Biểu đồ tuần tự và ràng buộc thời gian

Một phần của tài liệu Kiểm tra ràng buộc thời gian sử dụng phương pháp AOP (Trang 62 - 64)

Chúng ta đã biết biểu đồ tuần tự thể hiện sự hoạt động của hệ thống thực trong cụ thể từng tình huống nào đó, mà ở đây là các giao dịch với máy ATM, bao gồm các phương thức, thông điệp trao đổi giữa các đối tượng trong quá trình hoạt động, được biểu diễn cụ thể trong một thứ tự về thời gian ( lifeline ). Trong bài chúng ta sẽ xét 1 giao dịch đó là rút tiền với biểu đồ tuần tự như sau :

Hinh 5.5. Biểu đồ tuần tự giao dịch rút tiền từ máy ATM

Sau khi đã đăng nhập, người dùng yêu cầu rút tiền với số lượng xác định, yêu cầu này được gửi đến đối tượng ATM, nó thực hiện đồng thời việc kiểm tra số tiền trong máy ATM ( CheckBalanceATM() ) với việc gửi yêu cầu tới đối tượng BANK yêu cầu kiểm tra số tiền trong tài khoản có đủ không qua phương thức CheckBalanceAccount(int Amount). Đến khi cả 2 thao tác trên : kiểm tra số tiền trên máy ATM và kiểm tra số dư tài khoản

thực hiện xong và trả về kết quả cho đối tượng ATM, nó sẽ giao tiếp với khách hàng, đưa ra thông báo số dư không đủ, hoặc ngược lại sẽ giao tiền cho khách hàng và trả lại thẻ.

Ràng buộc về thời gian thực hiện được đặt trong thuộc tính Constraint của mỗi Message, với thời gian thực hiện các giao dịch của máy ATM hiện nay, thường xảy ra trong vài giây đến vài chục giây.

Các thuộc tính gồm: tên phương thức, tham số đầu vào, kiểu giá trị trả về, Stereotype,… chúng ta chủ yếu dùng 3 thuộc tính đầu, và để cho tiện trong việc đọc dữ liệu từ file xml, tôi đã viết theo qui cách tên đầy đủ cho message vào thuộc tính message, như vậy khi đọc xml sẽ chỉ cần đọc tag message thì lấy được dữ liệu về message, và sẽ cần xử lý xâu đọc được để tách ra tên phương thức, đối số và kiểu trả về.

Hình 5.6. Các thuộc tính cho Message

Ở đây, chúng ta sẽ cần thực hiện theo một qui ước nhỏ về viết tên phương thức để thống nhất trong khi cài đặt và việc sinh mã Aspect, đó là : viết đầy đủ, nếu không có đối số thì sẽ viết (void).

Một phần của tài liệu Kiểm tra ràng buộc thời gian sử dụng phương pháp AOP (Trang 62 - 64)