Quản lý quá trình điều động rải chuyền

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: Tổ Chức Quản Lý Điều Hành Phân Xưởng May TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ (Trang 51)

II. CơCấu Nhân Sự Của Bộ Phận Quản Lý Sản Xuất

4. Quản lý quá trình điều động rải chuyền

- Thực hiện công tác tổ chức, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra nhiệm vụ của Tổ trưởng từng bộ phận trong đầu giờ họp giao ban.

- Thường xuyên bám sát chuyền, phát hiện và tìm biện pháp giải quyết sự cố phát sinh, đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thật.

Trong công ty có bộ phận rập cải tiến hỗ trợ kĩ thuật triển khai tronng công tác đưa ra sáng kiến kĩ thuật như chế tạo ra cữ, gá, rập cải tiến nhằm loại bỏ thao tác thừa, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Đàm phán với QC inline của khách hàng nhằm thỏa mãn lợi ích của cả hai phía khi có sự bất đồng ý kiến về chất lượng sản phẩm.

cơ sở dữ liệu Quy trình may, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đồng thời kết hợp thông tin về nhân sự và kỹ năng của công nhân.

Hình 2.41: Bảng Thiết kế chuyền 1

Quản đốc sẽ phối hợp với nhân viên KTC xem xét trình độ tay nghề công nhân và tiến hành phân công lao động sao cho chất lượng và năng suất là cao nhất.

- Cùng với chuyền trưởng và QC theo dõi tiến độ đơn hàng của từng chuyền để đảm bảo thời gian giao hàng.

Hình 2.42: Bảng báo cáo tiến độ sản xuất Hình 2.43: Bảng theo dõi năng suất điện tử Thông qua 2 bảng này, cán bộ quản lý cùng KTC xem tiến trình sản xuất vướng mắc như thế nào? ở đâu?mà sản phẩm không thoát chuyền rồi thống nhất đưa ra biện pháp xử lý.

- Kết hợp với QC và chuyền trưởng để lấy mẫu cho khách hàng trong trường hợp có yêu cầu

- Báo cáo tình hình kỹ thuật các đơn hàng sau khi kết thúc cho trưởng phòng Kỹ thuật và các đề xuất giải pháp cho đơn hàng sau.

- 5. Quản lý quá trình kiểm tra bán thành phầm sau các công đoạn và sử lý sai hỏng

chuyền trên cơ sở đó sắp xếp kế hoạch cắt cho các đơn hàng sản xuất tại Xí Nghiệp mình , sau khi thực hiện xong các công đoạn ở xưởng cắt sẽ Chuyển hàng cho tổ may

Khi chuyển hàng cho tổ may nhân viên giao bán thành phẩm của tổ cắt phải yêu cầu người nhận bán thành phẩm ký nhận vào sổ giao nhận theo biểu mẫu.

-

- Hình 2.44: Thông tin giữa chuyền may và cắt

-

- Hình 2.45: Hàng chuẩn bị giao cho phân xưởng may

Nhân viên thống kê tổ cắt lưu toàn bộ hồ sơ theo thủ tục.

Khi hết bán thành phẩm ở chuyền nào thì tại xưởng may sẽ có đèn tín hiệu màu đỏ.Khi đó quản đốc sẽ báo với xưởng cắt phải cung cấp bán thành phẩm cho chuyền đó. Bảng theo dõi này giúp cho xưởng cắt theo dõi bán thành phẩm ở từng chuyền may và có kế hoạch chuẩn bị bán thành phẩm, tránh trường bợp đứt chuyền do thiếu bán thành phẩm ở xưởng may.

Sau khi nhận bán thành phẩm mà phát hiện ra lỗi thì ta bỏ vào sọt lổi ở cuối chuyền để tra lại xưởng cắt. một số lỗi nặng thì sẽ thay thân .vd : như lỗi khác màu, lỗi sợi..

6.quản lý an toàn lao động

An toàn lao động là vấn đề không thể thiếu trong mỗi công ty mà nhất là đố với công ty may

Quản đốc chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh, ATLĐ nội quy kỹ luật theo quy định của công ty sau đây là một số quản lý về an toàn về xưởng may

+ Quy định về phòng cháy chữa cháy - Cấm hút thuốc tại nơi làm việc.

Hình 2..46: “Cấm hút thuốc”

- Cấm mang các vật liệu dễ cháy nổ như nến, nhang,.. vào nơi làm việc.

Hình2.47: Nội quy làm việc tại xí nghiệp. Hình 2.48: Dụng cụ PCCC

Các Xí Nghiệp May là nơi tập trung nhiều vật liệu dễ cháy. Vì vậy, Xí Nghiệp đã trang bị rất nhiều dụng cụ, sơ đồ, các quy định,… ở mỗi khu vực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng công nhân viên trong quá trình làm việc.

