Chiến thắng Đồng Xoà

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh của nhân dân miền nam (1961 –1965) chống chiến lược chiến tranh đặc biệt’’ (Trang 39 - 45)

II. NHỮNG CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM CHỐNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT

1.3Chiến thắng Đồng Xoà

1 Những chiến thắng quân sự lớn của nhân dân miền Nam chống chiến tranh đặc biệt.

1.3Chiến thắng Đồng Xoà

Chiến dịch tiến công Đồng Xoài (từ 11-5-1965 đến 22-7-1965), Bộ chỉ huy chiến dịch (Bộ chỉ huy Miền) chọn thị trấn Đồng Xoài làm khu vực quyết chiến chiến dịch và trận đánh Chi khu Đồng Xoài là trận đánh then chốt quyết định.

Chi khu Đồng Xoài (nay là trung tâm thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) nằm trên khu vực ngã tư Quốc lộ 14 và tỉnh lộ 2, là cứ điểm mạnh trong tuyến phòng thủ sông Bé bảo vệ tây bắc Sài Gòn. Từ đây, địch có thể khống chế cả một vùng rộng lớn từ Đồng Phú, Chơn Thành đến Bình Long, Phước Long, cả các trục đường giao thông huyết mạch nối miền Đông Nam Bộ với nam Tây Nguyên và Đông Cam-pu-chia. Vì thế, địch không chỉ xây đắp trong chi khu hàng loạt hầm ngầm, công sự kiên cố, chướng ngại vật phức tạp, canh phòng nghiêm ngặt mà còn luân phiên bố trí các đơn vị thiện chiến với số quân trên dưới 2000 và luôn được phi pháo các loại yểm trợ.

Nhằm tiêu diệt cứ điểm lợi hại này, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tập trung Trung đoàn 2 (đơn vị vừa diệt Chi khu Phước Bình trong đợt 1 chiến dịch), Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 3) chủ lực Miền, bộ đội địa phương tỉnh Bình Long, Phước Long và du kích các xã lân cận. Trung đoàn 1 hoạt động ở vòng ngoài sẵn sàng đánh quân địch cứu viện.

Với phương pháp tác chiến “đánh điểm, diệt viện”, đêm 9-6-1965, bộ đội Trung đoàn 2 và các đơn vị phối thuộc được lệnh hành quân chiếm lĩnh trận địa. Giữa lúc bộ đội triển khai đội hình chuẩn bị 24 giờ để nổ súng, thì bất ngờ 22 giờ 40 phút, địch báo động bắn hai quả đại bác 105mm, sau đó cho quân bắn phá mạnh về các hướng ta đang tiếp cận. Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm hướng chủ yếu tưởng bị lộ, liền cho các khẩu đội hỏa lực cối, ĐKZ, súng máy

các loại bắn phá các mục tiêu hỗ trợ bộ binh phá rào mở cửa. Để xử lý tình huống ngoài dự kiến, Ban chỉ huy Trung đoàn 2 sau khi nắm chắc bộ đội đã cơ bản chiếm lĩnh xong trận địa được phân công, lập tức ra lệnh cho các đơn vị tiến công sớm hơn dự định.

Bị quân ta tiến công trên hai hướng, chỉ huy địch vừa cho binh sĩ trong các lô cốt, chiến hào tuyến 2, tuyến 3 (ngoài cùng) đánh trả, vừa huy động 4 đại đội ở hai đồn bảo an và biệt động trong chi khu (có cơ giới yểm trợ) cơ động ra chặn diệt ta. Trận đánh trở nên giằng co ác liệt, gây cho ta nhiều thương vong.

Quyết không để tình hình phức tạp kéo dài, Ban chỉ huy Trung đoàn 2 lệnh cho các tiểu đoàn tăng cường cán bộ xuống các phân đội gặp khó khăn, xốc lại đội hình và điều chỉnh lại lực lượng, đưa các khẩu đội hỏa lực ĐKZ 75mm, súng máy cao xạ 12,7mm, đại liên, súng phun lửa lên sát hàng rào, bờ thành đất hỗ trợ cho bộ binh đánh chiếm đầu cầu.

