Phê bình và bảo vệ chủ nghĩa tự do

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tự do cá nhân (Trang 28)

như tư nhân hóa công nghiệp và mở cửa thị trường, điều này khiến các đảng này có thể tạm xếp là tân tự do (de factoneoliberal) và dẫn đến việc mất sự ủng hộ của dân chúng. Ví dụ như nhiều nhà phê bình đã từng phê phán đảng Dân chủ Xã hội Đức và đảng Lao động Anh không tái quốc hữu hóa nền công nghiệp mà lại đi theo đuổi các chính sách tân tự do và do vậy mà sự ủng hộ truyền thống cho các đảng này đã chuyển sang Liên minh Dân chủ iên chúa giáo tại Đức và đảng Dân chủ Tự do tại Anh. Tuy nhiên chính cách “mặc áo sói " này đã khiến đảng Lao động tại Anh chiến thắng một cách ngoạn mục mặc dầu dĩ nhiên vẫn sẽ còn nhiều bất đồng trong đảng giữa các đảng viên lão thành và phe lãnh đạo đảng.

Đôi khi từ tân tự do “Neoliberalism” được dùng để chỉ tất cả các phong trào chống lại chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1970 và 1990. Như chủ nghĩa tân tự do của

atcher,Reagan, vàPinochetchính là bước chuyển từ chính sách xã hội phúc lợi mang tính quan liêu sang chính sách hành động dựa trên năng lực của các cá nhân và dựa trên các mối quan tâm của giới doanh nhân. Trên thực tế các chính phủ này cắt giảm mạnh thuế thu nhập cho đối tượng giàu và cắt ngân sách giáo dục dẫn đến việc vai trò ảnh hưởng của tầng lớp trên và giới doanh nhân ngày càng lớn hơn.[80]

Một số người bảo thủ tự nhận họ là những người kế thừa của chủ nghĩa tự do cổ điển.Jonah Goldbergcủa tờNational Reviewđã tranh luận rằng “phần lớn những người bảo thủ đều gần gũi với các nhà tự do kinh điển hơn là những người tự nhân là tự do cá nhân (libertarians) của tờ Reason vì những người bảo thủ muốn gìn giữ những thể chế cần thiết cho tự do.[81]

Nhiều người bảo thủ còn tự nhận những giá trị tự do chính là của họ khiến cho việc phân tách giữa chủ nghĩa bảo thủ và tự do khá khó khăn.

2.6 Phê bình và bảo vệ chủ nghĩa tự do

Chủ nghĩa tập thểđối lập với chủ nghĩa tự do phản đối việc nhấn mạnh đến quyền cá nhân và thay vào đó họ nhấn mạnh đếntập thểhaycộng đồngtới mức độ mà quyền của cá nhân có thể hoặc sẽ biến mất hoặc bị hủy bỏ.[82] Chủ nghĩa tập thể có thể thấy cả ở phe hữu và phe tả. Về phe tả, tập thể là nhà nước và thường dẫn đến hình thứcchủ nghĩa xã hội nhà nước. Về phe hữu, các phe đối lập bảo thủ và tôn giáo tranh luận rằng tự do cá nhân nếu được hiểu rộng hơn ngữ cảnh trong phạm vi kinh tế nhất định sẽ dẫn tới sự không khác biệt giữa các cá nhân, sự ích kỷ và vô đạo đức. Những người tự do trả lời rằng mục đích của pháp luật không phải là luật hóa đạo đức mà là bảo vệ công dân khỏi bị xâm hại. Tuy nhiên những người bảo thủ lại cho rằng luật pháp trên tinh thần đạo đức chính là để bảo vệ công dân khỏi bị xâm hại.

Các nhà phê bình chống nhà nước của chủ nghĩa tự do nhưchủ nghĩa vô chính phủcho rằng nhà nước là không hợp lẽ cho dù vì bất cứ một lý do gì. Một phê bình mềm mỏng hơn là từchủ nghĩa công xã[83], họ quan niệm trở về với cộng đồng mà không nhất thiết phải hy sinh quyền cá nhân.

Giữa các khác biệt lý thuyết trên thì một số nguyên tắc tự do vẫn còn đang được tranh luận. Và một số còn được duy trì bởi một số phe phái trong khi các phe khác đã từ bỏ chúng. Chính vì có quá trình đang diễn ra như vậy (một số giữ giá trị tự do truyền thống và phản đối những người tự do khác) đã khiến các nhà phê bình cho rằng liệu từ “tự do” có một ý nghĩa nhất quán nào hay không.

Trong bối cảnh chính trị quốc tế, nhân danh nhân “quyền” điều mà chủ nghĩa tự do phấn đấu vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược. Nhiều nhà tự do vẫn ủng hộ chủ nghĩa không can thiệp vì cho rằng như thế là vi phạm chủ quyền của quốc gia khác. Nhưng một số người theo chủ nghĩa liên bang thế giới phê phán chủ nghĩa tự do vì bám chặt lấy học thuyết về chủ quyền quốc gia mà họ cho rằng sẽ không giúp ích gì cả trước họa diệt chủng hay các tội ác lên nhân quyền khác. Những nhà đối lập kinh tế thuộc phe tả phản đối chủ nghĩa tự do kinh tế về quan điểm cho rằng khối tự nhân sẽ hành đồng vì lợi ích tập thể, và chỉ ra nhiều tổn thưởng lên những cá nhân thua thiệt bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh. Họ phản đối việc sử dụng nhà nước để áp đặt kinh tế thị trường thường là qua các cơ chế thúc đẩy thị trường ở những lĩnh vực phi thị trường trước đó. Họ cho rằng nguyên tắc tự do trong kinh tế và xã hội sẽ dẫn đếnbất bình đẳnggiữa các nước và ngay trong một nước. Họ cho rằng xã hội tự do có đặc điểm là đóinghèotriền miên và có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các thành phần dân tộc và giai cấp và tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ thấp. Một số thậm chí còn nói tỷ lệ thất nghiệp của nước họ còn cao hơn cả ở các nền kinh tế kế hoạch tập trung.

Phản biện lại là các nước tự do có xu hướng giàu có hơn những nước ít tự do và người nghèo ở các nước tự do còn khá hơn công dân trung lưu ở những nước không tự do và lý lẽ cho rằng bất bình đẳng là một sự cần thiết để thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ và sản xuất ra nhiều của cải hơn. Trong suốt lịch sử nghèo đói là một vấn đề luôn phổ biến và chỉ khi có sự phát triển của các nước công nghiệp hiện đại mới mang lại sự giàu có cho đông đảo người dân.[84]

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tự do cá nhân (Trang 28)