Thực trạng và định hướng phát triển của lĩnh vực sản xuất lúa tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực canh tác lúa tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 32)

Ngãi

1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2010

a.Tình hình sản xuất

Lúa là cây trồng chủ lực, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực và việc làm, đời sống của nông dân. Trong những năm gần đây, sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và đưa vào sản xuất những giống lúa mới có chất lượng cao đã đưa năng suất và hiệu quả sản xuất lúa ngày một tăng lên. Sản phẩm lúa gạo đáp ứng đủ nhu cầu về ăn, sản xuất, chế biến, dự trữ và cung cấp cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa trên địa bàn tỉnh qua

14 các năm như sau:

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa toàn tỉnh giai đoạn 2001-2010

Cảnăm Đông Xuân Hè thu Vụ mùa (vụ3)

Năm Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) 2001 79.365 38,5 305.367 35.459 41,4 146.800 23.738 42,5 100.887 20.168 28,6 57.680 2002 81.178 40,6 329.799 35.517 45,8 162.668 24.796 43,0 106.623 20.865 29,0 60.509 2003 80.277 45,5 365.283 36.450 50,4 183.708 25.490 50,3 128.215 18.337 29,1 53.361 2004 75.201 48,2 362.565 36.574 49,5 181.041 27.469 54,1 148.607 11.158 29,5 32.916 2005 74.327 49,4 367.106 36.705 50,7 186.094 27.247 55,4 150.948 10.375 29,0 30.088 2006 75.221 50,1 376.803 36.848 52,2 192.347 27.727 54,7 151.667 10.646 30,8 32.790 2007 74.078 51,5 381.223 36.728 53,8 197.597 27.124 56,2 152.437 10.226 30,5 31.189 2008 73.830 48,1 354.909 36.298 44,0 159.711 31.352 56,8 178.079 6.180 27,7 17.119 2009 72.505 51,0 370.077 36.587 53,9 197.204 31.731 52,0 165.001 4.187 18,8 7.872 2010 72.661 53,8 391.167 36.973 55,6 205.493 31.663 55,4 175.373 4.025 25,6 10.301

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2011

Trong 10 năm qua, bình quân hàng năm diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh giảm 1,0%, năng suất lúa tăng 3,8% và sản lượng tăng 2,8%. Năm 2010 toàn tỉnh có 43.527,22 ha đất canh tác lúa, diện tích gieo trồng cả năm đạt 72.661 ha, sản lượng đạt 391.167 tấn, trong đó tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm khoảng 3,0%.

- Về diện tích: diện tích gieo trồng lúa cả năm trong toàn tỉnh giai đoạn 2001- 2010 giảm đều qua các năm. Năm 2001 diện tích là 79.365 ha, năm 2005 là 74.327 ha và năm 2010 còn 72.661 ha; giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 1,6%/năm và giai đoạn 2006-2010 giảm 0,9%/năm. Nguyên nhân giảm diện tích là do người dân chuyển đổi một số diện tích đất lúa ở những vùng thiếu nước tưới sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn; bên cạnh đó nhu cầu mở rộng các khu dân cư, khu đô thị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các cụm công nghiệp,.... đã làm cho một phần diện tích lúa bị mất đi. Trong tương lai, diện tích đất lúa sẽ tiếp tục giảm xuống để đáp ứng nhu cầu về đất cho xây dựng và công nghiệp; do đó cần phải quy hoạch các vùng sản xuất lúa ổn định đến năm 2020 để đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Qua số liệu trên cho thấy rằng diện tích gieo trồng lúa cả năm trên địa bàn tỉnh giảm chủ yếu là do diện tích sản xuất lúa vụ 3 giảm; năm 2001 diện tích lúa vụ 3 là 20.168 ha, đến năm 2010 còn 4.025 ha, giảm 16.143 ha.

15

suất và sản lượng lúa toàn tỉnh tăng lên đáng kể. Năm 2001 năng suất lúa đạt 38,5 tạ/ha, năm 2005 đạt 49,4 tạ/ha và năm 2010 đạt 53,8 tạ/ha. Về sản lượng: năm 2001 đạt 305.367 tấn, năm 2005 đạt 367.106 tấn và năm 2010 đạt 391.167 tấn. Mặc dù năng suất, sản lượng lúa trong những năm qua tăng lên nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chưa cao do ảnh hưởng bởi các yếu tố cực đoan của thời tiết như: gió bão, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra làm cho mất mùa và cơ sở hạ tầng đồng ruộng như: kênh mương tưới tiêu, đường giao thông nội đồng chưa hoàn thiện đã làm tăng chi phí sản xuất.

