8. Cấu trúc của luận vă n
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Hội An
Khách sạn Hội An là đứa con đầu lòng, gắn liền với quá trình lịch sử
hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần du lịch dịch vụ Hội An.
Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An là công ty ra đời đầu tiên trong hoạt động du lịch dịch vụ tại Hội An và là công ty đặt nền móng cho sự
phát triển của hoạt động du lịch tại Hội An sau này. Ngày 10/04/1990, Ủy ban nhân dân thị xã Hội An ra quyết định hợp nhất Công ty ăn uống - dịch vụ và Công ty Dịch vụ - Du lịch để thành lập công ty Dịch vụ- Du lịch Hội An và chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An). Đến ngày 15/08/1991, Công ty Dịch vụ - Du lịch đưa Khách sạn Hội An vào hoạt động. Đây là khách sạn đầu tiên và duy nhất trên
địa bàn thị xã Hội An lúc bấy giờ.
Trong những ngày đầu thành lập, công ty đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, cơ sở vật chất ban đầu hầu như không có gì đáng kể nhưng nhờ sự
trợ giúp từ nguồn vốn vay, công ty đã đầu tư, cải tạo một số phòng làm việc công sở của tòa Hành chính tỉnh Quảng Nam cũ được trường Đảng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng sử dụng một thời gian sau giải phóng thành khách sạn Mini 8 phòng. Đây là khách sạn đầu tiên trên địa bàn Hội An, từ đây mở ra một triển vọng mới cho hoạt động kinh doanh lưu trú trên đất Hội An sau này. Trải qua nhiều thời kì phấn đấu phát triển trong cơ chế chung của đất nước. Hiện nay, công ty là một doanh nghiệp cổ phần thực hiện chức năng
kinh doanh bao gồm các loại hình dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức các tour lữ
hành trong nước, quốc tế và nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Công ty đã không ngừng đầu tư, mở rộng và từng bước nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất về toàn diện để Khách sạn Hội An trở thành một cơ sở du lịch - dịch vụ cao cấp. Đến 15/08/2010, Khách sạn Hội An đã có 120 phòng, năm 2003 phát triển lên 150 phòng. Bên cạnh việc nâng cấp Khách sạn Hội An, Công ty cũng đã xây dựng và khai trương Khu Du lịch Biển với 102 buồng phòng và một hội trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đầy đủ tiện nghi và sang trọng. Năm 2008, Công ty cũng
đã đầu tư xây dựng cơ sở giặt là cho toàn bộ hệ thống khách sạn của công ty và Hội An.
Đến nay, đồng thời với việc đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất, công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển và hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung, trong đó đặc biệt là sự ra đời của Trung tâm Lữ hành Quốc tế và các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí trên biển nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt
động ngày càng cao của du khách. Đặc biệt trong thời kì hội nhập Quốc tế, tháng 10/2006, Công ty Du lịch – Dịch vụ Hội An đã chuyển đổi thành công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An.
Hoạt động trên lĩnh vực du lịch dịch vụ, Công ty là “cánh chim đầu
đàn” của ngành du lịch Quảng Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Phát huy lợi thế của con đường duy sản miền Trung cùng những chiến lược kinh doanh phù hợp, quy mô hoạt động của công ty với 4 đơn vị
trực thuộc ngày càng mở rộng, thương hiệu ngày càng khẳng định trên thị
2.1.4. Bộ máy quản lý của khách sạn Hội An Historic
a. Sơđồ tổ chức
Hình 2.1. Sơđồ tổ chức khách sạn Hội An Historic
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự khách sạn Hội An)
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
b. Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh:
+ Giám đốc điều hành
Là người vạch ra phương hướng kinh doanh cho khách sạn, trực tiếp tổ
chức điều hành và giám sát nhân viên, khai thác các nguồn lực đầu tư cho khách sạn, lập kế hoạch kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lý công tác tài chính kế toán. Ngoài ra Giám đốc khách sạn còn tổ chức các hoạt động khen thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc và kỉ luật những nhân viên vi phạm nội qui của khách sạn. Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Trực tiếp ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng với các đơn vị khác. Phụ trách đảm bảo các công việc trong khách sạn đúng nguyên tắc quy định của pháp luật và quy chế.
