Nghĩa, vận dụng trong trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận (các trường phái triết học cổ đại nội dung và ý nghĩa (Trang 32 - 35)

Nghiên cứu triết học cổ đại Hy Lạp cho ta khả năng hiểu biết và khái quát sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại, nắm được những kinh nghiệm của sự nhận thức khoa học, sự hình thành và phát triển của những phương pháp nhận thức khoa học, góp phần xây dựng phương pháp tư duy đúng đắn. Và là cơ sở để ta vận dụng trong thực tiễn.

Thế giới quan

Thông qua lịch sử triết học, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa duy vật đã trãi qua ba hình thái lịch sử cơ bản : Chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng .Chính trong thời Hy – La cổ đại chủ nghĩa duy vật thô sơ mộc mạc đã ra đời, chính nó đã là tiền đề cho các chủ nghĩa duy vật sau nầy . Chủ nghĩa duy vật cổ đại ra đời từ nhu cầu hìnhthành các tri thức khoa học và từ cuộc đấu tranh của bộ phận giai cấp chủ nô dân chủ tiến bộ chống giai cấp chủ nô quý tộc bảo thủ . Mặc dù chủ nghĩa duy vật cổ đại chưa có cơ sở khoa học, chưa đứng vững trước sự tấn công của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo , nhưng đó là bước đầu, tạo điều kiện cho các học thuyết duy vật sau nầy phát triển, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng .

Mặc dù trong thời cổ đại Hy – La , thời đại bị tôn giáo và thần học thống trị nhưng lý luận nhận thức đã có bước phát triển khá mạnh, đặc biệt là từ Arixtôt ông đã thấy được nhận thức là một quá trình : từ cảm tính đến lý tính, từ những cảm giác đơn lẻ đến ngẫu nhiên đến tư duy trưu tượng, từ khái niệm đến phạm trù, quy luật

Phép biện chứng và Logic học

Phép biện chứng cổ đại, mặc dù còn sơ khai , chưa trình bày được hệ thống lý luận như sau nầy nhưng những vấn đề cốt lõi của phép biện chứng đã xuất hiện trong thời cổ đại Hy – La, chính Lê- nin đã nói “Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó là thực chất của phép biện chứng . Điều nầy chúng ta đã thấy xuất hiện ngay từ nhà biện chứng cổ đại Hy lạp là Hêraclit ”

Trong thời cổ đại Hy – La , những vấn đề cơ bản của khoa học Logic học ra đời, Chính Arixtôt là người đã đưa ra những quy luật, những khái niệm, phạm trù, phán đoán, chứng minh ….Mặc dù còn hạn chế nhưng các nội dung cơ bản của khoa học Logic học hình thức đã đặt nền móng cho Môn khoa học Logic sau này.

Quá trình lịch sử lâu dài với không ít những thăng trầm của vùng đất Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và tư tưởng triết học của nó trong đó sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học. Sự xuất hiện của những trí thức khoa học và triết học trong thời kỳ này đã tạo nên một bước ngoặt lớn về nhận thức của con người, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất, những tri thức về khoa học tự nhiên phát triển mạnh, được trình bày trong hệ thống triết học - tự nhiên của các nhà triết học cổ đại, bên cạnh đó, khoa học thời bấy giờ chưa phân ngành nên các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà Toán học, nhà Vật lý học... Từ các yếu tố đó có thể khẳng định rằng, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực tiễn và gắn với khoa học. Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào lúc xã hội này đã phát triển lên chế độ chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ nên nó là hệ tư tưởng, là thế giới quan của giai cấp chủ nô thống trị, đồng thời nó còn là công cụ bảo vệ, duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai cấp khác về mặt tư tưởng. Bên cạnh tính giai cấp rõ rệt đó, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng, đề cao vai trò của con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá. Do là một trong những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân loại hơn nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ sự quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy Lạp cổ đại mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong sự khởi đầu đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học nhân loại.

[1] Ha Thúc Minh, Triết học cổ Hy lạp La mã, nxb. Mũi Cà Mau, 1997. [2]Triết Học , NXB CTQG H Nội, 1999, tr.178

[3] Nguyễn Ngọc Thu - Bùi Văn Mưa, Đại Cương Lịch Sử Triết Học, NXB Tổng Hợp TPHCM, 2003, tr.64.

[4] Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Ty, NXBTH TP. HCM, 2006. [5] Nguyễn Ngọc Thu – Bùi Văn Mưa, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết

Học, nxb, Tổng Hợp TP.HCM, 2002.

[6] Giáo trình Lịch sử Triết học, Học viện Báo chí tuyên truyền - Khoa Triết học xuất bản.

Một phần của tài liệu Tiểu luận (các trường phái triết học cổ đại nội dung và ý nghĩa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w