Những quy định về an toàn lao động

- Mỗi bộ phận làm việc (kho NPL, chuyền may, cắt,…) đều được gắn bảng hướng dẫn an toàn lao động tại bộ phận đó.

Hình 249: Tủ thuốc sơ cứu Hình 2.50: Bảng Hướng Dẫn Sơ cấp cứu

− Mỗi thiết bị đều có thể gây nguy hại đối với người lao động khi sử dụng. Vì vậy, xí nghiệp cần hướng dẫn công nhân thực hiện đúng thao tác cũng như sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi sử dụng máy.

7.Quy trình thay thân

Khi nhận và kiểm tra vải thì ta sẽ phát hiện lỗ chấp nhận được và lỗi không chấp nhận được. lỗi nhiều thì ta có thể gặp nhà cung cấp để thỏa thuận lại có thể xin thêm định mức.

Khi phát hiện bán thành phẩm thay thân thì quản đốc sẽ liên hệ với xưởng cắt để tiến hành thay thân.

Một số hình ảnh về thay thân.

Bảng 2.55 hương dẫn mẫu lổi hình2.56 ảnh lổi vải hình 2.57cách nhận diện vải lổi khi phát hiện ra lỗi thì ta lấy dấu như sau:

Tất cả các lỗi đánh trên mặt vải của nhân viên kiểm tra vải là các lổi cần lấy dấu Xác định vị trí lỗi so với biên nào gần nhất

Dùng 1 sợ dây vải khác màu một dầu dán vào vị trí lỗi đầu kia kéo ra vị trí gần biên nhất ghi chú số cây vải lên băng keo dán lỗi để tiện cho việc thay thân

Khi phát hiện lổi thì công nhân dùng phấn màu đánh dấu trực tiếp vào chổ lỗi và lúc công nhân trải vải sẽ thấy lổi và dùng 1 tờ giấy trắng kẹp giữa 2 tấm vải để sau khi cắt phá xong đem xuống bộ phận bóc tập phối kiện thấy lổi sẽ lấy bỏ vào sọt thay thân để thay lại thân mới

Đối với trường hợp khi kiểm tra trên xưởng cắt mà vẫn còn sót lổi công nhân không thấy mà đem xuống xưởng may thì khi công nhân phát hiện lổi thì người công nhân sẽ tháo công đoạn mình làm ra bỏ vào bán thành phẩm lổi thông tin đến tổ trưởng cụm phát hiện lổi và tổ trưởng cụm liên quan -> liên hệ với tổ trưởng cắt ->nhân viên thay thân->nhân viên cấp lệnh- >tổ cụm phát hiện lổi - >kệ bán thành phẩm->công nhân.

8.Bảo quản, xử lý hàng tồn kho

Sau khi sản xuất xong đơn hàng thì ta sẽ thanh lý bên khách hàng và thanh lý bên hải quan khi thanh lý xong mà còn thì ta sẽ bảo quản như sau : để nơi khô ráo tránh mối mọt, ẩm ướt,phân loại theo chủng loại và ghi chú theo sai của từng mả hàng để dễ tìm kiếm

Hình 2.60: thẻ kho

9. Công tác thống kê tại phân xưởng may

- Căn cứ vào Bảng kế hoạch sản xuất tháng của Xí nghiệp, sắp xếp và cân đối phù hợp nhằm đảm bảo cắt đầy đủ BTP cho chuyền may (Mã hàng nào sản xuất trước, cắt trước).

- Căn cứ vào Lệnh cấp phát nguyên liệu được cung cấp bởi phòng kế hoạch), đăng ký với kho nguyên liệu nhận về chuẩn bị cắt.

- Dựa vào bảng tác nghiệp sơ đồ của Phòng KTCB, lập List đổ hàng cho kho NPL cấp nhãn size và cho chuyền may sản xuất theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn.

hình 2.61 bảng biểu mẩu

hình 2.62: bảng cáo cáo tiến độ sản xuất

10.Công tác quản lý nhân sự tại phận sự tại xưởng may PGĐ SX NGUYỄN THỊ TRIỆU PGĐ: NGUYỄN THỊ TRIỆU QĐ:H.T.PHƯƠNG CHI C1: SÁU+HÒA+BÍCH C2:HƯNG+LƯƠNG+HẰNG C3:NGA+TÂM+KHOA C5:BÍCH+PHÚ+NGUYỆT CƠ ĐIỆN KCS CHUYỀN KĨ THUẬT CHUYỀN

