- Sau khi phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong SWOT việc phân tích này sẽ không phát huy được tác dụng gì nếu không có những chiến lược giải quyết cho những vấn đề đó. Sau đây là 4 chiến lược căn bản để xây dựng phương hướng giải quyết, trên cơ sở kêt hợp các vấn đề đó lại như sau:
+ Chiến lược S – O Theo đuổi những cơ hội thuộc điểm mạnh của xã Yên Phúc và UBND xã Yên Phúc.
+ Chiến lược W – O Vượt qua những điểm yếu để tận dụng những cơ hội một cách tối đa và hiệu quả.
+ Chiến lược S – T Xác định những lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro thách thức do môi trường bên ngoài gây ra
+ Chiến lược W – T Thiết lập kế hoạch để giảm thiểu rủi ro, thách thức tránh những điểm yếu bị ảnh hưởng hơn từ những yếu tố ngoại cảnh.
3.1.1 Chiến lược S – O
- Mở rộng thị trường bằng cách kết hợp các yếu tố S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3, O4 với nhau để tạo ra phương án như sau:
Như chúng ta đã biết lao động là một mặt của bộ phận nguồn nhân lực phát triển, là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, trong ba yếu tố: Vốn, lao động, công nghệ thì vốn có thể vay được qua các chương trình hỗ trợ việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội, công nghệ có thể mua được, còn lao động sẵn có tại địa phương vậy nên mở rộng thị trường là khả thi.
Căn cứ trên những điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lực. Mở rộng thị trường đó là nghiên cứu phát triển những ngành nghề có tiềm năng phát triển, đầu tư về máy móc trang thiết bị hiện đại,
tận dụng tối đa nguồn lực vốn có, và những lợi thế về giao thông, có thể phát triển vươn ra khỏi địa bàn xã.
- Hướng nghiệp cho người dân: tổ chức các buổi hướng nghiệp giới thiệu việc làm cho người lao động, Đối với những lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), không có điều kiện đi học tập trung, cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ, với những nghề truyền thống của địa phương. Sau khi học xong, cần có sự hỗ trợ về vốn để người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình. Với đối tượng này có thể áp dụng hình thức dạy nghề lưu động, lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, tạo cơ hội cho lao động có nghề.
Đối với lao động còn trẻ, là lực lượng lao động lâu dài của xã hội, cần khuyến khích họ vào học tại các trường và trung tâm dạy nghề, đảm bảo có tay nghề vững, chuyên môn chắc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Các trường dạy nghề có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và đào tạo nghề cho học viên. Bởi vậy, các trường, một mặt, phải nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, mặt khác, chủ động đào tạo nghề thông qua liên doanh, liên kết giữa các trường với cơ sở dạy nghề với nhau, giữa trường dạy nghề với các trường đại học, cao đẳng. Giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và với các trung tâm giáo dục quốc phòng, vừa đào tạo nghề, vừa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, để sau khi tốt nghiệp, hoặc nhận được chứng chỉ nghề, học viên có thể tìm kiếm được việc làm đáp ứng nguyện vọng của bản thân, vừa sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có yêu cầu. Với đối tượng nghèo, không có điều kiện để học nghề, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí học nghề dưới hình thức phù hợp, như cấp thẻ học nghề một lần cho người học viên.
- Xây dựng dự án phát triển thị trường lao động, tổ chức xây dựng kế hoạch và sớm thực hiện cập nhật thông tin biến động cung lao động, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động trên cơ sở đó chủ động tham mưu, đề xuất với huyện về các chính sách hợp lý, đúng đối tượng và phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của UBND xã và cơ quan cấp trên. Mở sàn giao dịch
việc làm tại UBND vào những ngày đầu tuần. Để người lao động nắm rõ tình hình lao động cũng như có thể tìm việc làm tại đây.
3.1.2. Chiến lược W – O
- Cần có sự giúp đỡ chủa các cấp chính quyền trong việc giải quyết và tạo việc làm cho người dân. Trước hết cần có cuộc điều tra tổng thể về tình hình lao động trên địa bàn, về tình hình lao động, việc làm để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết càng cụ thể càng rõ ràng càng tốt.
