1. Kết luận:
Ngân sách cấp huyện, thị, thành phố là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, ngành tài chính.
Hiện nay, việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách ở nước ta nói chung và thành phố Châu Đốc nói riêng là yêu cầu cấp thiết, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không những khó khăn, vướng mắc, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cấp, nghành. Đặc biệt mỗi cán bộ quản lý Ngân sách Nhà nước phải không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức của mình cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp Ủy, chính quyền địa phương và các cơ chế chính sách phù hợp.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố đã có những bước phát triển đáng kể, vai trò của Ngân sách Nhà nước được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý ngân sách vẫn còn không ít tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức, trong chỉ đạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải phối kết hợp tìm ra những giải pháp cùng nhau khắc phục, đưa công tác quản lý Ngân sách đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
2. Kiến nghị:
Để góp phần quản lý và sử dụng NSNN nói chung, ngân sách trên địa bàn thị xã nói riêng có hiệu quả, bản thân có những kiến nghị như sau:
- Tranh thủ với tỉnh và các ngành cấp trên trong việc phân cấp nguồn thu để tạo nguồn thu mới cho thị xã để đảm bảo cân đối ngân sách.
- Tập trung doanh số các ngành hàng phát triển mạnh, thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh, bám sát tình hình tăng trưởng trong kinh doanh để kê khai, quyết toán của các đối tượng nộp thuế, thu hồi nợ đọng.
- Ngành thuế tăng cường trách nhiệm công vụ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn phường, xã, từng tổ, đội. Thực hiện
tốt công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế theo kế hoạch đối với các ngành nghề trọng điểm.
- Việc phân bổ dự toán ngân sách nên sát với nhiệm vụ phát sinh hàng năm để nhằm hạn chế bổ sung ngân sách cũng như việc điều hành quản lý ngân sách của ngành tài chính được thuận lợi hơn.
- Thủ trưởng các đơn vị tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tự sắp xếp cân đối các khoản chi trong dự toán được giao.
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cần tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý, sửa dụng ngân sách, tự sắp xếp cân đối các khoản chi trong dự toán.
- Cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, chứng từ, nội dung kiểm soát...
- Đề nghị Sở Tài chính An Giang thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ TABMIS và chuyên môn cho các cán bộ làm công tác tài chính để thường xuyên được học tập và trao dồi nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ quản lý ngân sách.
- Có chế độ ưu đãi cho cán bộ công chức làm công tác tài chính nhằm thu hút nhiều nhân tài trẻ có trình độ, năng lực để phục vụ cho ngành Tài chính được lâu dài ./.