Chương VII Quản lí Nhà nước về Giáo dục

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Xã hội học pháp luật Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 (Trang 25 - 26)

Chương này gồm có 4 mục và 15 điều qui định các vấn đề về nội dung và cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, đầu tư giáo dục, hợp tác quốc tế và thanh tra giáo dục. Đáng chú ý nhất là mục 1 với các điều luật về quản lí nhà nước về giáo dục. Điều đặc biệt trong chương luật này là nhà nước đóng vai trò làm chủ thể pháp luật với phạm vi quyền hạn trong giáo dục được qui định rất rõ ràng. Quyền lực này được thực hiện và phân bổ từ trên xuống theo thứ tự: Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ và các cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp. Mỗi cấp lại có những chức năng riêng, trong đó Chính phủ có trách nhiệm phải trình những quyết định trước Quốc hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, còn Ủy ban Nhân dân thực hiện quản lí nhà nước theo sự phân công của Chính phủ để xây dựng các cơ sở giáo dục ở địa phương. Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục gồm 12 ý, liên quan tới những vấn đề về: chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục, chất lượng giáo viên, sách giáo khoa, chương trình học, qui chế thi cử… Xin lấy ví dụ về việc quyết định chất lượng giáo viên: Vừa mới đây, Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân vừa kí ban hành "Qui định về đạo đức nhà giáo". Bên cạnh những yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, Qui định cũng cụ thể hoá các yêu cầu về "Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo, bao gồm 11 "không". Mục 2 là các qui định về đầu tư cho giáo dục. Năm 2007, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục là hơn 20% và con số này sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm tới, thể hiện sự ưu ái của nhà nước đối với ngành giáo dục,

coi "giáo dục là quốc sách". Mục 3 thể hiện tính khuyến khích trong việc hợp tác giáo dục với nước ngoài của nhà nước ta. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài được học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam. Các trường đại học đều có những khoa liên kết quốc tế, ở trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với trường đại học Ứng dung Munich, các trường đại học ở Trung quốc, Vương quốc Anh, Úc… Chúng ta cũng đã có các trường đại học hợp tác quốc tế RMIT và tạo điều kiện cho các trường đại học lớn ở nước ngoài thành lập chi nhánh ở Việt Nam: đại học Hardford, trường thiết kế thời trang Lodon…

Mục 4 qui định quyền, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra giáo dục, được giao cho Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động thanh trautrong cơ sở giáo dục chịu sự quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo dạy nghề. Chức năng của hoạt động thanh tra giáo dục là đảm bảo việc thi hành Luật Giáo dục, bảo vệ lợi ích nhà nước và các cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Xã hội học pháp luật Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 (Trang 25 - 26)

w