Qua phân tích 148 mẫu huyết thanh, 20 mẫu nước tiểu, 37 mẫu dịch vết cắn của 113 bệnh nhân được chẩn đoán do rắn hổ mang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ kít phát hiện nhanh nọc rắn hổ mang naja atra bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch (tt) (Trang 25 - 27)

dịch vết cắn của 113 bệnh nhân được chẩn đoán do rắn hổ mang cắn điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, hiệu quả phát hiện nọc rắn hổ mang trong các bệnh phẩm lâm sàng như sau:

- Tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối với mẫu huyết thanh là 69,9%; dịch vết cắn là 89,2% và nước tiểu là 60%.

- Khi so sánh với kết quả xét nghiệm VDK của Đài loan trên các mẫu bệnh phẩm là dịch vết cắn, huyết thanh và nước tiểu bộ kít có độ phù hợp chẩn đoán với hệ số KAPPA lần lượt là 0,84; 0,78 và 0,41. Kết quả xét nghiệm của bộ kít với chỉ định sử dụng HTKNR có độ phù hợp vừa (KAPPA = 0,56), so với kết quả xét nghiệm ELISA bộ kít cũng có khả năng phát hiện nọc rắn hổ mang khá tốt với độ phù hợp khá (KAPPA = 0,71).

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục theo dõi độ ổn định của bộ kít xét nghiệm trong thời gian lâu hơn.

2. Cho phép ứng dụng bộ kít trong chẩn đoán rắn hổ mang Naja atra

tại các cơ sở cấp cứu và điều trị rắn độc cắn, giúp sớm đưa ra chỉ định dùng HTKNR.

3. Cần có những nghiên cứu sử dụng bộ kít trong theo dõi kết quả điều trị để sớm đưa ra chỉ định dừng HTKNR.

4. Các kết quả nghiên cứu có thể là tiền đề cho các nghiên cứu chế tạo bộ kít chẩn đoán rắn độc cắn khác.

5. Nếu có điều kiện cũng như kinh phí hỗ trợ, cần tiến hành thêm một số thử nghiệm sau:

+ Mở rộng các phương pháp tối ưu để tăng độ nhạy bằng cách lựa chọn quy trình tinh sạch kháng thể, các chất đánh dấu và hệ đệm khác.

+ Thử nghiệm phản ứng chéo với nọc độc của các loài rắn độc thường gặp khác.

+ So sánh độ phù hợp chẩn đoán với bộ kít VDK của Đài loan trong cùng một thời điểm lấy mẫu.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1. Nguyễn Ngọc Tuấn, Trịnh Thanh Hùng, Đặng Hồng Thanh, Nguyễn Đặng Dũng (2016), “Nghiên cứu chế tạo và tinh sạch kháng thể kháng nọc rắn hổ mang Naja atra”, Tạp chí Y - Dược học

Quân sự, (1), tr. 77-84.

2. Nguyễn Ngọc Tuấn, Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Trung Nguyên, Nguyễn Đặng Dũng (2016), “Nghiên cứu lựa chọn cặp kháng thể sử dụng cho chế tạo bộ xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh nọc rắn hổ mang Naja atra”, Tạp chí Y - Dược học Quân sự, (2), tr. 35-43.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ kít phát hiện nhanh nọc rắn hổ mang naja atra bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch (tt) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)