Thực trạng diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 32 - 34)

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và chủ động vào thị trường thế giới. Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa từ tháng 6/2001, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được tiến hành tức thời-trực tiếp với cộng đồng tài chính-tiền tệ

Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam

quốc tế. Do đó, thị trường ngoại hối trong nước chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế.

Nhìn lại diễn biến tỷ giá của thị trường ngoại hối trong thời gian qua thấy có những nổi bật như sau:

Vào năm 2004, đồng đô la Mỹ liên tục mất giá mạnh so với đồng EUR, JPY và một số loại ngoại tệ chủ đạo khác. Giá vàng liên tục tăng cao và diễn biến bất thường. Cho đến trung tuần tháng 12/2004 thị trường thế giới đã chứng kiến những đợt mất giá nghiêm trọng của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác, thời điểm mất giá lớn nhất là vào ngày 9/12/2004, 1 EUR đổi được 1,3434 USD, có thời điểm đạt gần 1,4 USD, mức giá kỷ lục từ trước đến thời điểm này. Hay nói một cách khác, kể từ khi đồng EUR chính thức lưu hành đến năm 2004, đồng USD mất giá tới 50% so với đồng EUR, tương tự 1USD chỉ đổi được 102,18 JPY. Tại thời điểm cuối năm 2004, 1 USD cũng chỉ đổi được 1,192 đô la Canada; 0,515 bảng Anh; 1,2794 đô la Úc; 1,1325 France Thụy Sỹ…Một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích cho xu hướng mất giá mạnh của đô la Mỹ là tâm lý bi quan của thị trường trước những dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ cuối quý II và quan trọng hơn là nỗi lo ngại của các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế về khả năng của nước Mỹ trong việc đương đầu với tình trạng thâm hụt ngân sách tích lũy trong nhiều năm nay mà chưa có cách nào khắc phục. Diễn biến đó tác động mạnh đến các luồng chu chuyển tiền tệ, lãi suất, tỷ giá tác động đến sự chu chuyển giữa đồng VND với các loại ngoại tệ mạnh qua kênh NH ở thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước. Từ đầu năm đến cuối năm 2004, đồng VND đã mất giá gần 0,8% so với USD; 5,51% so với JPY 10,69% so với GBP và 8,98% so với EUR … Đồng EUR, đồng JPY lên giá mạnh so với đồng USD lên giá mạnh hơn so với đồng VND.

Sang năm 2005, thị trường ngoại hối có một số diễn biến sau:

Ngược lại với diễn biễn lãi suất USD luôn có xu hướng tăng, giá vàng cũng tăng cao và biến động phức tạp, thì tỷ giá giữa đồng VND và đồng USD trên cả ba thị trường: thị trường giao dịch không chính thức, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường giao dịch giữa các NHTM với khách hàng đều ổn định. Tỷ giá trên thị trường không chính thức theo công bố của Tổng Cục Thống Kê năm 2005 chỉ tăng 0,8%, thị trường giao ngay của NHTM với khách hàng cũng tăng tương ứng gần 0,8%.

Bảng 4.5: Biến động tỷ giá năm 2004

ĐVT: VND

Loại ngoại tệ 1/1/2004 31/12/2004 Biến động

tỷ giá USD 15.620 15.745 0,8% EUR 19.450,05 21.282,76 9,42% JPY 134,63 150,66 4,89% AUD 11.581,01 12.157,02 4,97% GBP 27.430,49 29.919,02 9,07%

Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam

Nguồn : www.vietcombank.com.vn

Tỷ giá giữa đồng VND so với một số ngoại tệ mạnh khác có biến động khác nhau, tăng so với đồng USD và giảm so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Dựa trên tỷ giá được công bố trên mạng hàng ngày của NH Ngoại Thương Việt Nam từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2005 thì tỷ giá VND/USD có mức tăng 0,89%. Tuy nhiên, đồng VND lại lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác như: EUR, JPY, AUD, GBP… Cụ thể đồng VND tăng 12,23% so với EUR; 12% so với đồng JPY; 5,29% so với AUD; 9,58% so với GBP.

Bảng 4.6: Biến động tỷ giá năm 2005

ĐVT: VND

Loại ngoại tệ 1/1/2005 31/12/2005 Biến động

tỷ giá USD 15.745 15.885 0,89% EUR 21.282,76 18.679,24 -12,23% JPY 150,66 132,58 -12,00% AUD 12.157,02 11.513,38 -5,29% GBP 29.919,02 27.051,41 -9,58% Nguồn : www.vietcombank.com.vn

Sở dĩ tỷ giá giữa đồng VND giảm mạnh so với các loại ngoại tệ mạnh khác là do đồng đô la Mỹ lên giá mạnh so với các loại ngoại tệ đó. Trong khi đó nhu cầu về EUR, JPY, GBP, AUD … ở trong nước không lớn, ngược lại khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam, một phần kiều hối chuyển về nước … được thực hiện bằng các loại ngoại tệ mạnh khác. Còn nguồn thu từ xuất khẩu, viện trợ … của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng đô la Mỹ, tỷ trọng này chiếm khoản 87% - 88% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Còn tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng gần 0,8% trong cả năm 2005 nguyên nhân là do cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta dần dần được thông thoáng, cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt. Thứ hai, là do cung ngoại tệ tăng khá, cầu ngoại tệ tăng chậm, quan hệ cung cầu tương đối cân bằng. Cung ngoại tệ tăng mạnh là do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao, ước tính đạt 3,2 – 3,5 triệu lượt người, nguồn kiều hối chuyển về nước tăng mạnh ước tính đạt 3,5 – 3,8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tăng khá, ước tính đạt 5,3 tỷ USD.

Và diễn biến của các loại ngoại tệ khác trong thời gian qua được thể hiện qua các đồ thị : ( xem phụ lục)

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 32 - 34)