Hình 4.7. Trứng bọ cánh cộc P.fuscipes

Một phần của tài liệu Thành phần thiên địch của sâu hại ngô, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cộc (paederus fuscipes curtis) trên ngô năm 2013 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 47 - 83)

Hình 4.1. Một số hình ảnh về thiên địch trên ngô tại Gia Lâm, Hà Nội

(Nguồn ảnh: Hatsada VIRACHACK, 2013)

Bọ rùa đỏ Bọ cánh cộc

(Micraspir discolor Fabricius 1798) (Paederus fuscipes Curtis)

Bọđuôi kìm nâu B chân chy 4 đốm trng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

4.2. Diễn biến mật độ loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis và rệp muội Rhopalosiphum maidis trên ngô năm 2013 - 2014

4.2.1. Din biến mt độ bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis trên ngô v thu đông 2013 ti 3 xã C Bi, Đa Tn, Đặng xá

Bảng 4.5. Diễn biến mật độ Bọ cánh cộc P. fuscipes tại 03 xã của huyện Gia Lâm vụ thu đông 2013

Ngày điều tra Ngày sau trồng Mật độ (con/m2 ) Cổ bi Đa Tốn Đặng xá 21/8 3 lá 0 0,00 0,00 28/8 3-5 lá 0 0,00 0,00 04/09 5-7 lá 0,9 0,35 0,00 11/09 7-9 lá 1,3 1,85 0,80 18/9 9-11 lá 3 1,85 2,14 25/9 Xoắn nõn 3 4,05 2,14 2/10 Trỗ cờ 4 6,60 3,20 09/10 Trỗ cờ 4,6 6,60 5,06 16/10 TP - PR 6,4 6,25 5,06 23/10 Thâm râu 8,5 6,95 6,66 30/10 Chín sữa 10,9 8,80 8,00 06/11 Chín sáp 9,9 9,90 5,60 13/11 Chín sáp 7,7 4,40 4,80 20/11 Chín 5,8 3,65 5,06 27/11 Chín 4 2,95 2,94 07/12 Thu hoạch 3,3 2,20 1,60 Trung bình 4,58 4,15 3,32

Ghi chú: TP – PR: Tung phấn, phun râu

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, mật độ bọ cánh cộc có sự khác biệt ở các xã điều tra. Cụ thể mật độ cánh cộc trung bình ở xã Cổ Bi cao nhất trong 3 xã với mật độ

trung bình là 4,58 (con/m2 ), xã Đa Tốn với mật độ trung bình là 4,15 (con/m2) và xã Đặng xá có mât độ trung bình bọ cánh cộc thấp nhất với 3,32 (con/m2).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Xã Đa Tốn và Cổ bi là 2 xã ghi nhận được bọ cánh cộc xuất hiện sớm hơn xã Đặng xá ở thời kỳ ngô ở 5 - 7 lá với mật độ lần lượt là 0,35 (con/m2 ) và 0,9 (con/m2 ). Phải đến giai đoạn 7 - 9 lá mới ghi nhận được bọ cánh cộc xuất hiện ở 2 xã Đặng xá với mật độ 0,8 (con/m2). Sau khi xuất hiện thì mật độ bọ cánh cộc tăng lên ở cả 3 xã theo dõi. Đến giai đoạn chín sữa của cây ngô đã ghi nhận mật độ bọ cánh cộc đạt đỉnh ở 2 xã Cổ Bi và xã Đặng xá với mật độ lần lượt 10,9; 8,00 (con/m2 ). Ở thời điểm này mật độ bọ cánh cộc ở xã Đa Tốn đạt 8,80 (con/m2 ), phải đến giai đoạn chín sáp mới ghi nhận được mật độ bọ cánh cộc ở xã Đa Tốn đạt đỉnh với mật

độ 9,9 (con/m2 ). Tuy nhiên so sánh ở thời điểm đạt đỉnh về mật độ bọ cánh cộc cho thấy xã Cổ Bi có mật độ bọ cánh cộc cao nhất và Đặng xá là xã có mật độ bọ cánh cộc thấp nhất trong 3 xã điều tra. Sau thời điểm đạt đỉnh về

mật độ bọ cánh cộc thì mật độ của chúng giảm dần, đến thời điểm thu hoạch thì mật độ bọ cánh cộc ở xã Cổ Bi chỉ còn 3,3 (con/m2 ), xã Đa Tốn và Đặng xá đều là 2,2; 1,6 (con/m2 )

Hình 4.2. Diễn biến mật độ Bọ cánh cộc tại 03 xã của huyện Gia Lâm vụ thu đông 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