Qua số liệu thống kê cho thấy rằng tuy diện tích gieo trồng lúa cả năm toàn tỉnh giảm từ 79.365 ha năm 2001, đến năm 2010 còn 72.661 ha (giảm 6.704 ha); trong khi đó sản lượng lúa cả năm năm 2001 là 305.367 tấn, đến năm 2010 là 391.167 tấn, tăng 85.800 tấn. Diện tích và sản lượng lúa vụ 3 trong những năm gần đây giảm mạnh. Trong tổng sản lượng lúa cả năm toàn tỉnh trong năm 2010 thì sản lượng lúa vụ Đông Xuân chiếm trên 52%, vụ Hè Thu chiếm gần 45% và vụ 3 chỉ chiếm gần 3%.

b.Về cơ cấu giống lúa:

Trong giai đoạn 2001-2010, sản lượng lúa sản xuất cả năm trong toàn tỉnh tăng lên đáng kể; năm 2001 sản lượng lúa toàn tỉnh là 305.361 tấn, đến năm 2010 sản lượng lúa toàn tỉnh là 391.167 tấn, tăng 85.800 tấn. Có được kết quả trên, ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích gieo trồng, còn có sự đóng góp quan trọng của công tác chọn lọc, phát triển và đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Hiện nay nông dân Quảng Ngãi chủ yếu sử dụng các giống lúa thuần trung và dài ngày vào sản xuất, gồm:

- Nhóm các giống dài ngày gồm: Xi23, NX30, ĐH136, BM9855, Nhị ưu 838, BiO404, ĐT34,….

- Nhóm các giống trung và ngắn ngày gồm: TH3-3, ML48, DV108, KD18, ĐH815-6, Q5, TH6, ML203, ML202, Nàng hoa 9, SH2, PC6, OM4568, V212, ANRT9,…

Nhìn chung, các giống trung ngày được sử dụng chiếm ưu thế hơn giống dài ngày, vì các giống này đều thích nghi với cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều đơn vị sản xuất và cung ứng giống như: Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh, Công ty TNHH giống

16

cây trồng Miền Trung, Công ty Cổ phần vật tư nông lâm nghiệp,... tuy nhiên các đơn vị cung ứng này chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu giống phục vụ sản xuất, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận hoặc người dân sử dụng lúa thịt làm giống để sản xuất.

Những năm gần đây, công tác phát triển giống lúa mới được quan tâm đầu tư nhưng mức độ đầu tư còn thấp, quy mô còn nhỏ lẻ, cơ sở vật chất nghiên cứu, sản xuất, chế biến và bảo quản hạt giống còn thô sơ và lạc hậu; thiếu cán bộ chuyên trách về công tác giống lúa.

c. Mùa vụ:

Quảng Ngãi sản xuất lúa ở 2 vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu. Vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 12 và Hè Thu bắt đầu từ tháng 5 hàng năm. Trong đó vụ Đông Xuân thường có diện tích và năng suất cao nên thường quyết định sản lượng lương thực của toàn tỉnh. Trong những năm qua nhờ việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ/năm xuống còn 2 vụ/năm đã làm giảm được chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được sản lượng lương thực, đã góp phần quan trọng tăng hiệu quả sản xuất lúa, nâng cao đời sống kinh tế cho người nông dân, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

Ngoài 2 vụ sản xuất chính, ở một số vùng người dân tận dụng đất, hệ thống thủy lợi nội đồng và các giống lúa ngắn ngày để sản xuất vụ thứ 3 đã góp phần gia tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm và đóng góp vào sản lượng lương thực trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất vụ 3 cũng gặp nhiều khó khăn như: sản xuất trong khoảng thời gian điều kiện thời tiết bất lợi nên chăm sóc và thu hoạch gặp nhiều khó khăn, cây lúa dễ bị đỗ ngã, ngập úng và sâu bệnh hại dẫn đến năng suất không cao. Mặt khác do tận dụng đất để sản xuất nên đất không kịp phục hồi, độ phì của đất giảm nên phải bón nhiều phân để cung cấp dinh dưỡng cho đất, làm cho chi phí sản xuất tăng, năng suất lúa và chất lượng gạo không cao.

d. Tưới tiêu:

Hiện nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tưới cho khoảng 80% diện tích lúa và có khoảng 20% diện tích lúa còn tưới bằng nước trời, diện tích này tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi. Trong những năm qua, các công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư, đặc biệt là hệ thống kênh mương tưới

17

tiêu khu vực đồng bằng đã được kiên cố hóa nên hầu hết diện tích lúa ở khu vực đồng bằng đều được tưới tự chảy, các cánh đồng trước đây chỉ sản xuất 1 vụ/năm nay đã chuyển sang sản xuất 2 vụ/năm và cho năng suất, chất lượng cao hơn trước.

Riêng khu vực miền núi, do địa hình chủ yếu là đồi núi phức tạp, đồng ruộng manh mún, nhỏ lẻ; các công trình thủy lợi được đầu tư phát huy tác dụng thấp nên diện tích lúa được tưới chỉ chiếm khoảng 50%, diện tích còn lại tưới bằng nước trời do đó năng suất và chất lượng lúa còn thấp.

