TIỀM NĂNG SINH KHỐI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học – tiềm năng phát triển ở việt nam (Trang 25 - 28)

Ở Việt Nam, việc sử dụng năng lượng sinh khối có từ lâu nhưng mới chỉ ở quy mô nhỏ mang tính chất gia đình cho việc đun nấu hoặc sản xuất nhỏ. Ðó là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu sinh khối (biomass) như củi, gỗ, rơm, trấu, phân... nhưng đây chỉ là dạng nhiên liệu thô. Việc sử dụng vật liệu sinh khối dạng thô trong quy mô công nghiệp là rất khó khăn và hiệu quả kinh tế do nhiệt trị nhiên liệu thấp (15 đến 18 MJ/kg đối với củi, gỗ và 12-15 MJ/kg đối với trấu) dẫn đến việc khai thác, cung ứng, sử dụng còn nhỏ lẻ, phân tán. Trong khi đó, tiềm năng năng lượng sinh khối từ các cây dầu thực vật như sắn (mì), ngô, dứa, lạc, mỡ cá basa, rỉ đường (từ mía) chế biến thành cồn pha xăng, mè (vừng) dầu cọ... ở Việt Nam là khá lớn (Khải, 2003).

Tiềm năng các nguồn này theo đánh giá của Viện Năng lượng được trình bày ở các bảng sau:

Bảng 3.1 Tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng

Nguồn: Viện năng lượng, 2003.

Bảng 3.2 Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp

Nguồn cung cấp Tiềm năng

(Triệu tấn/năm) (Triệu tấn/năm)Quy dầu Tỷ lệ(%)

Rơm rạ 32,52 7,30 60,4 Trấu 6,50 2,16 17,9 Bã mía 4,45 0,82 6,8 Các loại khác 9,00 1,80 14,9

TỔNG 53,43 12,08 100,0

Nguồn: Viện năng lượng, 2003.

Bảng 3.3 Tiềm năng lý thuyết khí sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp

Nguồn cung cấp Tiềm năng

(Triệu tấn/năm) (Triệu tấn/năm)Quy dầu Tỷ lệ(%)

Rừng tự nhiên 6,842 2,390 27,2 Rừng trồng 3,718 1,300 14,8 Đất không rừng 3,850 1,350 15,4 Cây trồng phân tán 6,050 2,120 24,1 Cây công nghiệp và

ăn quả 2,400 0,840 9,6 Phế liệu gỗ 1,649 0,580 6,6

Nguồn nguyên liệu Tiềm năng (Triệu m3/năm) Quy dầu (Triệu tấn/năm) Tỷ lệ (%) Phụ phẩm (PP) cây trồng Rơm rạ 1470,133 0,735 30,2 PP các cây trồng khác 318,840 0,109 6,5 Tổng từ PP cây trồng 1788,937 0,894 36,7

Từ chất thải của gia súc

Trâu 441,438 0,221 8,8 Bò 495,864 0,248 10,1 Lợn 2118,376 1,059 44,4 Tổng từ CT của gia súc 3055,678 1,528 63,3 TỔNG 4844,652 2,422 100,0

Nguồn: Viện năng lượng, 2003.

Công nghệ khí sinh học trong những năm qua chủ yếu phát triển ở quy mô gia đình. Hiện nay chưa có thống kê chính xác nhưng theo đánh giá của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì hiện có khoảng 7% chuồng trại chăn nuôi có xử lý chất thải (mục tiêu đề ra là 30%).

Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2001 cho biết tổng số hộ chăn nuôi trên 11 triệu. Tạm lấy con số này thì ước tính hiện nay có khoảng trên 770 nghìn chuồng trại chăn nuôi có xử lý chất thải. Riêng dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi do Cục Nông nghiệp, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chủ trì, Hà Lan tài trợ trong giai đoạn 203 – 2005 đã xây dựng được 18000 công trình khí gia đình.

Công nghệ được ứng dụng đều do Việt Nam phát triển. Công nghệ phổ biến nhất hiện nay là thiết bị khí sinh học nắp cố định vòm cầu xây gạch do Viện Năng lượng phát triển trước đây. Công nghệ này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng thành thiết kế mẫu trong bộ tiêu chuẩn ngành về công trình khí sinh học nhỏ.

Sử dụng cuối cùng chủ yếu là dùng khí sinh học để đun nấu. Thắp sáng và phát điện cũng được ứng dụng nhưng không phổ biến.

Hiện nay nhu cầu ứng dụng công nghệ ở quy mô trang trại và công nghiệp đang trở nên cấp bách nhưng chưa được đáp ứng.

Một phần của tài liệu năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học – tiềm năng phát triển ở việt nam (Trang 25 - 28)