4.2.2. T l (%) lá b nhim rp mui Rhopalosiphum maydis Fitch, ch s rp ngô ti xã C Bi, Gia Lâm, Hà Ni v thu đông 2013

Bảng 4.6. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis

Fitch, chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013 Ngày điều

tra Giai đoạn ST

Tỷ lệ lá nhiễm rệp (%) Chỉ số rệp (%) 21/8 3 lá 0 0 28/8 3-5 lá 2,29 1,16 04/09 5-7 lá 4,38 2,17 11/09 7-9 lá 5,37 3,42 18/9 9-11 lá 6,14 4,21 25/9 Xoắn nõn 10,15 4,23 02/10 Trỗ cờ 13,63 6,34 09/10 Trỗ cờ 16,81 7,43 16/10 TP – PR 24,07 9,41 23/10 Thâm râu 24 8,12 30/10 Chín sữa 22,81 7,21 06/11 Chín sáp 19,41 5,43 13/11 Chín sáp 16,07 4,23 20/11 Chín 13,26 3,17 27/11 Chín 11,93 3,1 07/12 Thu hoạch 11,71 2,92 Trung bình 12,63 4,53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Hình 4.3. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis

Fitch, chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013

Kết quả bảng 4.6 cho thấy vào vụ thu đông 2013 ở Cổ Bi, tỷ lệ lá bị

nhiễm rệp muội và chỉ số rệp có sự khác biệt ở từng giai đoạn phát triển của cây ngô. Cụ thể rệp ngô xuất hiện vào giai đoạn cây ngô ở thời kỳ 5 - 7 lá với tỷ lệ nhiễm rệp muội ngô 2,29%, chỉ số rệp đạt 1,16%. Ở giai đoạn 5 - 7 lá tỷ

lệ lá ngô bị nhiễm rệp muội ngô đã đạt 4,38%, chỉ số rệp cũng tăng theo và

đạt 2,17%. Sau thời điểm này tỷ lệ lá bị nhiễm rệp ngô tăng nhanh đồng thời chỉ số rệp cũng tăng theo. Đến thời kỳ thụ phấn - phun râu tỷ lệ lá ngô bị

nhiễm rệp muội ngô đạt đỉnh với tỷ lệ là 24,07%, ở thời điểm này chỉ số rệp ghi nhận được là 9,41%. Ở thời điểm chín sữa này thì tỷ lệ lá ngô bị nhiễm rệp ngô đã giảm với tỷ lệ 22,81%, chỉ số rệp cũng giảm chỉ còn 7,21%. Đến thời kỳ thu hoạch tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội ngô ở thời điểm này vẫn đạt 11,71%, trong khi đó chỉ số rệp chỉ còn 2,92%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

4.2.3. T l (%) lá b nhim rp mui Rhopalosiphum maydis Fitch, ch s rp ngô ti xã C Bi, Gia Lâm, Hà Ni v xuân 2014

Tỷ lệ lá ngô bị nhiễm rệp ngô trên ruộng ngô vào vụ xuân 2014 tại xã Cổ

Bi, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy qua bảng 4.7

Bảng 4.7. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis

Fitch, chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân 2014 Ngày

điều tra Ngày sau trồng

Tỷ lệ lá nhiễm rệp (%) Chỉ số rệp (%) 15/02 3 lá 0 0,00 22/02 3-5 lá 3,46 1,44 01/03 5-7 lá 4,80 2,69 08/03 7-9 lá 6,66 4,24 15/03 9-11 lá 13,08 5,52 29/03 Xoắn nõn 11,90 5,80 05/04 Trỗ cờ 21,22 7,73 12/04 Trỗ cờ 30,58 9,06 19/04 TP – PR 32,42 12,70 26/04 Thâm râu 28,14 9,91 03/05 Chín sữa 21,92 7,71 10/05 Chín sáp 16,80 5,81 17/05 Chín sáp 14,36 4,53 24/05 Chín 12,60 2,98 31/05 Chín 9,00 2,91 07/06 Thu hoạch 7,54 2,45 Trung bình 14,22 5,34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Kết quả bảng trên cho thấy trên ruộng ngô vào vụ xuân 2014 tại xã Cổ

Bi, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ lá ngô bị nhiễm rệp muội ngô và chỉ số

rệp thay đổi khi cây ngô vào từng giai đoạn khác nhau. Tỷ lệ lá ngô bị nhiễm rệp ngô trung bình ghi nhận được là 14,22%, trong khi đó chỉ số rệp trung bình đạt 5,34%

Ở từng thời kỳ phát triển mật độ của chúng lại có sự thay đổi. Vào thời kỳ 3 - 5 lá ghi nhận được cả rệp ngô xuất hiện với tỷ lệ lá bị nhiễm rệp ngô là 3,46% chỉ số rệp đạt 1,44%. Đến giai đoạn trỗ cờ tỷ lệ lá bị nhiễm rệp ngô đã

đạt tỷ lệ 30,58% trong khi chỉ số rệp mới chỉ là 9,06%, sang giai đoạn thụ

phấn phun râu tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội ngô đạt đỉnh với 32,42%, ở thời

điểm này chỉ số rệp cũng đạt đỉnh và đạt 12,70%. Sau giai đoạn này thì chỉ số

rệp và tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội đều giảm dần, đến thời kỳ thu hoạch chỉ số

rệp còn 2,45%, tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội ngô thì đạt 7,54%.

