8. Cấu trúc của luận văn
1.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.3.1 Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước.
1.3.2 Mục đích, yêu cầu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Mục đích
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…
b) Yêu cầu
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01 hàng năm. - Đạt được độ chính xác cao.
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã, huyện, tỉnh, cả nước), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã, phường, thị trấn là tài liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh, các tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước .
- Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất.
32
1.3.3 Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Bản đồ nền và tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất + Bản đồ nền (nội dung cơ sở địa lý)
Bản đồ nền dùng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp là tài liệu đo vẽ trực tiếp mặt đất (toàn đạc, bàn đạc, hoặc các tài liệu bản đồ xây dựng bằng phương pháp gián tiếp (ảnh hàng không, ảnh viễn thám, vv…)
Tài liệu dùng làm bản đồ nền phải đáp ứng yêu cầu chung về thể hiện các yếu tố địa lý:
- Lưới km (lưới kinh vĩ độ) - Ranh giới hành chính 364 - Địa hình
- Thủy hệ - Giao thông
- Các điểm địa vật quan trọng, các công trình kinh tế văn hóa, xã hội.
+ Tỷ lệ bản đồ
Một số căn cứ để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất: - Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ. - Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất.
- Phù hợp với bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp.
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Không cồng kềnh, tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng .
Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định cho các cấp như sau :
(1) Cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Diện tích dưới 150 ha : tỷ lệ 1/1.000
- Diện tích trên 150 ha đến 300 ha : tỷ lệ 1/2.000 - Diện tích trên 300 ha đến 2.000 ha : tỷ lệ 1/5.000
33 - Diện tích trên 2.000: tỷ lệ 1/10.000 (2) Cấp huyện - Diện tích dưới 2.000 ha : tỷ lệ 1/5.000 - Diện tích trên 2.000 ha đến 10.000 ha : tỷ lệ 1/10.000 - Diện tích trên 10.000: tỷ lệ 1/25.000 (3) Cấp tỉnh - Diện tích dưới 130.000 ha : tỷ lệ 1/25.000 - Diện tích trên 130.000 ha đến 500.000 ha : tỷ lệ 1/50.000 - Diện tích trên 500.000: tỷ lệ 1/100.000 (4) Vùng lãnh thổ : tỷ lệ 1/250.000 (5) Cả nước : tỷ lệ 1/1.000.000
b) Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm
+ Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan
+ Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;
+ Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: thể
hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;
34
+ Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần
địa hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng;
+ Thủy hệ và các đối tượng có liên quan: phải thể hiện gồm biển, hồ, ao,
đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ); trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của thủy hệ;
+ Giao thông và các đối tượng có liên quan: thể hiện phạm vi chiếm đất của
đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó theo yêu cầu sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các xã miền núi, trung du;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đường liên xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị từ đường liên huyện trở lên; - Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước biểu thị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện;
+ Các yếu tố kinh tế, xã hội + Các ghi chú, thuyết minh.
1.4 Chuẩn ISO/TC211 trong xây dựng CSDL HTTĐL
35
Tổ chức chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standard) là một tổ chức chuẩn hóa lớn nhất thế giới đã được đưa ra những chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. ISO bao gồm một mạng lưới các viện tiêu chuẩn quốc gia của 157 nước với một ban thư kí Trung ương tại Neveda Thụy Sĩ. ISO là một tổ chức phi chính phủ với hình thức là cầu nối giữa các lĩnh vực cộng đồng và cá nhân. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, sự cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn, trao đổi dễ dàng hơn; là nơi chia sẻ các tiến bộ khoa học kĩ thuật và các kinh nghiệm quản lý, nơi bảo vệ nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Các tiêu chuẩn của ISO được phát triển bởi các ủy ban kĩ thuật (Technical Committees-TC). Ủy ban kĩ thuật gồm 26 tiểu ban, đưa ra các tiêu chuẩn cho tất cả
các ngành công nghiệp, kĩ thuật, thương mại... trong đó tiểu ban 211 (TC/211) là tiểu ban ban hành các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin địa lý, bộ tiêu chuẩn mang mã hiệu ISO-19100.
a) Mục tiêu của chuẩn ISO/TC211[15]
- Tăng cường hiểu biết và khả năng ứng dụng thông tin địa lý.