Ban giám đốc điều hành Khách sạn Hội An Phòng kinh doanh GĐ dịch vụ lưu trú P. Hành chính nhân sự Phòng Kỹ thuật GĐ dịch vụ ăn uống Phòng kế toán Bp lễ tân Bp buồng bảo Bp trì Bp bảo vệ Bp Zenspa bàn Bp bếp Bp Bar Bp Bp cà phê
+ Phòng hành chính nhân sự
Có nhiệm vụ tuyển dụng và lựa chọn những nhân viên phù hợp với các vị trí công việc trong khách sạn, đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới và quản lý nhân viên trong khách sạn. Giúp Giám đốc nhận xét, đánh giá nhân viên trong khách sạn theo định kì.
Thẩm định trình giám đốc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật,… đối với tất cả nhân viên làm việc trong khách sạn.
+ Phòng kinh doanh
Là trung tâm điều hành mọi hoạt động của khách sạn trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, cùng với ban điều hành quản lý sản xuất kinh doanh hàng ngày theo lệnh của Giám đốc. Đồng thời thu thập và xử lý các nguồn thông tin, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, các phương án, biện pháp sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường và khả năng quy mô kinh doanh của khách sạn.
+ Phòng kỹ thuật
Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo quản các trang thiết bị, kiểm tra lắp đặt hệ
thống cơ sở vật chất trong toàn khách sạn. Chịu trách nhiệm đảm bảo cho cơ
sở vật chất kỹ thuật luôn hoạt động tốt. Quản lý hệ thống của website của kháchsạn, xử lý các phần mềm trong khách sạn.
+ Phòng kế toán
Chịu trách nhiệm tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách sạn, báo cáo cho giám đốc những kết quả đạt được và chưa
đạt được về mục tiêu kinh doanh của khách sạn, lập bảng lương và kế hoạch chi lương, kiểm soát chi phí và lợi nhuận của các bộ phận trong khách sạn.
Quản lý mọi khoản thu theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước và qui định của khách sạn. Tổng hợp, lập báo cáo thống kê về tài chính, kế toán,
báo cáo thống kê định kỳ về kết quả hoạt động kinh doanh. Trích nộp đầy đủ
và kịp thời các khoản nộp ngân sách nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo luật
định.
+ Giám đốc dịch vụ lưu trú
Chịu trách nhiệm quản lý nhân viên cấp dưới, thực hiện giám sát đôn đóc nhân viên làm tốt công việc được giao, điều hành công việc ở các phòng bên dưới, tham gia tuyển chọn nhân viên và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới.
Tổ lễ tân: Nhận đặt phòng và làm thủ tục giấy tờ thanh toán cho khách, thông báo cho các bộ phận có liên quan chuẩn bị đón tiếp khách, giới thiệu các dịch vụ trong khách sạn cho khách đồng thời giải quyết các phàn nàn cho khách một cách nhanh chóng.
Tổ buồng: Làm vệ sinh trong khách sạn và khu vực phòng khách, bảo quản hành lý của khách, báo cáo cho lễ tân những đồ ăn mà khách đã dùng trong thời gian lưu trú.
Tổ bảo vệ: Chịu trách nhiệm cà thẻ cho nhân viên khi nhân viên đi làm, quản lý khách ra vào khách sạn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách lưu trú tại khách sạn. Giữ trật tự an ninh trong khách sạn.
Tổ bảo trì: Có chức năng thực hiện tốt công tác bảo trì sửa chữa các trang thiết bị trong khách sạn, nhà hàng nhằm duy trì hoạt động tối ưu cho hệ
thống thiết bị.
Tổ Zen spa: Quản lý tốt các thiết bị trong cơ sở, giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách, thực hiện các quy trình nghiệp vụ.
