinh viên cơ hội trả lời các câu hỏi. Tiến hành đưa ra các câu hỏi và thu lại câu trả lời với sinh viên.

• Nguyên tắc đồng cảm

• Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

• Nguyên tắc bảo đảm tính mô phạm

• Nguyên tắc thiện ý

• Nguyên tắc vô tư

a/Nguyên tắc đồng cảm

• Đồng cảm tức là trong giao tiếp phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của đối tượng giao tiếp, cùng rung cảm với đối tượng giao tiếp nhằm tạo ra sự đồng pha với đối

tượng. Những biều hiện để nhận biết người giao tiếp đang thực hiện nguyên tắc này đó là:

• GV biết đặt mình vào vị trí của người học để quan tâm, tìm hiểu, năm vững hòan cảnh, điều kiện của mỗi người học cụ thể trong lớp học

• Không giải quyết cứng nhắc, duy ý chí, áp dụng nội quy một cách thuần tuý….

• Quan tâm phản hồi từ người học sau khi đưa ra những tác động sư phạm nhằm điều chỉnh hoặc đề ra những tác động tiếp theo có hiệu quả hơn

b/Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

• Biết phản ảnh các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trung thực…

• Biết lắng nghe, gợi ý, động viên

• Không có hành vi, ngôn ngữ xúc phạm đến người học

• Phương tiên giao tiếp phi ngôn ngữ luôn ở trạng thái cân bằng, chủ động, kiềm chế

c/Nguyên tắc bảo đảm tính mô phạm

• Mẫu mực trong ngôn ngữ, hành vi ứng

xử….Phù hợp với vị trí và đối tượng giao tiếp

• Khoan dung, đĩnh đạc

• Biết tạo ra uy tín trong giao tiếp

d/Nguyên tắc thiện ý trong giao tiếp

• Khi giao tiếp phải tỏ ra tin tưởng và tính đến khả năng giao tiếp của đối tượng

• Làm cho người học cảm thấy hấp dẫn, hứng thú trong giao tiếp

• Công bằng trong giao tiếp, động viên hợp lí

• Trong giao tiếp coi trọng tính “hướng thiện- hành thiện”, trong một số trường hợp có thể phải “tạm ứng niềm tin”. Niềm tin ởtính hướng thiện của con người

e/Nguyên tắc vô tư

• Khi giao tiếp sư phạm, giáo viên không vì lợi ích của bản thân và “thiên lệch” trong giao tiếp hoặc gây thiệt hại cho người học

• Không ghen tị với thành công của đối tượng giao tiếp hay cười cợt, chế diễu sự thất bại của người học

• Mục tiêu cao nhất của giao tiếp sư phạm là mục tiêu giáo dục và hoạt động sư phạm

Một phần của tài liệu Tâm lý học sư phạm. và giao tiếp sư phạm ứng dụng. (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)