CHƯƠNG 3 Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BẢN THÂN SAU KHI HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về kinh tế, (Trang 29 - 33)

- Phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm giáo dục đạo

CHƯƠNG 3 Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BẢN THÂN SAU KHI HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ

Trước đổi mới, do chịu ảnh hưởng bởi quan niệm công nghiệp hóa theo kiểu cũ của các nước hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong vòng mấy thập kỷ nước ta đã rập khôn theo kiểu công nghiệp hóa cổ điển. Chúng ta hiểu công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nặng và thiên về quan niệm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội một cách đơn thuần là do nhu cầu kinh tế - xã hội bên trong thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nhấn mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đúng, nhưng ngay trong chặng đường đầu mà chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, trong đó phát triển công nghiệp nặng trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là chưa thích hợp, là xa rời tư tưởng của Hồ Chí Minh: “dùng lập trường, quan điểm, phương thức chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta”.

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cần quán triệt và thực hiện di huấn của Người về CNH-HĐH trên các mặt sau đây:

Phải phát triển những ngành công nghiệp để phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đối với Việt Nam nông nghiệp rất quan trọng vì nó cung cấp lương thực, nguyên vật liệu và xuất khẩu đổi lấy máy móc, vật tư cho sự phát triển công nghiệp; nông nghiệp còn là thị trường quan trọng cho công nghiệp; nông nghiệp và công nghiệp có quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau; đẩy mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp cũng là phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp nhẹ nói riêng.

Từ đó, chúng ta cần phải tập trung phục vụ nông nghiệp. Phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế v.v.. Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm. Cần chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng phục vụ cho nông nghiệp như: Ngành cơ khí - đảm bảo cung cấp, sửa chữa các công cụ sản xuất cho nông nghiệp và phục vụ bảo quản và chế biên nông sản; Ngành hóa chất - cung cấp phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, bảo quản…; Ngành điện - thúc đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Phải đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn tức là thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa các khâu sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng và phát triển những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn nông thôn, xây dựng những kết cấu hạ tầng theo hướng CNH-HĐH ở nông thôn. Đồng thời phải kết hợp giữa xây dựng mới với cải tiến, nâng cấp công nghệ hiện có trong quá trình CNH-HĐH. Tuy nhiên cần chú ý đẩy mạnh một số ngành đi ngay vào công nghệ hiện đại như: ngành tin học, điện tử, sinh học… Muốn thực hiện được điều đó cần đẩy mạnh, khuyến khích phát triển các cơ sở cơ khí sửa chữa nhỏ; hiện đại hóa các ngành nghề thủ công truyền thống ; với những cơ sở công nghiệp lớn chỉ nên nâng cấp, hiện đại hóa những bộ phần cần thiết; mạnh dạn đi vào hiện đại hóa khi thành lập những doanh nghiệp mới nhất là trong những ngành kinh tế mũi nhọn như ngành điện tử tin học, cơ khí chính xác…

Phải thực hiện nhiều thành phần kinh tế trong quá trình CNH-HĐH nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội. Để có hiệu quả cao thì việc triển khai phải theo nhiều quy mô, nhiều trình độ, phải vừa đi ngay vào hiện đại đồng thời phải tận dụng những cơ sở hiện có.

Phải coi trọng, phát triển khoa học công nghệ và lao động trí thức trong quá trình CNH-HĐH. Muốn vậy, cần phải lựa chọn chiến lược khoa học - công nghệ chính xác. Một chiến lược khoa học chính xác giúp chúng ta đường

đi ngắn nhất để đuổi kịp các nước đi trước vì khai thác được tối đa nội lực, tránh được những sai lầm của các nước đi trước; phải coi trọng nhân tài, tôn trọng đội ngũ trí thức, có chính sách đãi ngộ thoả đáng tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc cống hiến tài năng; phải phổ biến khoa học kỹ thuật rộng rãi trong quần chúng, đồng thời lại phải kịp thời khai thác kinh nghiệm của quần chúng để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh vào công cuộc CNH-HĐH của đất nước được thể hiện rõ qua Văn kiện các kỳ đại hội Đảng. Tại Đại hội III Đảng đã đề ra phương châm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” nhưng trên thực tế nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng hầu như bị lãng quên để chạy theo phát triển công nghiệp nặng. Đến Đại hội IV đường lối kinh tế được điều chỉnh lại “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” sự điều chỉnh này là đúng đắn nhưng trên thực tế, trong lãnh đạo chúng ta vẫn chạy theo phát triển công nghiệp nặng không trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V tuy đã có bước điều chỉnh khá quan trọng “tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý”, nhưng kiểu công nghiệp hóa này lại gắn với mô hình kinh tế hiện vật, với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp nên chẳng những không đạt được các mục tiêu mà còn mang lại hậu quả xấu làm cho nền kinh tế đất nước càng trở nên tiêu điều.

Tại Đại hội VI Đảng ta mới kiên quyết uốn nắn lại bằng cách cắt giảm và hoãn lại hàng trăm hạng mục công trình, xác định lại bước đi của công nghiệp hóa, nhưng quan niệm về công nghiệp hóa kiểu truyền thống vẫn còn tiếp tục ngự trị. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII

của Đảng lần đầu tiên đưa ra khái niệm CNH-HĐH theo tư duy mới, “là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại”. Đến Đại hội VIII, lần đầu tiên quan điểm “CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo” được khẳng định. Có thể nói đây là sự trở về với cội nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh về CNH-HĐH.

Đến Đại hội IX Đảng ta chỉ rõ: “con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Đại hội X của Đảng xác định trong những năm tới cần: “Tranh thủ cơ hội do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH-HĐH”. Nội dung của quá trình này là:

- Phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

C. KẾT LUẬN

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã chỉ ra rằng, mọi thắng lợi của cách mạng nước ta đều gắn liền với đường lối cách mạng triệt để và sáng tạo của Đảng ta, đều xuất phát từ nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngày nay, khi công cuộc đổi mới đã được triển khai toàn diện và đi vào chiều sâu, Đảng ta tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhiều quan điểm quý báu. Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày nay đã là di sản vô giá không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn là của chung nhân loại. Trải qua mọi biến động thời cuộc, tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa của dân tộc Việt Nam và trí tuệ của thời đại mãi mãi soi sáng cho cách mạng Việt Nam và góp phần to lớn định hướng sự phát triển của nhân loại. Sức sống và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị định hướng cho công cuộc đổi mới nói chung, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nói riêng. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNH-HĐH luôn là ngọn đuốc tinh thần dẫn dắt chúng ta trong quá trình tiến hành CNH-HĐH với một quyết tâm không gì lay chuyển nổi, giúp chúng ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong một tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về kinh tế, (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w