Những thành tựu cơ bản trong quan hệ Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn

Một phần của tài liệu BÀI số 1 tìm HIỂU về LỊCH sử QUAN hệ đặc BIỆT VIỆT NAM lào, lào VIỆT NAM doc (Trang 40 - 43)

tỉnh Hủa Phăn

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân hai nước, hai tỉnh luôn dành cho nhau sự hợp tác, giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa. Hai bên đều nhận thức sâu sắc rằng, quan hệ Việt Nam - Lào, Thanh Hóa - Hủa Phăn là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước và là tài sản vô giá của hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc cần được giữ gìn chuyển tiếp cho các thế hệ mai sau. Vì quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được hình thành và phát triển trên những cơ sở và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.

Thứ nhất, cả hai dân tộc trong tiến trình lịch sử đều ngoan cường chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã và đang chi phối sự vận động, phát triển của lịch sử hai nước.

Thứ hai, trong lịch sử cận, hiện đại (thế kỷ XIX và XX) hai dân tộc Việt Nam, Lào đều có chung kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, do đó cần thiết phải hình thành liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của cả hai quốc gia, dân tộc.

Thứ ba, năm 1930, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng 3 nước Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra Cương lĩnh, đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc và

39

phát triển sự nghiệp cách mạng theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam và Lào cùng do một Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thứ tư, cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của hai dân tộc Lào và Việt Nam trải qua những chặng đường lịch sử lâu dài và gian khổ đã tôi luyện ý chí đấu tranh và sức mạnh đoàn kết trên cơ sở của chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả, đồng thời ngày càng khắc sâu tình cảm đặc biệt, như anh em ruột thịt giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước.

Hòa chung với dòng chảy của tình hữu nghị Việt - Lào trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng, quan hệ Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn luôn là quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung. Nhìn lại toàn bộ quá trình ấy, có thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là: Trước khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Sầm Nưa đã nương tựa, giúp đỡ nhau đấu tranh giành giữ độc lập dân tộc, bảo vệ quê hương, đất nước.

Điều đó được minh chứng qua những sự kiện lịch sử như: đầu thế kỷ XV, dưới sự giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào, Nghĩa quân Lam Sơn đã xây dựng căn cứ trên biên giới Việt - Lào để chiến đấu chống quân xâm lược Minh. Đầu thế kỷ XVI, Nguyễn Kim được vua Ai Lao giúp đỡ đã hoàn thành sự nghiệp trung hưng Nhà Lê.

Hai là: Thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng, những người con ưu tú tỉnh Thanh Hóa đã góp phần xây dựng Đảng bộ Ai Lao, tổ chức vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân các bộ tộc Lào.

Sau khi Đảng bộ Thanh Hóa ra đời (29 - 7 - 1930), nhiều người con của quê hương Thanh Hóa được Trung ương Đảng điều động sang Lào để xây dựng cơ sở cách mạng giúp bạn như: Đồng chí Lương Hồng Minh (Tĩnh Gia, Thanh Hóa), đồng chí Lê Mạnh Trinh (Hoằng Hoá, Thanh Hóa), đồng chí Lương Đức Dương (Thành phố Thanh Hóa), … Những đóng góp của các đồng chí ấy có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của cách mạng Lào ngay từ khi còn trong trứng nước; đồng thời, đánh dấu mốc lịch sử của liên minh chiến đấu giữa cách mạng Việt Nam và Lào cũng như giữa cách mạng Thanh Hóa và cách mạng Lào, mở ra thời kỳ đấu tranh về chất trong mối quan hệ đoàn kết đấu tranh của hai dân tộc Việt Nam và Lào dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng.

Ba là: Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Thanh Hóa vừa tích cực phục vụ và tham gia chiến đấu trên các chiến trường, vừa là hậu phương của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.

Thanh Hoá là hậu phương của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, là nơi đóng quân của các đơn vị chủ lực Pathét Lào. Chính phủ kháng chiến Lào, Đảng nhân dân cách mạng Lào nhiều năm đứng trên đất Thanh Hóa, xây dựng an toàn khu trong khu vực biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn nhằm chỉ đạo công cuộc kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào. Đảng và Chính phủ kháng chiến Lào đã dựa vào Thanh Hóa mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng cách mạng. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã nỗ lực xây dựng hậu phương về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa - xã hội, đảm bảo đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến trường Việt Nam và chiến trường Lào.

