6.1. VAI TRÒ VÀ CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
• Năng lượng và xã hội
Việc sử dụng năng lượng cũng là một chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống của con người bởi khả năng tiếp cận các dịch vụ như: y tế, văn hóa, … và nó cũng là cơ sở để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động.
Việc sử dụng công bằng về năng lượng giúp đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế đói nghèo và hậu quả từ việc đói nghèo như nạn phá rừng, …
Phải xây dựng chính sách năng lượng nhằm đảm bảo sự công bằng về khả năng tiếp cận nguồn năng lượng, ví dụ như điện khí hóa nông thôn.
Phải xây dựng chính sách giá năng lượng hợp lý để chống lãng phí trong việc tiêu thụ năng lượng, ví dụ như giá từng phần.
• Năng lượng và kinh tế
Các hoạt động sản xuất từ công nghiệp, dịch vụ sử dụng năng lượng là một yếu tố đầu vào, do đó ở các nước đang phát triển cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là gia tăng nhu cầu về sử dụng năng lượng. Tại những nước tiên tiến thì hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất khá cao nên hệ thống năng lượng cần thiết để cung cấp cùng một lượng dịch vụ sẽ nhỏ hơn.
Xây dựng chính sách về chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
Do nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng dẫn đến giá năng lượng tăng theo, vì vậy cần xây dựng chính sách kinh tế về năng lượng để định hướng phát triển
các nguồn năng lượng theo hướng ít tác động đến môi trường, ví dụ trợ giá cho các dự án về năng lượng gió.
Không ngừng nghiên cứu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất, giảm chi phí sản xuất, chi phí năng lượng.
• Năng lượng và môi trường
Những lợi ích từ việc sử dụng năng lượng đến kinh tế và xã hội là rất lớn. Bên cạnh đó nó cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì phát thải nhiều khí CO2, NOx, bụi, … gây biến đổi khí hậu, mưa axit. Ngay cả thủy điện được cho là nguồn năng lượng sạch thì cũng gây sạt lở đất, hạn hán ở hạ lưu, tuyệt chủng nhiều loài cá, …
Xây dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu nâng cao hiệu suất sử dụng đồng thời giảm tác động đến môi trường.
Hỗ trợ tài chính để nâng cao tỷ lệ đóng góp của nguồn năng lượng tái tạo.
Áp dụng các chính sách giảm thiểu như: trồng rừng, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
6.2. ĐÁNH GIÁ VỀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Trong nhiên liệu hóa thạch thì khí thiên nhiên được đánh giá là nhiên liệu sạch nhất, vì qua sử dụng nó sẽ thoát ra rất ít khí nhà kính.
Với tình hình sử dụng năng lượng hiện nay, tập đoàn BP đánh giá tại Việt Nam thì khả năng khai thác của dầu mỏ là 19 năm, khí đốt là 57 năm, than đá là 6 năm. Trong khi thế giới là dầu mỏ là 40.5 năm, khí đốt là 66.7 năm, than đá là 164 năm. Như vậy trữ lượng của Việt Nam chỉ ở mức trung bình và trong tương lai phải nhập
cho phép chuyển đổi hoàn toàn qua năng lượng tái tạo. Mặt khác, khả năng cung ứng của năng lượng tái tạo là không ổn định bằng nhiên liệu hóa thạch.
Xây dựng chính sách hỗ trợ nghiên cứu, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đồng thời nghiên cứu công nghệ mới (công nghệ của năng lượng tái tạo), cải tiến các quy trình chế biến nhiên liệu sinh học, cải tiến quản lý trong lĩnh vực ứng dụng nhằm hạ giá thành của năng lượng tái tạo, …
Hỗ trợ kinh phí cho các dự án năng lượng tái tạo nhằm nâng dần tỷ lệ đóng góp của năng lượng tái tạo.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay là nhu cầu năng lượng tăng vọt, giữa lúc những nước như Ấn Độ và Trung Cộng đẩy mạnh tiến trình kỹ nghệ hóa; vụ tai họa hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản, do trận động đất gây ra, đã làm giảm bớt những triển vọng hồi sinh năng lượng hạt nhân; và tình hình hỗn loạn đang diễn ra tại Trung Đông giàu dầu hỏa càng tạo điều kiện cho sự phát triển khí thiên thiên, với tư cách là một loại năng lượng tương đối sạch và rẻ, có thể giúp cung ứng cho nhu cầu năng lượng của thế giới, trong tiến trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế thực sự “xanh”, có sức bảo vệ được môi trường sinh thái.
Hiện nay khí đốt thiên nhiên đang vươn lên, và làm thay đổi cách thức người ta suy nghĩ về vấn đề năng lượng trên toàn thế giới. Rất có thể loại nhiên liệu này sẽ làm biến đổi cục diện địa lý chính trị, làm giảm bớt quyền lực của Trung Đông bằng cách làm giảm lại nhu cầu về dầu hỏa xuất cảng từ khu vực này. Khí đốt thiên nhiên cũng cứu sống hàng ngàn người có thể bị thiệt mạng dưới những mỏ than, hoặc hít phải những chất cặn bã dơ bẩn của than mỏ. Hơi ga thiên nhiên cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc đối phó với những mối thách thức của hiện tượng khí hậu thay đổi.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng khí đốt thiên nhiên cùng cần được quan tâm, quy hoạch vì một số mặt trái của nó đối với môi trường sinh thái. Có thể nói rằng, khí đốt thiên nhiên là nhiên liệu sạch hơn than đá nhưng so với các nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng như năng lượng hạt nhân thì nó vẫn bẩn hơn. Dù là một thứ năng lượng quan trọng tái tạo được, nhưng cũng
lực. Vì thế, hiện nay vai trò của khí đốt thiên nhiên là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.