- Ở lớp TN:
+ HS tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết các vấn đề học tập và phù hợp với nhiều đối tượng HS. Các em rất hào hứng, thích thú hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong các phiếu học tập thông qua các hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm.
+ Nội dung kiến thức đầy đủ, phong phú, liên hệ nhiều thực tế. + Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
Điều đó cho thấy phương pháp hướng dẫn HS tự học bằng các phiếu học tập và các phiếu hướng dẫn đã lôi cuốn các em tích cực, tự giác trong học tập, vì vậy giờ dạy đạt hiệu quả tốt.
Tuy nhiên vẫn còn một số HS do học lực yếu hoặc do bản tính nhút nhát vẫn chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến. Xét về độ bền kiến thức thì do ở lớp TN, HS phải liên tục hoạt động, được rèn kĩ năng hoạt động trí tuệ nên các em nhớ lâu hơn, chính xác hơn, cách làm bài đa dạng hơn.
- Ở lớp ĐC:
+ Nội dung bài dạy đủ.
+ Không khí lớp học trầm hơn, đa số các em thụ động ngồi nghe và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Cùng thời lượng như lớp TN, nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt để học sinh lĩnh hội đảm bảo đầy đủ song không phong phú và rất ít vận dụng được trong thực tế, học sinh thể hiện sự thụ động trong các hoạt động học tập. Một số tiết dạy để đảm bảo đủ nội dung nên giáo viên dạy nhanh, học sinh chưa kịp hiểu kĩ nên hiệu quả giờ dạy chưa tốt. Kết quả làm bài cho thấy độ bền kiến thức của các em không cao. Bài làm thiếu chắc chắn, thiếu tính đa dạng, thiếu tính sáng tạo.