- Khi đã xác định được các vấn đề cần xác định các ngành nghề cần quan tâm đặc biệt, và liên hệ đầu ra ổn định cho hàng hóa để người dân yên tâm sản xuất. Tiến hành ký hợp đồng mua hàng với các doanh nghiệp, các lò giết mổ, thu mua với số lượng lớn đảm bảo giá cả ổn định. Thành lập các đội nghiên cứu thị trường về nhu cầu, cũng như giá cả chính xác tránh tình trạng giá mua vào thấp bán ra lại cao.
Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống, đi đôi với xây dựng ngành nghề mới, phát triển tiểu – Thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
3.1.3 Chiến lược S – T
Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình trong tất cả các lĩnh vực, các ngành hộ có thể tham gia. Kinh tế hộ đã được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ trong lao động sản xuất hiện nay. Phát triển kinh tế hộ cần hướng vào thúc đẩy các loại hình tổ chức sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ hàng hóa theo mô hình kinh tế trang trại, với quy mô lớn, lợi dụng nguồn lực đông đảo sẵn có trong vùng để cùng tham gia kinh doanh sản xuất , tức là khuyến khích các hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ: như chính sách đất đai, thuế, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp dần sang các ngành nghề như: kinh doanh dịch vụ, nghề mộc, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng…
dục thường xuyên bằng cách hỗ trợ, trao suất quà cho học sinh, sinh viên. Thực hiện xã hội hóa trong việc làm thu hút nguồn nhân lực trong việc đào tạo và phát triển nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận với việc làm. Về thể lực thực hiện chính, đây là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài. Chất lượng nguồn nhân lực thấp chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp khó khăn để khắc phục tình trạng này cần quan tâm, chăm lo đến sức khỏe, hiện nay Đảng và nhà nước tiến hành các chủ trương, chính sách về chăm sóc sức khỏe nhân dân (1989) bảo hiểm y tế …
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, gắn lao động với việc làm ổn định tại xã, hạn chế tình trạng lao động đi làm xa và sinh sống tại đó. Và tình trạng người trong độ tuổi lao động thất nghiệp gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3.1.4 Chiến lược W – T
Phát triển kinh tế tại các Thôn điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn, đầu tư, mở rộng đường giao thông thông suốt dễ dàng cho giao lưu buôn bán hàng hóa.
Liên kết với doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh, giới thiệu lao động vào làm tại các doanh nghiệp có uy tín. Chính sách việc làm cần được thực hiện trong đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trước một bước với các chính sách kinh tế khác. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trường và đi trước, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại xã, nhất là những thôn có tốc độ phát triển cao hơn.
Sớm bổ sung các chính sách việc làm mới, trong đó đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao, như kinh tế nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, kinh tế rừng, và xuất khẩu lao động có kỹ thuật, cũng như khai thác tốt đội ngũ lao động từ nước ngoài trở về sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài.
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm không thể tiến hành trong “ngày một ngày hai” mà cần sự quan tâm, và những cơ chế thực hiện lâu dài và cụ thể. Người thực hiện không ai khác đó là Đảng và Nhà nước người chèo lái đó là UBND, bằng những cách thức tác động tới những đối tượng giúp họ sớn thoát khỏi những tình trạng khó khăn, thất nghiệp, không có việc làm,… để cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Người dân là người chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp vì vậy cần phải chủ động tìm ra con đường đi cho riêng mình, tránh ỷ lại phụ thuộc. Xây dựng, hoạch định các mục tiêu cụ thể, các kế hoạch phương án, tránh rủi ro tới mức tối đa nhất khi tiến hành công việc.
Bài báo cáo này chưa thể nói lên khái quát một cách toàn diện về tình trạng việc làm trên địa bàn xã Yên Phúc, tuy nhiên cũng phần nào nêu lên thực trạng hiện nay không chỉ là xã Yên Phúc nói chung, mà rông hơn là tình trạng chung của lao động nông thôn hiện nay đó là trình độ lao động đây là vấn đề quan trọng làm sao để đào tạo, đào tạo như nào có hiệu quả. Cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền hơn nữa.