Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Một phần của tài liệu Môn phương pháp nghiên cứu xây dựng đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ xã xuân cấm huyện thường xuân y tỉnh thanh hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

1. Mục tiêu và phương hướng:

2.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một giải pháp quan trọng để củng cố và chỉnh đốn Đảng, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng và việc phát huy tác dụng rèn luyện, giáo dục tổ chức và quản lý đảng viên. Đây là một giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bởi vậy, mỗi cấp uỷ viên, mỗi đảng viên phải coi trọng sinh hoạt chi bộ, thông qua sinh hoạt chi bộ để phát huy năng lực trí tuệ của từng người và của tập thể đảng viên trong việc thảo luận, bàn bạc, đề xuất các vấn đề cần giải quyết hoặc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của mình. Với ý nghĩa đó, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ các tổ chức cơ sở đảng cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

+ về nội dung sinh hoạt:

- Phải thông tin kịp thời những vấn đề mới nổi bật từ mặt tích cực và mặt tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, và những vấn đề có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình. Sau đó là những vấn đề của địa phương, trong nước và quốc tế, tập trung là những thông tin phù hợp với trình độ, đặc điểm, yêu cầu của chi bộ. Phải làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng về các vấn đề đó để có sự thống nhất về nhận thức và hiểu biết.

- Quán triệt sâu sắc, đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, xác định phạm vi và trách nhiệm của chi bộ đối với việc thực hiện nghị quyết.

- Thảo luận, tìm giải pháp cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ chuyên môn của chi bộ. Các vấn đề thuộc phạm vi xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên. Góp ý kiến về công tác tổ chức và cán bộ

thuộc phạm vi phụ trách của mình, về công tác tăng cường lãnh đạo các tổ chức quần chúng. Đấu tranh phê bình và tự phê bình nội bộ, phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng hối lộ và các tiêu cực khác; phân công và kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ, kết nạp đảng viên mới...

Nội dung sinh hoạt không nhất thiết phải có nhiều vấn đề mà tuỳ theo nhiệm vụ của từng tháng để đề ra nội dung cho phù hợp. Thông thường là kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng đã qua và đề ra nhiệm vụ công tác cho tháng tới, trong đó cần tập trung vào một số việc, thậm chí vào một số việc cụ thể, đảm bảo chất lượng.

Chất lượng của cuộc sinh hoạt chi bộ có được cải tiến, nâng cao hay không, phần quyết định phụ thuộc vào tính chủ động sáng tạo của cấp uỷ và toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhưng mặt khác không thể thiếu vai trò, trách nhiệm và tác động của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp và các đồng chí cấp ủy cấp trên đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ. Có thể nói ở một mức độ nào đó, nó có tác dụng quyết định các hoạt động nói chung và hoạt động sinh hoạt của các tổ chức cơ sở đảng nói riêng. Chi uỷ cần tận dụng lợi thế này để phát huy vai trò của chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ.

Một phần của tài liệu Môn phương pháp nghiên cứu xây dựng đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ xã xuân cấm huyện thường xuân y tỉnh thanh hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w