Được hỏa lực trực tiếp chế áp mạnh, các phân đội chủ công của các tiểu đoàn bất chấp lưới lửa ken dày của địch, bật dậy đột phá những hàng rào còn lại. Hơn một giờ sau cửa mở thông, bộ đội trên hai hướng đồng loạt tràn lên đánh chiếm tuyến ba và tuyến hai rồi phát triển vào bên trong. Khi Tiểu đoàn 1 tiêu diệt được đồn bảo an, làm chủ khu hành chính, thì Tiểu đoàn 2 cũng áp sát được đồn biệt động. Sau 20 phút công phá mãnh liệt, Tiểu đoàn 2 đã chiếm được đồn biệt động, buộc hàng chục tên sống sót tháo chạy về sở chỉ huy trung tâm dựa vào hầm ngầm cố thủ và gọi chi viện. Bốn giờ sáng 10- 6-1965, ta làm chủ cơ bản chi khu Đồng Xoài. Theo kế hoạch, các đơn vị trụ lại đào công sự, dựa vào hầm hố trong căn cứ sẵn sàng đánh địch phản kích ứng cứu giải tỏa.

Đúng như ta dự kiến, trưa 10-6-1965, địch dùng máy bay đổ Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 7 nhảy dù) xuống đồn điền Thuận Lợi để tiến lên giải vây căn cứ Đồng Xoài. Bộ đội Trung đoàn 1 (thiếu) bố trí ở gần đây đã nhanh chóng vận động đến bao vây tiến công liên tục tiêu diệt gọn tiểu đoàn địch vừa đổ

quân xuống. Chưa cam chịu thất bại, 3 giờ chiều, địch đổ tiếp Tiểu đoàn biệt động quân 52 “dày dạn chiến trận” xuống đông bắc Đồng Xoài 2,5km, lập bàn đạp chiếm lại các mục tiêu vừa bị mất. Một tiểu đoàn (thuộc Trung đoàn 1) của ta được bộ đội địa phương hỗ trợ tiến công tiêu diệt gọn đại đội địch đi đầu, đánh thiệt hại nặng đại đội đi sau, số còn lại khiếp sợ tháo chạy tán loạn. Không còn hy vọng cứu được chỉ huy và số quân cố thủ, địch cho máy bay ném bom hủy diệt trung tâm căn cứ. Đến 17 giờ cùng ngày, quân ta mở đợt công kích cuối cùng tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ trận địa.

Chiến thắng Đồng Xoài là một trong những trận đánh then chốt của chiến dịch Đồng Xoài, không chỉ đánh dấu bước phát triển mới về phương pháp tác chiến “đánh điểm, diệt viện” (tiêu biểu là cách đánh công kiên, đánh vận động, tập kích) tiêu diệt nhiều sinh lực trên nhiều yếu địa, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng là làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta, bất lợi cho địch, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ.

2 Phong trào đấu tranh chính trị chống chiến tranh đặc biệt (1961-1965)

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.

Ngoài ra nhiều cuộc biểu tình của các tầng lớp nhân dân chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ cũng diễn ra sôi nổi trong các đô thị lớn trên toàn miền Nam. Những cuộc đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân tạo nên một tiếng vang lớn đối với cuộc đấu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc biêt. Kết hợp với đấu tranh vũ trang đấu tranh chính trị trở thành một phần rất quan trọng đã được xác định từ đầu.

Với phong trào đấu tanh chính trị ở các đô thị lớn đã tạo sức ép lên chính quyền Mỹ Diêm và làm cho chuỗi ngày khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn ngày càng trầm trọng.

Ngoài ra, phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam cũng được đông đảo nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ. Đồng thời với đó là phong trào đấu tranh biểu tình phản đối chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

KẾT LUẬN

Miền Nam là địa bàn đặc biệt quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ,nhất là trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt.

Trong miền Nam có Sài Gòn là thành phố trọng điểm là cơ quan đầu não của giặc. Vì vậy, chiến trường này luôn bố trí một số lượng lớn trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của địch và là chiến trường ác liệt nhất trong chiến đấu.