1.2.2.2. Định hướng phát triển lĩnh vực canh táclúa đến năm 2020:

a.Về diện tích

Tổng diện tích đất lúa trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 43.527,22 ha, chiếm 32,04% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 8,45% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Diện tích đất lúa toàn tỉnh quy hoạch đến năm 2020 là 39.800 ha, chiếm 29,93% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 7,72% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tổng diện tích đất lúa toàn tỉnh quy hoạch chuyển đổi sang các loại cây trồng và mục đích khác đến năm 2020 là 4.385,4 ha, trong đó chuyển đổi sang các mục đích khác là 3.435,53 ha và chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển sang trồng các loại cây trồng khác) là 949,87 ha.

Bảng 1.5. Cơ cấu đất lúa toàn tỉnh giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010 Quy hoạch đến 2015 Quy hoạch đến 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 515.295,46 100,0 515.295,46 100,0 515.295,46 100,0 Đất nông nghiệp 403.943,58 78,4 402.272,27 78,1 401.121,14 77,8 Đất trng lúa 43.527,22 8,4 41.561,27 8,1 39.800,00 7,7 Đất lúa nước 41.832,67 8,1 40.446,16 7,8 38.972,49 7,6 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 38.131,22 7,4 36.987,88 7,2 35818,19 7,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi

- Tổng diện tích đất lúa đến năm 2020 là 39.800 ha, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thành phố với 169 xã, gồm: Thành phố Quảng Ngãi: 99,15 ha (2 xã), huyện Bình Sơn: 5.768,2 ha (23 xã), huyện Sơn Tịnh: 6.223,84 ha (20 xã), huyện Tư Nghĩa: 4.202,16 ha (17 xã), huyện Nghĩa Hành: 3.256,44 ha (12 xã), huyện Đức Phổ: 5.404,68 ha (15 xã), huyện Mộ Đức: 5.288,62 ha (13 xã), huyện Sơn Hà: 2.952,14 ha

18

(14 xã), huyện Sơn Tây: 993,89 ha (09 xã), huyện Minh Long: 1.012,55 ha (05 xã), huyện Ba Tơ: 2.795,58 ha (20 xã), huyện Trà Bồng: 1079,81 ha (10 xã), huyện Tây Trà: 722,94 ha (09 xã).

Đối với các xã thuộc vùng núi cao trong tỉnh do địa hình đồi núi dốc, diện tích ruộng lúa nước hiện có ít và khả năng khai hoang, phục hóa đưa vào sản xuất lúa nước rất hạn chế. Vì vậy để đảm bảo góp phần ổn định lương thực tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, ngoài việc tăng cường trồng các loại cây lương thực, cây có bột như mì, bắp,.. thì trong giai đoạn quy hoạch từ 2011 đến năm 2020 cần thiết phải duy trì một số diện tích đất sản xuất lúa nương rẫy nhất định để tạo nguồn lương thực; đồng thời có định hướng chuyển dần diện tích lúa rẫy sang trồng cây trồng khác nhằm tránh xói mòn, thoái hóa đất để đến sau năm 2020 sẽ xóa bỏ toàn bộ lúa rẫy.

b.Về cơ cấu giống và mùa vụ:

- Về cơ cấu giống: Trong những năm đến tiếp tục sử dụng các giống lúa đã sản xuất có hiệu quả theo từng vùng sản xuất như:

+ Đối với khu vực đồng bằng sử dụng các giống: Xi23, NX30, ĐH136, BM9855, DV108, KD18, ML203, ML202, ĐH815-6, TH3-3,…

+ Đối với khu vực miền núi sử dụng các giống: C23, TH26, KD18, DV108,…. + Đối với vùng sản xuất lúa chất lượng cao sử dụng các giống: lúa lai F1, BiO404, TH3-3, VN121, OM4568, hương cốm,….

Việc bố trí cơ cấu giống cho từng vụ sản xuất cần xem xét các yếu tố bất lợi của thời tiết, dịch bệnh để sử dụng các giống lúa cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Về lâu dài cần tăng cường nghiên cứu khoa học và du nhập các giống lúa mới để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, nhất là các giống lúa đặc sản.

- Về mùa vụ:

+ Đối với các huyện đồng bằng: tiếp tục thực hiện sản xuất 2 vụ lúa/năm để giảm chi phí sản xuất, tăng thời gian nghỉ ngơi cho đất. Đối với những vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm nếu có điều kiện chủ động nước tưới trong mùa khô và tiêu thoát nước thuận lợi trong mùa mưa thì có thể duy trì sản xuất 3 vụ/năm. Đối với những vùng mà trong một vài năm gần đây canh tác vụ 3 bấp bênh, năng suất, sản lượng không cao, không an toàn, không quản lý được dịch hại làm ảnh hưởng đến những vùng sản xuất lúa

19

chính của địa phương thì từng bước chuyển sang các loại cây trồng khác cho phù hợp và đảm bảo an toàn cho sản xuất lúa.

+ Đối với các huyện miền núi: mở rộng diện tích lúa sản xuất 2 vụ/năm, đồng thời giảm diện tích lúa vụ mùa và lúa rẫy. Cần tập trung gieo sạ đồng loạt để tranh thủ được nguồn nước tưới, hạn chế dịch bệnh lây lan.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực canh tác lúa tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)