Phóng sự là môn học có thế nói chiếm nhiều trình nhất so với các môn học khác trong nhà trường và cũng mang lại nhiều thú vị nhất. Thời gian học môn này trên lớp không phải là nhiều nhưng qua các buổi được sụ hướng dẫn của cô giáo và học hỏi ở những người bạn của mình.
Càng đi sâu vào tìm tòi em lại càng cảm thấy phóng sự là môn học nó đòi hỏi người học phải thực sự nghiêm túc biết đào sâu tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khỏi..
Những kiến thức trong giáo trình giúp cho em có một nền tảng chung về phóng sự, từ đó vận dụng vào thực tế, tưởng chừng như phóng sự là dễ viết nhưng nếu như không có kiến thức nền thì thực là khó hiểu, khó viết. Kiến thức trong sách vở giúp chúng ta có thể phân biệt được các thể loại, dạng này với dạng khác để không bị nhầm lẫn. Và các thể loại báo chí cũng chỉ là phượng tiện cho chúng ta truyền tải thông tin đến với người đọc, nó đa dạng và nhiều chiều.
Tuy nhiên, kiến thức trong nhà trường và thực tế ở bên ngoài là một khoảng cách rất lớn và nó đòi hỏi người viết báo phải vận dụng được kiến thức đã học để áp dụng cho thực tế. Bản thân em đôi lúc cảm thấy chán nản, cảm thấy mình không đủ sức để có thể cho ra một đứa con tinh thần tốt, có thể đi và viết.
Trước khi viết một đề tài nào đó cần phải tìm kiếm thông tin và nghiên cứu tài liệu liên quan về đề tài mình viết ở nhà. Khi đến nơi thực tế là khâu cuối cùng và mọi thông tin về đối tượng cơ bản đã có trước.
Như vậy sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu về đối tượng hoặc nhân vật muốn viết. Thông tin có được làm nền và định hướng cho quá trình tìm
hiểu khi đi thực tế. Đồng thời đi thực tế cũng là bước xác nhận những thông tin đã có và tìm những thông tin mới, độc đáo của đối tượng.
Điều mà em cảm nhận sâu sắc nhất trong quá trình học môn phóng sự là mình phải cố gắng rất nhiều, áp lực về thời gian nộp bài để cho mình có động lực để đi và viết, có động lực để mình thoát khỏi cái vỏ của một con ốc. Đôi khi, khi đi viết bài đâu cần mình phải nói với ai đó rằng mình là sinh viên báo, bởi vì đôi khi dấu tên tuổi của mình để hóa thân vào nhân vật hay vấn đề nào đó để mình cảm nhận và đồng cảm thì tốt hơn là giới thiệu mình là ai. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà mình có thể sử lí một cách linh hoạt.
Quá trình đi thực tế là quá trình vận dụng rất nhiều những kĩ năng khác nhau như quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu… để có được những thông tin phục vụ cho bài viết. Vận dụng các thao tác kĩ năng này và thấy mỗi một kĩ năng có thể sử dụng trong những điều kiện khác nhau và giá trị thông tin chúng mang lại cũng không giống nhau. Vì thế nếu biết sử dụng những thông tin này trong bài viết sẽ hay hơn rất nhiều.
Cho sinh viên đi thực tế nhiều đó là một điều hoàn toàn đúng và hợp lí. Bởi vì lí thuyết nhiều quá mà không thực tế thì chỉ là lí thuyết suông. Mỗi lần đi thực tế về nộp bài cho cô, sau đó cùng cả lớp trao đổi và nhận xét bài của nhau. Đó là cách tốt nhất để mỗi sinh viên báo chí hoàn thiện mình dần dần cả về mặt kiến thức nền cũng như kiến thực từ thực tế.
Không có con đường nào dễ dàng, chỉ có y chí vượt lên trên chính mình mới có thể thành công và cũng không có con đường nào thành công mà không gặp khó khăn.
Trong suốt một thời gian học đó, em đã thấy mình lớn hơn và chững chạc hơn nhiều. Mặc dù, những bài viết của em chất Phóng sự chưa được hình thành rõ nét, đôi khi nhầm lẫn. Em mong rằng, các thầy cô ( đặc biệt trong khoa nghiệp vụ) sẽ dần dần giúp cho những sinh viên khẳng định được bản thân mình hơn, hiểu được trách nhiệm của người cầm bút là quan trọng như thế nào.
C. KẾT LUẬN
Từ những kiến thức chung nhất về môn Phóng sự, qua quá trình học hỏi và đi thực tế. Qua phần khảo sát mảng phóng sự trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Có thể thấy, chất lượng báo in càng ngày được nâng cao và có những bài viết sâu sắc hơn, đáp ứng được nhu cầu thông tin cần thiết cho độc giả và gây ra được hiệu ứng xã hội.
Trong tháng 10, báo Nông nghiệp Việt Nam đã đề cập đến những sự kiện , vấn đề quan trọng như Miền trung lũ lụt, tệ nạn xã hội, chân dung
những điển hình trong xã hội.. là một tờ báo ngành nên Nông Nghiệp Việt
Nam luôn luôn lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là giới nhà nông và những bài phóng sự trên báo đều đã bày tỏ được những bức xúc, lên tiếng bảo vệ được quyền lợi của người dân.
Không chỉ báo nông nghiệp mà có thể nói, báo chí Việt Nam đang ngày càng có những bước đi dài hơn cả về lượng và chất.
Những sinh viên học ở các trường chuyên nghiệp về báo chí. Đặc biệt là sinh viên học viện báo chí sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình, xứng đáng là một trường đã nuôi dưỡng những tài năng cho đất nước, luôn luôn rèn luyện những kiến thức cũng như kĩ năng viết báo. Đặc biệt, cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy cô, không chỉ ở môn phóng sự mà còn các môn chuyên ngành khác cũng đã được các thầy cô nhiệt tình giảng dạy.
Báo chí Việt Nam sẽ phát triển và vươn đến đỉnh cao mới, mang lại nguồn thông tin có ích cho xã hội và định hướng xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tác phẩm báo chí ( tập hai) – Học viện báo chí & tuyên truyền, Nxb Lí luận chính trị, 2006
2. phóng sự báo chí – Ts Nguyễn Thị Thoa – Ts Đức Dũng ( chủ biên), Nxb Lí luận chính trị, 2005
3. Jack Hart - Huấn luyện viên của người viết báo ( a Writer’s Coach)
4. Phóng sư từ giảng đường đến trang viết – Huỳnh Dũng Nhân, Nxb Thông Tấn, 2009