- Tăng cường tính sẵn sàng ứng dụng, khả năng truy nhập, tích hợp và chia sẻ thông tin địa lý.
- Đề xuất sử dụng thông tin địa lý một cách linh hoạt, hiệu quả và kinh tế dựa trên sự kết hợp giữa các phần cứng, phần mềm.
- Tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập một cơ sở hạ tầng thông tin địa lý trong phạm vi địa phương, quốc gia, toàn cầu.
- Hợp tác với những tổ chức khác để ứng dụng và phát triển các chuẩn này. - Đóng góp cách tiếp cận thống nhất vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như: bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
b) Nội dung cơ bản của chuẩn ISO/TC211[16]
Bộ tiêu chuẩn ISO-19100 do tiểu ban kỹ thuật ISO/TC211 biên soạn gồm trên 40 chuẩn khác nhau, nhằm tiêu chuẩn hóa toàn bộ lĩnh vực thông tin địa lý. Bộ
36
chuẩn ISO/TC211 được xây dựng theo từng nhóm làm việc (Working Group). Mỗi nhóm làm việc bao gồm nhiều chuyên đề có liên quan:
Working Group 1: Khung cơ sở và mô hình quy chiếu (framework and reference model)
- ISO19101 – Mô hình quy chiếu - ISO19102 – Tổng quan (đã bị xóa) - ISO19103 – Ngôn ngữ lược đồ khái niệm - ISO19104 – Các thuật ngữ
- ISO19105 – Sự thích ứng và kiểm tra
- ISO/TR 19121 – Dữ liệu ảnh và dữ liệu Grid
Working Group 2: Các mô hình không gian địa lý và các thuật toán (Geospatial models and operators)
- ISO19107 – Lược đồ không gian - ISO19108 – Lược đồ thời gian
- ISO19109 – Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng - ISO19123 – Lược đồ hình học và các chức năng
Working Group 3: Quản trị dữ liệu không gian địa lý ( Geospatial data Administration)
- ISO19110 – Phương pháp phân loại đối tượng - ISO19111 – Quy chiếu không gian bằng tọa độ - ISO19112 – Quy chiếu không gian bằng chỉ số địa lý - ISO19113 – Các nguyên tắc chất lượng
- ISO19114 – Quy trình đánh giá chất lượng - ISO19115 – Siêu dữ liệu (Metadata)
Working Group 4: Các dịch vụ về không gian địa lý (Geospatial services)
- ISO19116 – Các dịch vụ về định vị - ISO19117 – Miêu tả
- ISO19118 – Mã hóa - ISO19119 – Dịch vụ
37 - ISO19125 – Ngôn ngữ truy cập dữ liệu - ISO19128 – Giao diện Web Map Server - ISO19136 – Ngôn ngữ đánh dấu địa lý (GML)
Working Group 5: Profiles và chuẩn chức năng (Profiles and Functial Standard)
- ISO19106 – Profiles
- ISO/TR 19120 – Các chuẩn chức năng
Working Group 6: Dữ liệu ảnh (Imagery)
- ISO/TR19120 – Các chuẩn chức năng
- ISO 19101-2 – Mô hình tham chiếu (phần 2: dữ liệu ảnh)
Working Group 7: Cộng đồng thông tin (Information communities)
- ISO/TR 19122 – Chất lượng và chứng chỉ nhân lực - ISO 19137 – Nhân tố chính của lược đồ không gian - ISO/TS 19139 – Metadata: chỉ thị thực hiện
Working Group 8: Các dịch vụ địa lý địa phương (Location based services) Working Group 9: Quản lý thông tin (Information management)
- ISO/TS 19127 – Các thông số và mã đo đạc - ISO19131 – Đặc tả các sản phẩm dữ liệu - ISO 19135 – Thủ tục đăng ký các mục - ISO19138 – Các phép đo chất lượng dữ liệu
Working Group 10: Tiếp cận cộng đồng (Ubiquitous public access)
1.4.2 Chuẩn ISO/TC211 trong xây dựng CSDL HTTĐL
Bộ tiêu chuẩn ISO/TC211 có nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực thông tin địa lý. Các tiêu chuẩn này cũng thường xuyên được cập nhập và thay đổi phù hợp với sự phát triển của khoa học. Trong bài khóa luận này tác giả chỉ nghiên cứu các chuẩn có liên quan đến việc xây dựng CSDL thông tin địa lý.