Từ năm 1961-1965 Mỹ thực hiện chiến tranh đặc biệt nhằm dùng bạo lực cách mang đáp trả cao trào Đồng khởi của nhân dân ta ở miền Nam, mà đỉnh cao là chiến dịch hành quân càn quét và tìm diệt và dồn dân lập ấp.

Chiến lược chiến tranh đặc biệt mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam trải qua 2 thời kỳ: Ban đầu là kế hoạch Staley-taylor nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, sau đó bị thất bại phải kéo đến cuối năm 1953; giai đoạn tiếp theo là kế hoạch johnxon-Mc.Namara nhằm tiếp tục chiến lược chiến tranh đặc biệt trong hai năm 1964-1965, với quyets tâm và mức độ tàn khốc hơn, dã man hơn cùng với đó là đẩy mạnh chiến tranh pphas hoại ra toàn miền Bắc.

Thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biêt từ 1961-1965 Mỹ ngụy coi việc dồn dân lập ấp thành quốc sách ấp chiến lược. Đây là biện pháp chiến lược cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt. Đó cũng là mục tiêu rất thâm độc của kế hoach Staley-taylor. Âm mưu của quốc sách ấp chiến lược là nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân chúng “ tát nước bắt cá” triệt phá mầm mống cơ sở cách mạng trong nhân dân.

Phong trào đấu tranh của quân và dân miền Nam chống chiến tranh đặc biêt và chống phá ấp chiến lược của địch diễn ra cam go và quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của Đang, chi bộ Đảng quân và dân miền Nam đã phát triển phong trào và phát triển tiến lên. Thời kỳ ấy gồm hai giai đoan từu 1961-1963 và từ 1964-1965.

Thời kỳ 1961-1963: Phong trào hình thành từ chống gom dân, chiếm đất sau đó tiến lên phá thế kìm kẹp của địch.

Tuy nhiên trong thời kỳ này một số đảng bộ chưa đánh giá hết được âm mưu và thủ đoạn của đich dẫn tới coi thường so sánh lực lượng giữa ta và địch còn quá chênh lệch đó là do đánh giá chưa cụ thể, chưa sát tình hình.

Trong giai đoạn 1964-1965: nghị quyết 9 của Ban chấp hành Trung ương (khóa III) đã xác định phương châm đáng lâu dài, đồng thời cũng tranh thủ cơ hội để gianh thắng lợi trong một thời gian nhất định.

Từ thực tiễn của phong trào chống chiến lược chiến tranh đặc biệt và chống phá ấp chiến lược của địch có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân là biện pháp căn bản để đánh thắng địch, là bí quyết căn bản để đánh tan kế hoạch dồn dân laappj ấp chiến lược của địch.

Hai là: Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên với cách mang, cán bộ, đảng viên phải bám sát dân và dựa vào dân để hoạt động cách mạng; dung cảm vượt qua sự khủng bố điên cuồng của kể thù với niềm tin sắt đá là “ dân còn là Đảng còn”

Ba là: giành và giữ dân củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào Đảng là bí quyết khơi dậy của phong trào đấu tranh của quần chúng chống phá ấp chiến lược.

Những kinh nghiệm đúc rút được từ ttrong phong trào đáu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của nhân dân miền Nam là hết sức quý báu học tập được từ trong lịch sử. Bước vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, những kinh nghiệm lịch sử nêu trên tuy đã nhiều chỗ không phù hơp với tình hình thực tế hiện nay, nhưng những tinh thần của kinh nghiệm đó vẫn còn giá trị thiết thực to lớn.

Với những thế mạnh đã có trong lịch sử Đảng bộ và nhân dân các tỉnh miền Nam quyết tâm giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng quý báu của mình, phấn đấu xây dựng quê hương miền Nam ngày càng giàu đẹp, cùng với cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh.

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh của nhân dân miền nam (1961 –1965) chống chiến lược chiến tranh đặc biệt’’ (Trang 39 - 45)