Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay hộ kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn (full) (Trang 33 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay hộ kinh

Mức tăng thu nhập CV HKD = Thu nhập CV HKD – Thu nhập CV HKD kỳ sau kỳ trước

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh

Tốc độ tăng = Thu nhập CV HKD kỳ sau – Thu nhập CV HKD kỳ trước thu nhập CV HKD Thu nhập CV HKD kỳ trước

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay hộ kinh doanh doanh

a. Nhóm các nhân t bên trong ngân hàng

- Định hướng phát triển trong kinh doanh và chính sách tín dụng của ngân hàng: Là điều kiện quyết định để phát triển việc cho vay hộ kinh doanh. Nếu trong kế hoạch phát triển kinh doanh của ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn cũng sẽ ít được quan tâm. Ngược lại, họ sẽ có chiến lược và kế hoạch cụ thể để thu hút các hộ kinh doanh tìm đến ngân hàng mình khi có nhu cầu. Chính sách tín dụng bao gồm các chủ trương, định hướng do hội đồng quản trị đưa ra chi phối hoạt động tín dụng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn. Thông thường chính sách tín dụng gồm có: hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay, cách thức thanh toán nợ...Chính sách tín dụng vạch ra hướng đi và khung tham chiếu cụ thể để xem xét các nhu cầu vay vốn. Vì vậy, những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc phát triển cho vay nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng. Cũng giống như định hướng phát triển trong kinh doanh, nếu cho vay hộ kinh doanh không nằm trong chính sách của ngân hàng thì việc phát triển cho vay hộ kinh doanh sẽ khó có cơ hội phát triển. Ngày nay, khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra gay gắt, các

ngân hàng có chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng từ đó khả năng phát triển cho vay hộ kinh doanh cũng sẽ có cơ hội phát triển.

- Năng lực tài chính của ngân hàng: Được đánh giá dựa trên các yếu tố như vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản. Những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh như có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, tỷ trọng nợ quá hạn thấp, số lượng tài sản thanh khoản nhiều, khả năng huy động vốn trong thời gian ngắn lớn thì có đủ sức để đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm, khi đó việc phát triển cho vay hộ kinh doanh mới có cơ hội

- Quy trình tín dụng: Là hệ thống các bước công việc, những nội dung, những quy trình nghiệp vụ phải tiến hành trong cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi tiếp xúc với khách hàng, chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra sau cho vay cho đến khi thu hồi nợ. Phát triển cho vay phải đi kèm với kiểm soát được rủi ro trong cho vay. Phát triển cho vay hộ kinh doanh có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện đúng các bước trong quy trình tín dụng và phối hợp tốt giữa các bước này.

Chuẩn bị cho vay là một bước rất quan trọng trong quy trình tín dụng. Đây là cơ sở để ngân hàng có quyết định cho vay hay không và cũng là cơ sở để giảm thiểu rủi ro trong khi cho vay nếu nó được thực hiện tốt.

Kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay giúp ngân hàng biết được vốn có được sử dụng đúng mục đích hay không, việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra biện pháp để ngăn ngừa rủi ro xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lượng hoạt động tín dụng, góp phần thúc đẩy

phát triển cho vay hộ kinh doanh.

Thu hồi nợ vay là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của ngân hàng, đảm bảo vốn được thu hồi đầy đủ.

- Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cho vay. Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng về nhiều ngành nghề thì việc tìm kiếm khách hàng sẽ dễ dàng hơn, việc thẩm định khi cho vay chính xác hơn để đưa ra quyết định đúng đắn. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng tốt sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra. Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, là bộ mặt của ngân hàng để thu hút khách hàng, tạo mối quan hệ bền vững từ đó giúp phát triển cho vay

- Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng:

Một ngân hàng được trang bị công nghệ hiện đại sẽ tăng tiện ích cho khách hàng, thuận tiện khi khách hàng giao dịch, các khách hàng sẽ biết đến ngân hàng nhiều hơn. Thêm vào đó còn giảm bớt sự rườm rà trong quy trình giao dịch, các giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến còn giúp ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn khoa học, dễ dàng từ đó tiết kiệm được chi phí nhân công và chi phí quản lý dẫn đến giảm giá thành dịch vụ.

b. Nhóm các nhân t bên ngoài tác động đến Ngân hàng

- Nhân tố thuộc về khách hàng: Khách hàng là điều kiện tiên quyết trong kinh doanh nhất là đối với một tổ chức cung ứng dịch vụ như ngân hàng, khách hàng là người đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Các đặc điểm của khách hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cho vay hộ kinh doanh như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; trình độ chuyên môn; quy mô kinh doanh; khả năng tài chính...Ngoài ra, đạo đức của khách hàng hộ kinh

doanh vay vốn thể hiện độ tín nhiệm của khách hàng được đánh giá trên cơ sở sự sẵn lòng trả nợ, hơn nữa một khách hàng có đầy đủ các điều kiện pháp lý nhưng không có thiện chí trả nợ thì khoản vay đó khó có khả năng hoàn trả. Đây là yếu tố khó xác định nhưng rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải hết sức chú ý khi thẩm định để đi đến quyết định cho vay hay không cho vay. Ngoài ra tài sản đảm bảo của người vay là điều kiện mang tính dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo khoản cho vay được an toàn hơn.