+ Giám đốc dịch vụăn uống
Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà hàng gồm có bộ
phận bàn, bar, bếp, quản lý đảm bảo các hoạt động xuất nhập cung ứng hàng hóa cho nhà hàng.
Tổ bàn: Chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo nhà hàng, có chức năng
đón tiếp khách có nhu cầu sử dụng dịch vụăn uống tại nhà hàng.
Tổ bếp: Có chức năng chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách, chịu trách nhiệm về chất lượng và thời gian chế biến món ăn. Nắm vững các kế
hoạch thực đơn, yêu cầu chế biến từng ngày, dự trữ đủ nguyên liệu để chế
biến.
Tổ bar, hồ bơi: Phục vụ các loại thức uống cho khách, phục vụ
“welcome drink” khi khách đến check in, thực hiện dọn dẹp và giữ gìn vệ
sinh khu vực hồ bơi.
Tổ cà phê: Phục vụ cà phê cho khách trong ngoài khách sạn.
2.1.5. Tình hình nguồn nhân lực tại khách sạn
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của các bộ phận trong khách sạn
Giới tính Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ
Bộ phận Số
lượng Nam Nữ Đại
học Cao đẳng Trung cấp THPT A B C Đ H Giám đốc 2 1 1 2 - - - - - - 2 Kế toán 8 2 6 6 2 - - - - 4 4 Lễ tân 19 8 11 13 2 4 - - - 8 11 Buồng 45 6 39 - 5 29 11 12 14 19 - Sale- marketing 5 3 2 5 - - - - - 2 3 Kỹ thuật 5 5 - 5 - - - - - 5 - Spa 19 2 17 - 5 7 7 10 3 6 - Bếp 29 15 14 2 6 11 10 9 12 8 - Bàn - bar 25 4 21 1 10 11 3 4 7 13 1 Cà phê 24 14 10 - 4 9 11 6 11 7 - Hành chính nhân sự 6 4 2 6 - - - - - 1 5 Bảo trì 19 19 - 4 8 6 1 7 9 3 - Bảo vệ 21 21 - - - 8 13 6 8 7 - Tổng 227 104 123 44 42 85 56 54 64 83 26 Tỷ lệ (%) 100 45.8 54.2 19.4 18.5 37.4 24.7
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy: Tùy theo khối lượng công việc dàn trải cũng như qui mô tại các bộ phận mà số lượng nhân viên giữa các bộ phận có sự chênh lệch khá lớn. Như bộ phận bếp, bàn, bar và bộ phận buồng phòng có số lượng nhân viên khá cao (trên 25 nhân viên) nhưng cũng có bộ phận chỉ
cần 2 hoặc 5 nhân viên là có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của toàn khách sạn như bộ phận sale marketing, kỹ thuật IT,… Điều này cho thấy khách sạn đang tập trung nguồn lực rất lớn của mình vào 2 lĩnh vực chính của mình là lưu trú và nhà hàng. Bên cạnh đó thì một mảng hoạt động cũng đem lại nguồn doanh thu ổn định và khá cao cho khách sạn đó là cà phê cũng đang
được khách sạn đầu tư và phát triển.
Về giới tính thì ta thấy số lượng nhân viên giữa nam và nữ khá đồng đều, nữ chỉ hơn nam 19 nhân viên. Nếu xét trên phương diện mức độ phù hợp của nhân viên tại các bộ phận cụ thể thì ta sẽ thấy sự chênh lệch này sẽ được giải thích rõ ràng. Một số bộ phận trong khách sạn do đặt thù công việc nên hầu như chỉ tuyển nữ như bộ phận bàn, buồng, bar và bộ phận cà phê. Trong khi
đó lại có một số bộ phận chỉ tuyển nam để phù hợp với tính chất của công việc như bộ phận bảo vệ, bộ phận bảo trì và bộ phận IT.