40

Thanh Hoá là cầu nối giữa chiến trường Bắc bộ, chiến trường Bình - Trị - Thiên, chiến trường Bắc Lào nên Trung ương đã chỉ đạo cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến. Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa đã cung cấp và vận chuyển trên 70% lương thực, thực phẩm, vũ khí, thuốc men, công cụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng cho lực lượng kháng chiến 10 tỉnh của Lào tập kết về Sầm Nưa và Phongxalỳ, cho nhân dân vùng giải phóng ngày càng mở rộng, cho các chiến dịch lớn (tiêu biểu là chiến dịch Thượng Lào). Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ Lào đóng căn cứ ở đâu, Thanh Hóa xây dựng đường, cầu cống, tổ chức giao thông vận tải đến đó. Thanh Hóa đã huy động hàng triệu lượt dân công, thanh niên xung phong xây dựng, sửa chữa nâng cấp, bảo vệ cầu đường vận chuyển hàng hóa giúp bạn.

Trong hai cuộc kháng chiến, trong đội hình quân tình nguyện Việt Nam, Thanh Hóa có hàng vạn con em tham gia các đơn vị: Đoàn 81, Đoàn 82, Đoàn 83, Đoàn 95, Đoàn 100, Đoàn 959, Đoàn 335, Đoàn 280, Đoàn 766, Đoàn 866,… chiến đấu, công tác tại chiến trường Lào. Trong kháng chiến chống Pháp có Anh hùng Lò Văn Bường, dân tộc Thái (xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân) thuộc Tiểu đoàn 335 bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Lào. Anh đã cùng đồng đội xây dựng được cơ sở cách mạng ở nhiều bản, làng và xây dựng được 70 đội du kích giúp bạn. Riêng lực lượng vũ trang địa phương Thanh Hóa đã tăng cường cho bạn Tiểu đoàn 923 và Trung đoàn 217, chiến đấu, bảo vệ An toàn khu của Trung ương Đảng và Chính phủ kháng chiến Lào, bảo vệ căn cứ Hủa Phăn - Thủ đô kháng chiến của bạn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bốn là: Thanh Hóa - Hủa Phăn đã quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn diện về chính trị - kinh tế - văn hóa, quốc phòng - an ninh.

Từ năm 1965 - 1985, Thanh Hóa đã cử nhiều đoàn chuyên gia tham gia hợp tác giúp đỡ bạn khảo sát tình hình thực tế ở tỉnh Hủa Phăn, làm thí điểm về nông nghiệp, thủy lợi, y tế,… Từ năm 1986 - 2010, Thanh Hóa đã đầu tư không hoàn lại giúp tỉnh Hủa Phăn xây dựng hàng chục công trình kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh và nhận thầu giúp bạn xây dựng nhiều công trình khác. Đã đào tạo, bồi dưỡng giúp bạn hàng ngàn cán bộ trên tất cả các lĩnh vực. Các lực lượng vũ trang của hai tỉnh hợp tác chặt chẽ với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trên khu vực biên giới.

Trong quan hệ, Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh đã vận dụng sáng tạo đường lối chính trị của hai Đảng, chính sách, pháp luật của hai Nhà nước vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của hai tỉnh, định ra phương hướng, nhiệm vụ. mục tiêu, giải pháp tiến hành hợp tác phát triển toàn diện. Đồng thời, khắc phục những điểm khác biệt, phát huy những điểm tương đồng; kế thừa, phát triển truyền thống cao đẹp vốn có, sáng tạo và đổi mới phương thức thực hiện nâng cao hiệu quả hợp tác.

Năm là: Trong suốt quá trình hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước, Thanh Hóa - Hủa Phăn tự hào đã góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ cách mạng trung kiên, vừa có tinh thần yêu nước sâu sắc; vừa có quan điểm quốc tế trong sáng thủy chung.

Với tình cảm vừa là đồng chí, vừa là anh em; trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng sự độc lập, tự chủ và lợi ích riêng của mỗi dân tộc, phát huy tinh thần

41

tự chủ, năng động sáng tạo và giữ vững các thông lệ quốc tế, quốc gia, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn luôn kề vai sát cánh xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước phát triển ngang tầm thời đại. Tình sâu, nghĩa nặng bao đời vẫn như mạch nguồn ngấm vào máu của người dân hai tỉnh không bao giờ cạn:

Anh em cùng thể sinh đôi

Đường đi muôn dặm, không rời xa nhau Dù ngàn dốc thẳm, vạn suối sâu Bước đường xa vẫn cùng nhau quân hành

Muôn đời ta vẫn đinh ninh

Hủa Phằn - Thanh Hóa thắm tình anh em.

Xuyên suốt quá trình lịch sử, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hủa Phăn đã đoàn kết gắn bó, chung lưng đấu cật, giúp đỡ, nương tựa lẫn nhau để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Nhìn lại chặng đường đã qua, với những thành tựu đạt được, chúng ta tự hào và tin tưởng vào tương lai tươi sáng trong quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, hai nước Việt Nam – Lào.

42

Một phần của tài liệu BÀI số 1 tìm HIỂU về LỊCH sử QUAN hệ đặc BIỆT VIỆT NAM lào, lào VIỆT NAM doc (Trang 40 - 43)

w