Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín CN quảng nam (tt) (Trang 26 - 27)

hiện đại, áp dụng các công nghệ mới nhằm giám sát liên tục hoạt động kinh doanh của các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

3.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

- Nhà nước cần cải cách quy trình giải quyết thủ tục tố tụng có liên quan đến xử lý nợ quá hạn được tiến hành nhanh, đơn giản, triệt để hơn.

- Đối với việc quản lý các doanh nghiệp, Nhà Nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán.

3.3.3. Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngànhngân hàng ngân hàng

NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho CIC ngành ngân hàng.

CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank – CN Quảng Nam đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Chi nhánh, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả.

Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Thanh Liêm, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này./.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín CN quảng nam (tt) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w