Hình 4.4. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch, chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

* So sánh mức độ hại của rệp muội vụ thu đông 2013 với vụ xuân 2014 tại Cổ Bi, Gia Lâm

Hình 4.5. So sánh mức độ hại của rệp muội vụ thu đông 2013 với vụ xuân 2014

Qua kết quả 2 bảng trên và hình cho thấy chỉ số rệp và tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muôi ngô ở 2 vụ có sự khác nhau. Cụ thể vào vụ thu đông 2013 thì tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội ngô xuất hiện với tỷ lệ trung bình là 12,63%, còn chỉ số rệp trung bình đạt 4,53%. Trong khi đó, vụ Đông xuân khi tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội ngô trung bình với 14,22% gấp 1,13 lần tỷ lệ lá bị nhiễm rệp muội ngô

ở vụ thu đông năm 2013, chỉ số rệp trung bình ghi nhận được ở vụĐông xuân là 5,34% cao gấp 1,18 lần mật độ bọ cánh cộc ghi nhận được ở vụ thu đông.

Như vậy vào vụ Đông xuân ghi nhận được chỉ số rệp và tỷ lệ lá bị

nhiễm rệp muội ngô cao hơn vụ Thu đông.

4.2.4. Mi tương quan gia mt độ b cánh cc P. fuscipes và rp ngôR. maydis v thu đông 2013 ti C Bi Gia Lâm, Hà Ni

Mỗi tương quan giữa chỉ số rệp muội ngô và bọ cánh cộc ở đồng tại xã Cổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Bảng 4.8. Mỗi tương quan giữa mật độ bọ cánh cộc và chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013

Ngày điều tra Ngày sau trồng Mật độ (con/m2 ) Bọ cánh cộc Chỉ số rệp (%) 21/8 3 lá 0 0 28/8 3-5 lá 0 1,16 04/09 5-7 lá 0,9 2,17 11/09 7-9 lá 1,3 3,42 18/9 9-11 lá 3 4,21 25/9 Xoắn nõn 3 4,23 2/10 Trỗ cờ 4 6,34 09/10 Trỗ cờ 4,6 7,43 16/10 TP - PR 6,4 9,41 23/10 Thâm râu 8,5 8,12 30/10 Chín sữa 10,9 7,21 06/11 Chín sáp 9,9 5,43 13/11 Chín sáp 7,7 4,23 20/11 Chín 5,8 3,17 27/11 Chín 4 3,1 07/12 Thu hoạch 3,3 2,92 Trung bình 4,58 4,35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Mối tương quan giữa mật chỉ số rệp (%) với mật độ loài bọ cánh cộc vụ thu đông 2013

Hình 4.6. Mối tương quan giữa chỉ số rệp (%) với mật độ loài bọ cánh cộc vụ thu đông 2013

Kết quả hình 4.6 trên cho thấy, vào vụ thu đông năm 2013 mật độ bọ

cánh cộc và chỉ số rệp có sự tương quan lẫn nhau. Cụ thể tương quan giữa chỉ

số rệp muội ngô và bọ cánh cộc ở vụ thu đông năm 2013 được thể hiện qua phương trình y = 0,917x + 0,419 với hệ số tương quan R2 = 0,499, như vậy tương quan giữa rệp muội ngô và bọ cánh cộc là tương quan thuận và là tương quan chặt chẽ r = 0,71.

4.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis

4.3.1. Đặc đim hình thái ca b cánh cc Paederus fuscipes Curtis

Loài P. fuscipes thuộc giống Paederus, họ cánh cộc Staphilinidae, bộ

cánh cứng Coleoptera, thuộc lớp côn trùng Insecta, trưởng thành bọ cánh cộc có cơ thể mảnh khảnh, cánh cứng rất ngắn, vòng đời của bọ cánh cộc gồm 4 pha phát triển: Trứng, ấu trùng (có 2 tuổi), nhộng và trưởng thành loài P. fuscipes xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng từ đầu vụ đến cuối vụ, chúng thường sống đơn độc, đôi khi tập chung 2-3 con một chỗ. Chúng di chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Thường thấy chúng xuất hiện trên thân, lá cây ngô và cây rau họ hoa thập tự.