Về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ thì ta thấy số lượng nhân viên có chuyên môn cấp bậc đại học vẫn còn hạn chế, chủ yếu chỉ dừng lại ở
bậc cao đẳng và trung cấp. Còn về trình độ ngoại ngữ thì đa số nhân viên của khách sạn đều đạt được mức chuẩn khá cao, số lượng nhân viên đạt bằng B, C anh văn nhiều đặt biệt là bằng C. Điều này cho thấy chất lượng nhân viên của
đơn vị khá cao điều này cho thấy sự tương xứng với cấp hạn của đơn vị trong ngành.
2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn ĐVT: nghìn đồng So sánh 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Doanh thu 67.447.448 67.076.777 370.671 100.6 Chi phí 51.675.821 49.585.562 2.090.295 104.2 Lợi nhuận 15.771.627 17.491.215 -1.719.588 90.2 (Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào số liệu tình hình kinh doanh của khách sạn Hội An trong những năm gần đây ta có thể nhận thấy doanh thu có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên đồng thời chi phí cũng tăng nhưng tăng với tốc độ nhanh hơn so với doanh thu cho nên đã dẫn đến lợi nhuận đều có xu hướng giảm. Đây là một kết quả không khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn. Điều này cho thấy rằng khách sạn cần rà sát lại về việc quản lý các chi phí phát sinh của mình xem có thể giảm bớt những khoản chi phí nào không cần thiết nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận cho khách sạn.
Về doanh thu có thể thấy doanh thu của khách sạn tăng khá đồng đều trong 2 năm. Cụ thể doanh thu năm 2013 của khách sạn đạt tới 67.447.448 nghìn đồng, tăng 0,6% so với năm 2012 tương ứng với mức chênh lệch là 370.671 nghìn đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho khách sạn, nó cho thấy lượng khách đến lưu trú và tiêu dùng các dịch vụ tại khách sạn đang tăng lên tuy không đáng kể.
Còn về chi phí thì ta thấy chi phí năm 2013 cao hơn so với năm 2012.
Điều này có thể lý giải là do khách sạn đã đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực nhằm thu hút khách đến và sử dụng dịch
vụ tại khách sạn. Trong năm 2013 mức chi phí mà khách sạn chi ra là 51.675.821 nghìn đồng cao hơn so với mức thu phí năm 2012 là 49.585.562 nghìn đồng. Mức chi phí chênh lệch giữa 2 năm là 2,090.259 nghìn đồng tương ứng với tốc độ phát triển là 42%. Điều này đã dẫn đến hệ quả là lợi nhuận thu được trong năm 2013 có xu hướng giảm so với năm trước đó. So với lợi nhuận thu được năm 2012 là 17.491.215 nghìn đồng thì lợi nhuận thu
được năm 2013 thấp hơn 1.719.588 nghìn đồng. Do vậy khách sạn cần có biện pháp để tối thiểu hóa chi phí và tăng lợi nhuận cho khách sạn nhưng vẫn
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Qui trình nghiên cứu Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu C ơ sở lý thuyết Nghiên csơ bộứu Điều chỉnh Thang đo chính Khảo sát (n = 198) Đánh giá sơ bộ thang đo Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố EFA
Loại các biến có tương quan biến tổng thấp
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha Loại các biến có hệ số tương
quan với nhân tố thấp Kiểm tra nhân tố trích được Thang đo
hoàn chỉnh
Phân tích tương quan tuyến tính Phân tích hồi quy tuyến tính bộ
Thảo luận kết quả xử lý số liệu? Nguyên nhân? So sánh với các nghiên cứu trước
đây
Giải pháp chiến lược Kiểm tra mô hình Kiểm tra giả thuyết
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát các giả thuyết đã được xây dựng trong các phần trước, phương pháp phân tích định lượng được lựa chọn để đo lường tầm quan trọng của các nhân tốảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên khách sạn Hội An Historic.
a. Nghiên cứu sơ bộ
+ Mục tiêu nghiên cứu
Thu thập những ý kiến, cảm nhận ban đầu của nhân viên khách sạn Hội An Historic về những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của họ và