Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển khu du lịch Bà Nà.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận tiềm năng du lịch ở bà nà, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 28)

2.5.1. Thuận lợi:

Bà Nà được đánh giá là nơi nghỉ dưỡng tốt nhất, do đó Bà Nà có các mặt thuận lợi sau:

• Không khí trong lành, rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.

• Vị trí gần thành phố Đà Nẵng, chỉ cách trung tâm 30km, đi lại tương đối dễ dàng.

• Có hàng loạt những cao nguyên bé nhỏ, rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

• Quang cảnh lí tưởng, có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn. • Có khí hậu thuận lợi.

• Có nhiều nguồn tài nguyên để phát triển du lịch tham quan…

2.5.2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Bà Nà còn gặp phải những khó khăn sau:

• Các điểm tham quan du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch.

• Các dịch vụ vui chơi, ăn uống còn hạn chế.

• Phương tiện vận chuyển đến các điểm tham quan còn thiếu thốn.

Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển khu du lịch BàNà. Nà.

Để phát triển Bà Nà đúng với tiềm năng và lợi thế của mình, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể như sau:

• Đầu tư, phát triển giao thông, kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước ở một số điểm tham quan trọng điểm, chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp.

• Qui hoạch chi tiết khu du lịch Bà Nà.

• Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ khu vực Bà Nà. • Đẩy mạnh và có kế hoạch cụ thể để triển khai nhanh các dự án đầu tư vào

khu du lịch Bà Nà.

Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như:

• Hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm bùn, khu giải trí.

• Tổ chức các lễ hội truyền thống mang đậm chất văn hóa địa phương một cách thường xuyên với chất lượng tốt.

• Xây dựng các sản phẩm văn hóa du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn cao.

• Đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch mua sắm, giải trí theo hướng đa dạng, mang tính giải trí cao cấp.

• Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Bà Nà.

• Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác phát triển du lịch. • Tổ chức tốt công tác quản lí đầu tư, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an ninh

trật tự tại các khu điểm du lịch.

Trên đây là những định hướng để phát triển khu du lịch Bà Nà đến năm 2020, đưa Bà Nà trở thành thiên đường du lịch của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

3.2. Giải pháp:

• Cần có một qui hoạch tổng theerkhi phát triển du lịch Bà Nà trên cơ sở đảm bảo 3 mục tiêu cơ bản: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế cộng đồng.

• Có chính sách thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên các trường tham quan du lịch. Qua đó, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và tranh thủ các nguồn vốn của tổ chức quốc tế và các đóng góp của các nhà đầu tư vào việc thực hiện các dự án qui hoạch.

3.2.2. Giải pháp về đầu tư và điều kiện lien quan hoạt động du lịch: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các cuộc thi, các buổi hội nghị nhằm tìm ra những ý tưởng mới phục vụ cho phát triển du lịch ở Bà Nà. • Có giải pháp cải tạo tuyến đường chính lên đỉnh Bà Nà tạo điều kiện an toàn

cho du khách.

• Thiết kế logo và slogan nhằm tạo nên thương hiệu riêng cho khu du lịch Bà Nà.

• Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá du lịch.

• Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, hạn chế sự tác động vào tài nguyên rừng.

3.2.3. Giải pháp về giáo dục đào tạo:

• Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch nhằm đảm bảo các kiến thức về du lịch, môi trường, văn hóa bản địa.

• Xây dựng phòng trưng bày giới thiệu tài nguyên sinh vật rừng gắn kết với du lịch sinh thái của các tổ chức trong và ngoài nước. qua đó tạo điều kiện cho cán bộ trẻ giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận tiềm năng du lịch ở bà nà, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 28)