Tín ngưỡng phồn thực

Một phần của tài liệu Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (Trang 28)

Hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ nghề và tín ngưỡng lễ hội,...:

Tín ngưỡng thờ tổ tiên

Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà. Con cháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê. Những dòng họ lớn, có học thức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Tín ngưỡng phồn thực

Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt nói chùng và người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng.

Có thề thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ trên các tượng bằng đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu khắc ở những ngôi đình như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng), đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam Định). Trong một số bức tranh Đông Hồ (Hứng Dừa, Đánh ghen) cũng phảng phất văn hoá tín ngưỡng phồn thực. Ngoài ra, cư dân Bắc Bộ còn thể hiện văn hoá tín ngưỡng này qua những trò chơi trong các lễ hội cổ truyền: trò múa mo Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Tây), trò chen lễ hội làng Nga Hoàng (Bắc Giang).

Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà, đa dạng và độc đáo, quán xuyến đời sống tâm linh của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Tư chất, tâm lý, tính cách của họ được in hình rõ nét qua văn hoá tín ngưỡng phồn thực.

Một phần của tài liệu Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w