Hình2.63: Sơ đồ tổ chức phân xưởng may

PGĐ SẢN XUẤT : Chị Nguyễn Thị Triệu

QUẢN ĐỐC: Chị Huỳnh Thị Phương Chi

TỔ TRƯỞNG KTC: Chị Đặng Thị Kim Loan

TỔ TRƯỞNG CƠ ĐIỆN: Anh Nhật

TỔ TRƯỞNG KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến

CHUYỀN 1: C.Sáu (Chuyền Trưởng) + A.Hoà (Tổ Trưởng)

CHUYỀN 2: C.Hưng (Chuyền Trưởng) + C.Nga (Tổ Trưởng)

CHUYỀN 3: C.Huyền (Chuyền Trưởng) + C.Hường (Tổ Trưởng)

CHUYỀN 4: C.Thuỷ (Chuyền Trưởng) + C.Xuân (Tổ Trưởng)

CHUYỀN 5: C. Bích (chuyền trưởng) + A. Phú (Tổ trưởng)

Phó giám đốc sản xuất: Chị Nguyễn Thị Triệu

a . Chức năng,nhiệm vụ

-Thay mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất tại 5 chuyền may và hoạt động của Xí Nghiệp Khu V khi Giám đốc vắng mặt

-Trực tiếp quản lý: Quản Đốc, Liên Chuyền Trưởng, Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, Kỹ Thuật Chuyền tại 5 chuyền may.

-Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện công việc của Quản đốc, Liên Chuyền Trưởng, Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, Kỹ Thuật Chuyền.

-Dựa vào kế hoạch sản xuất họp đầu tháng, xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất của các chuyền theo đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà Giám đốc triển khai.

-Phó Giám Đốc Xí Nghiệp cần phải: +Đối với bộ phận kĩ thuật triển khai:

o Tổng hợp kết quả triển khai

o Xử lý mang tính tập thể những ách tắc đã và đang xảy ra +Đối với bộ phận cơ điện:

o Kiểm tra phiếu đăng ký thiết bị. o Chuẩn bị máy móc thiết bị, cử gá.

o Tập hợp cơ điện khi có sự thay đổi kiểm tra lại thái độ phục vụ, thời gian sửa chữa.

- Kiểm soát và điều hành sản xuất các chuyền may. +Chuẩn bị chuyển đổi mã hàng.

+Quy trình may. +Phân công lao động. +Thiết kế chuyền.

+Năng suất giờ của cá nhân, cụm, chuyền. - Có giải pháp khi đã kiểm tra:

+Kiểm tra cân đối đổ bán thành phẩm. +Hành động khắc phục.

+Hành động cải tiến.

- Quản lý và nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỉ luật lao động theo quy định của Tổng Công Ty ban hành.

- Báo cáo cho Giám đốc mọi hoạt động và diễn tiến khi cần thiết.

b. Quyền hạn

- Được quyền triệu tập các cuộc họp tại từng cụm, từng chuyền theo kế hoạch sản xuất (Khi tình hình sản xuất không ổn định).

- Được quyền phân bổ, hoán đổi thiết bị tại khu vực sản xuất.

- Được quyền đề xuất, thay đổi, hoặc đề cử cán bộ quản lí dưới quyền khu vực mình quản lí. - Được quyền chuyển đổi công tác, bước công việc của cán bộ công nhân viên dưới quyền

nếu có sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đơn vị. - Đề xuất khen thưởng và lên lương nhân viên trước Giám đốc.

- Trực tiếp kí giấy ra vào cổng cho cán bộ quản lí chuyền và các trưởng bộ phận.

Quản đốc phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi (quản lý chuyền 1, 2, 3,4,5)

a. Chức năng

-Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tại chuyền mình quản lý khi Phó giám đốc đi vắng.

may và chất lượng sản phẩm.

-Báo cáo sản xuất cụm 2h/lần cho Phó Giám đốc về tình hình sản xuất tại các chuyền may.

b. Nhiệm Vụ

-Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của chuyền trưởng, tổ trưởng, công nhân.

-Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm thực hiện ở các chuyền may.

-Kiểm tra và phân công lao động, thiết kế chuyền của các chuyền trưởng, tổ trưởng.

-Kiểm tra đôn đốc thiết bị đầu vào của cơ điện để chuẩn bị sản xuất (tình hình đã chuẩn bị tới đâu).

-Kiểm tra việc thực hiện định mức từng cụm,phát hiện kịp thời cá nhân không đạt định mức, hướng dẫn kèm cặp công nhân có năng suất thấp, nhân rộng những thao tác tốt có năng suất cao, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thợ trong từng cụm, chuyền.

-Kiểm tra công tác triển khai kĩ thuật của KTC, công tác thực hiện nhiệm vụ của tổ cơ điện khi chuyển đổi.

-Giải quyết nhanh chóng các vấn đề vướng mắc có ảnh hưởng đến năng suất tại các chuyền may trong giờ , ngày.