* Trứng

Trứng P. fuscipes có hình cầu, màu vàng, bề mặt có chất dính để chống thấm nước và tăng sức bám trên bề mặt giá thể.

Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt sau đó màu sắc đậm dần lên. Trứng sắp nở có màu vàng đậm. Trứng đẻ rời rạc thành từng quả hoặc từng cụm do dính lại với nhau nhờ có chất kết dính trên bề mặt trứng. Chiều dài trung bình của trứng là 0,50±0,00 mm, trứng có thể dài nhất tới 0,52mm còn chiều rộng trung bình cũng là 0,50±0,00 mm (bảng 4.8).

Trứng Vỏ trứng

Hình 4.7. Trứng bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Hatsada VIRACHACK, 2013)

* Ấu trùng tuổi 1

Bọ cánh cộc non mới nở có cơ thể nhỏ bé, chỉ bằng kích thước trứng. Cơ

thể hình bầu dục, khi mới nở cơ thể có màu trắng sữa, vàng nhạt, sau đó toàn bộ cơ thể chuyển sang màu vàng cam đậm - nâu đen lợt. Đầu hình tròn, mắt kép nhỏ màu đen, râu đầu hình sợi chỉ, 4-5 đốt. Ngực chia 2 phần, đôi chân trước nằm ở phần ngực trước giống như cổ, đôi chân giữa và sau nằm ở phần ngực sau, đôi chân sau dài hơn 2 đôi chân kia, các đôi chân cùng màu với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

màu cơ thể. Bụng có 10 đốt, mặt lưng bụng có ngấn lột xác rất rõ, cuối bụng có 2 đuôi có lông cứng dài.

Toàn bộ cơ thể có nhiều lông đen bao phủ. Cơ thể có chiều dài trung bình 2,81 ± 0,26mm, ấu trùng tuổi 1 dài nhất có thể lên tới 3,55mm. Chiều rộng trung bình 0,52 ± 0,03mm, chiều rộng lớn nhất ghi nhận được ở ấu trùng tuổi 1 của bọ cánh cộc là 0,65 mm (bảng 4.8).

Hình 4.8. Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Hatsada VIRACHACK, 2013)

* Ấu trùng tuổi 2

Ấu trùng khi mới bước sang tuổi 2 có màu nâu đen lợt, màu sắc và hình dạng ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 gần tương tự nhau. Chiều dài ấu trùng tuổi 2 trung bình là 4,92 ± 0,31mm trong khi đó chiều rộng trung bình của ấu trùng bọ cánh cộc là 0,75±0,07 mm.

Ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 có thể phân biệt đực cái nhờ phần phụ bụng ởđốt cuối cùng khác nhau rõ rệt, con đực đuôi roi đuôi dài hơn nhiều so với con cái (bảng 4.8).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Hình 4.9. Ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Hatsada VIRACHACK, 2013)

* Pha nhộng

Nhộng dạng nhộng trần, hình thoi, bọ cánh cộc khi mới hóa nhộng có màu trắng sữa sau chuyển sang màu nâu nhạt. Nhộng có kích thước, chiều dài trung bình 4,21±0,50 mm chiều dài của nhộng có thể lên tới 5,54 mm, chiều rộng trung bình của nhộng bọ cánh cộc đạt 0,76±0,17 mm (bảng 4.8).

Hình 4.10. Pha nhộng bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Hatsada VIRACHACK, 2013)

* Pha trưởng thành

Bọ cánh cộc khi mới hóa trưởng thành cơ thể có màu trắng trong, dần chuyển màu vàng nhạt, sau đó đến màu vàng cam. Cơ thể hình bầu dục, được bao phủ bởi lông màu đen. Đầu ngực bao gồm cánh và hai đốt bụng cuối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

cùng có màu đen. Phần ngực trước và 4 đốt bụng còn lại có màu đỏ cam tạo thành 3 khoang đen như tên gọi “Bọ ba khoang” hay “kiến ba khoang”.

Râu đầu hình chuỗi hạt, có 11 đốt râu, 3-4 đốt đầu tiên màu nâu đỏ các

đốt còn lại tối hơn, màu nâu. Trên phần ngực sau có 2 đôi cánh và 2 đôi chân phát triển. Đôi cánh trước kitin hóa cứng, ngắn, che phù vừa hết đốt ngực. Đôi cánh sau dạng màng trong, gấp kiểu quạt giấy xếp gọn dưới đôi cánh trước. Chân màu đỏ cam, từ cuối đốt đùi đến bàn chân có mầu nâu tối. Bụng màu

đỏ cam, nhìn rõ 6 đốt, 2 đốt cuối bụng có màu đen, mép bên của các đốt bùng

Một phần của tài liệu Thành phần thiên địch của sâu hại ngô, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cộc (paederus fuscipes curtis) trên ngô năm 2013 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 47 - 83)