38
Bảng 1.1 : Bảng các chuẩn ISO/TC 211 trong xây dựng CSDL địa lý
STT Chuẩn xây dựng CSDL thông tin địa lý
Bộ tiêu chuẩn ISO-19100
1 Chuẩn ngôn ngữ mô hình hóa sử dụng trong thông tin địa lý
ISO/TS 19103 Geographic Information – Conceptual schema Language 2 Chuẩn lược đồ dữ liệu không gian ISO/DIS 19107 Geographic
Information – Spatial schema 3 Chuẩn quy tắc xây dựng lược đồ
ứng dụng
ISO/DIS 19109 Geographic Information – Rules for Application
schema 4 Chuẩn phương pháp xây dựng
danh mục đối tượng địa lý
ISO/FDIS 19110 Geographic Information- Methodology for Feature
Cataloguing 5 Chuẩn nguyên tắc đánh giá chất
lượng dữ liệu địa lý
ISO/FDIS Geographic Information – Quality principles
6 Chuẩn quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý
ISO/ 19114 Geographic Information – Quality evaluation procedures 7 Chuẩn siêu dữ liệu ISO 19115 Geographic Information –
Metadata
8 Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý ISO 19117 Geographic Information – Portrayal
9 Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ ISO 19111 Geographic Information – Spatial Referencing by Coordinates 10 Chuẩn mã hóa dữ liệu ISO 19118 Geographic Information -
39 STT Chuẩn xây dựng CSDL thông
tin địa lý
Bộ tiêu chuẩn ISO-19100
11 Chuẩn trao đổi dữ liệu ISO 19136 Geographic Information – Geography Mark-up Language
1.5 Ngôn ngữ UML
1.5.1 Tổng quan về UML
a) Khái niệm
UML (Unified Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hóa, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau của một hệ thống có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.
UML gồm các phần có quan hệ mật thiết với nhau sau:
- Ký hiệu (Notation): là một tập các ký hiệu, biểu tượng được dùng trong mô
hình
- Ngữ nghĩa (Semantics): Cho biết ý nghĩa của mỗi biểu tượng, chúng được
hiểu như thế nào khi nằm trong hoặc không nằm trong ngữ cảnh của biểu tượng khác
- Cú pháp (Syntax): Cho biết hình dạng các biểu tượng và cách sử dụng
chúng
- Văn phong thực tế (Pragmatic): Định ý nghĩa của biểu tượng để sao cho
mục đích của mô hình được thể hiện và mọi người có thể hiểu được
Các loại biểu đồ trong UML là:
- Biểu đồ lớp - Biểu đồ đối tượng
40 - Biểu đồ Use case
- Biểu đồ trạng thái - Biểu đồ trình tự - Biểu đồ cộng tác - Biểu đồ hành động - Biểu đồ thành phần - Biểu đồ triển khai
b) Đặc tính cơ bản của UML
Tính ngôn ngữ (Language): Ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp, truyền
đạt thông điệp về một vấn đề, chủ đề nào đó. Trong quá trình phát triển hệ thống các chủ đề, vấn đề này bao gồm các yêu cầu, phương pháp và thành phần, yếu tố tạo