-Ghi chép thông tin tình hình sản xuất 2 giờ/lần cho PGĐ và báo cáo những vấn đề không giải quyết được để PGĐ chỉ đạo kịp thời.

-Kiểm tra việc giao nhận phụ liệu, định mức phụ liệu khi kĩ thuật triển khai (có vượt định mức không), bán thành phẩm và thành phẩm giữa Cắt , May , Ủi.

-Tiếp nhận thông tin đóng góp ý kiến của khách hàng, đề ra phương án nhanh chóng và có hướng dẫn giải quyết triệt để, kiểm soát duy trì hành động khắc phục của cá nhân, cụm trong suốt quá trình sản xuất.

-Kiểm tra kế hoạch đổ bán thành phẩm, tiến độ sản xuất cụm, chất lượng sản phẩm cụm tại các chuyền may nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như doanh thu của các chuyền may.

-Chịu trách nhiệm công tác vệ sinh, ATLĐ, nội quy kỉ luật theo quy định của Tổng Công Ty Và Xí Nghiệp ban hành.

-Thực hiện và duy trì việc kiểm soát xé phiếu chất lượng của chuyền trưởng, tổ trưởng và KCS chuyền.

-Cân đối lao động giữa các chuyền may→đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng cũng như năng suất.

-Đề xuất ý kiến đào tạo Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng sản xuất kế thừa.

-Kiểm tra việc ghi năng suất hàng ngày của chuyền trưởng, tổ trưởng, và phiếu ghi năng suất công nhân.

-Báo cáo năng suất từng cụm vào sổ cho Phó Giám Đốc xí nghiệp và ghi rõ nguyên nhân, giải pháp.

-Duy trì triệt để làm việc theo hệ thống.  Phụ trách KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến

lượng.

-Tổ chức và duy trì hệ thống, phân công và phân nhiệm kiểm soát chất lượng trong toàn công ty.

-Điều hành phân công nhiệm vụ tổ trưởng KCS chuyền may

-Tạp huấn KCS mới về công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cách thức thực hiện hệ thống và ghi báo cáo.

-Phối hợp quản lí chuyền, phụ trách hoàn thành, KTC thực hiện và theo dõi các hành động khắc phục và phòng ngừa.

-Kiểm tra việc thực hiện cắt phiếu chất lượng của KCS tại các bộ phận triệt để. -Quan hệ khách hàng, tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục.

-Bố trí nhân viên thực hiện kiểm Prefinal tại các mã hàng (trước khi cho khách hàng kiểm tra ).

-Phục vụ công tác kiểm final với khách hàng.

b. Quyền Hạn

-Được quyền ngưng sản xuất những cá nhân, tập thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Được quyền đề xuất những cá nhân không đạt yêu cầu (sau khi huấn luyện nhưng không đạt hiệu quả).

Tổ trưởng KTC: Chị Đặng Thị Kim Loan

-Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Quản Đốc về chất lượng sản phẩm tại các chuyền khi triển khai, kể cả hàng sau wash.

-Phối hợp cùng KTC trong công tác triển khai mã hàng mới.

-Sắp xếp kĩ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng KTC. -Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá lắp để phục vụ sản xuất.

-Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành. -Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm cho KCS.

-Lập sổ phân công, công việc hàng ngày trình phụ trách kĩ thuật kiểm soát. -Thống nhất quy trình cùng KTC và nhân viên quy trình.

-Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.  Tổ cơ điện: Anh Nguyễn Chí Tuệ

-Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám Đốc, Phụ Trách Phòng Kế Hoạch về mọi hoạt động của tổ cơ điện.

-Dựa vào kế hoạch hàng tháng sắp xếp thiết bị đầu vào phục vụ cho sản xuất, tổ chức phân công bảo trì, sửa chữa máy móc.

-Theo dõi tiến độ chuyển đổi giữa các chuyền.

-Tổ chức đào tạo lực lượng thợ máy theo hình thức tại chỗ.

-Phối hợp cùng quản lý, bộ phận kĩ thuật nghiên cứu và chế cữ gá lắp phục vụ cho sản xuất. -Tiếp nhận phiếu đăng kí thiết bị từ quản đốc, từ đó kiểm tra và điều tiết hợp lí trong trường

hợp thiết bị thiếu tại xí nghiệp, chủ động liên hệ với các đơn vị bạn. -Bố trí người lập sổ theo dõi mượn, thuê máy móc thiết bị ra vào xí nghiệp.

-Lên kế hoạch hàng tuần, tháng phân công người theo dõi lí lịch và quản lí thiết bị, bảo trì, châm dầu cho các loại thiết bị tại các chuyền và yêu cầu công nhân tự ghi vào sổ theo dõi

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: Tổ Chức Quản Lý Điều Hành Phân Xưởng May TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w