- Tình hình kinh tế vĩ mô: Sự ổn định của kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội để phát triển cho vay hộ kinh doanh. Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định về tiền tệ với các yếu tố như giá cả, lãi suất, lạm phát, tỷ giá sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng yên tâm cho vay vốn, các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh yên tâm với công việc kinh doanh của mình từ đó làm tăng khoản vay ngân hàng.

- Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh: Khuôn khổ của pháp luật tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo công bằng, thuận lợi cho các chủ thể kinh tế. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến những lợi ích cho các bên tham gia vào quan hệ tín dụng. Ngược lại nếu đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát triển cho vay trong đó có cho vay hộ kinh doanh. Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động phát triển cho vay hộ kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và hộ kinh doanh.

Các quy định, chính sách của Ngân hàng nhà nước, của Chính phủ đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cho vay hộ kinh doanh, có thể hạn chế và có thể khuyến khích việc phát triển cho vay hộ kinh doanh.

như thói quen, thị hiếu, trình độ dân trí ... ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng của hộ kinh doanh và cả chính các hộ kinh doanh, từ đó tác động đến việc phát triển cho vay đối với chủ thể này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về hộ kinh doanh và cho vay hộ kinh doanh của các ngân hàng thương mại: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại hộ kinh doanh, vai trò và đặc điểm của cho vay hộ kinh doanh. Quan niệm, sự cần thiết phải phát triển cho vay hộ kinh doanh, nội dung về phát triển cho vay hộ kinh doanh, các tiêu chí phản ánh kết quả của cho vay hộ kinh doanh. Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay hộ kinh doanh.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng mạnh, hộ kinh doanh đang ngày càng khẳng định được vai trò trong nền kinh tế. Dựa trên cơ sở lý thuyết trong chương để giúp ta nhìn nhận, đánh giá phát triển cho vay hộ kinh doanh tại một ngân hàng thương mại cụ thể. Qua đó đề ra các giải pháp phù hợp để phát triển cho vay hộ kinh doanh một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN CHO VAY H KINH DOANH TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN

NÔNG THÔN QUN NGŨ HÀNH SƠN

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo Quyết định số 543/QĐ-NHNo ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997. Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn có trụ sở được đặt tại 470A Lê Văn Hiến – Phường Khuê Mỹ – Quận Ngũ Hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở Chi nhánh Ngân hàng liên xã Hòa Hải, Hòa Quý trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Huyện Hòa Vang (cũ) với tổng nguồn vốn huy động 636 triệu đồng, dư nợ cho vay 2,6 tỷ đồng và các dịch vụ khác chưa được phát triển.

Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn là chi nhánh loại 3 trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến năm 2003, Chi nhánh thực hiện cho vay khắc phục hậu quả lũ lụt năm 1998-1999 với tổng doanh số cho vay 10 tỷ đồng, thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo với doanh số hơn 50 tỷ đồng. Từ năm 2003 thực hiện chia tách Ngân hàng phục vụ người nghèo ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp nên việc cho vay hộ nghèo được bàn giao cho Ngân hàng chính sách xã hội Quận.

Đến cuối năm 2007, tổng dư nợ là 100 tỷ đồng, chiếm 70% thị phần cho vay vốn trên địa bàn và tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh là 200 tỷ đồng, tăng 199,3 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập. Từ năm 2007 trở đi

tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 34%, chiếm 65% thị phần huy động trên địa bàn. Đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn huy động là 849,5 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nguồn tiền gởi từ dân cư chiếm tỷ trọng 84,3%, tổng dư nợ là 269,4 tỷ đồng với dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất với 63,9% trên tổng dư nợ.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

* Chức năng: Theo điều 6 chương I của Quyết định số 1377/QĐ- HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 “V/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Việt Nam” thì chức năng của Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn như sau:

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

* Nhiệm vụ: Theo điều 15 chương I của Quyết định số 1377/QĐ- HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 “V/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Việt Nam” thì nhiệm vụ của Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn như sau:

- Khai thác và nhận tiền gởi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác trong nước và ngoài nước dưới các hình thức tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn và các loại tiền gởi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

- Phát hành chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo

quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp; việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp.

- Thực hiện kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác: Dịch vụ thẻ, két sắt, máy rút tiền tự động, nhận, bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác...

- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các hình thức bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc chi nhánh cấp trên giao.

* Cơ cấu tổ chức: Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn có trụ sở chính tại 470A Lê Văn Hiến – Phường Khuê Mỹ – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng. Chi nhánh gồm có 03 Phòng ban: Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng hành chính. Ngoài ra, Chi nhánh có 02 Phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch là Phòng giao dịch Bắc Mỹ An tại 358

Ngũ Hành Sơn – Phường Mỹ An, Phòng giao dịch Non Nước tại 28 Huyền Trân Công Chúa – Phường Hòa Hải và 01 điểm giao dịch tại Trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt Hàn. Tổng số CBCNV là 33 người trong đó: 25 lao động biên chế và 8 lao động hợp đồng với trình độ của CBCNV thuộc biên chế như sau: Thạc sỹ: 07 cán bộ chiếm tỷ lệ 28%, đại học: 18 cán bộ chiếm tỷ lệ 72%.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn như

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn (full) (Trang 33 - 98)