BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu THAM LUẬN BỒI DƯỠNG học sinh giỏi môn Hóa học cực hay (Trang 27 - 30)

-Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả, nên đòi hỏi giáo viên dạy bồi dưỡng phải có tâm quyết, phải giành nhiều thời gian đầu tư cho việc dạy và nghiên cứu tài liệu.

- Bên cạnh đó, chúng ta phải tạo uy tín đối với môn thi của mình, thì lúc đó sẽ tạo được niềm tin với học sinh và lúc đó thì học sinh sẽ tự đăng kí học và thi môn của mình.

V. KIẾN NGHỊ:

- Để cho công tác thi học sinh giỏi đạt hiệu quả cao hơn nữa, thì đề nghị các cấp lãnh đạo cần có chế độ bồi dưỡng cho giáo viên dạy, để họ yên tâm công tác lâu dài.

Trên đây là ý kiến của tôi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nếu có gì thiếu sót xin đồng nghiệp đóng góp ý kiến thêm.

Mỹ Hoà, ngày 07/01/2013

Người viếtNguyễn Trân Nguyễn Trân

Trường THCS Phú Điền Độc lập - Tự do – Hạnh phúc BÀI THAM LUẬN

VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌCI. THỰC TRẠNG I. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường luôn có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Giáo viên dạy học sinh giỏi có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm qua các năm giảng dạy.

- Học sinh được bồi dưỡng có ý thức học tập tốt.

2. Khó khăn:

- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, thiếu các phòng học chức năng. Sách và tài liệu tham khảo dành cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít. Phần lớn giáo viên phải tự trang bị cho mình trong việc giảng dạy.

- Giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chỉ tiêu chất lượng vừa phải hoàn thành công tác kiêm nhiệm do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.

- Học sinh học chương trình chính khóa phải học nhiều môn nên các em còn đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, do đó hiệu quả học tập chưa cao.

II.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒIDƯỠNG HỌC SINH GIỎI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

1/ Đối với Ban giám hiệu:

- Cần phải lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng phù hợp để phát huy năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.

- Sau khi kết thúc năm học lớp 8 nên tuyển chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó, làm nguồn cho năm học kế tiếp.

- Lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường.

- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.

2/ Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:

a) Kế hoạch bồi dưỡng:

- Ở lớp 8 thông qua giáo viên dạy môn Hóa trong tổ để xác định những học sinh có khả năng và yêu thích môn Hóa để tuyển chọn.

- Hè năm học lớp 8 bắt đầu ôn tập các kiến thức cơ bản và nâng cao ở lớp 8 theo các chuyên đề.

- Đầu năm học lớp 9 bắt đầu bồi dưỡng kiến thức nâng cao chương trình Hóa lớp 9.

b) Nội dung bồi dưỡng:

- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp về từng mảng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.

- Nội dung bồi dưỡng:

+ Các kiến thức cơ bản và nâng cao môn Hóa ở cấp học THCS. + Các dạng toán theo chuyên đề Hóa học vô cơ và hữu cơ. + Các đề thi học sinh giỏi các cấp.

c) Phương pháp bồi dưỡng:

- Lúc đầu dạy các bài toán cơ bản nhẹ nhàng ở sách giáo khoa, sách bài tập. - Sau đó đưa vào các dạng toán theo chuyên đề nâng cao kiến thức.

- Cuối cùng cho học sinh làm quen giải các đề thi của các năm học trước.

d) Biên soạn đề cương (tài liệu, đề thi…):

+ Giáo án riêng ghi nhật ký giảng dạy. + Sách và các tài liệu tham khảo môn Hóa. + Một số đề thi huyện, tỉnh ở các năm trước.

3/ Đối với học sinh:

- Ý thức học tập cao.

- Đam mê và yêu thích môn Hóa. - Hoàn thành tốt các bài tập được giao.

- Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.

4/ Đối với phụ huynh:

- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt.

- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con em.

III. HIỆU QUẢ

Qua công tác bồi dưởng ở các năm gần đây chúng tôi nhận thấy hiệu quả tăng lên rỏ rệt đặt biệt :

- Năm học(2008-2009)…. : Đạt giải KK(vòng huyện ) - Năm học(2009-2010)…. : Đạt giải II(vòng huyện)

- Năm học 2010- 2011…. : Đạt giải II(vòng huyện):;Đạt giải III(vòng tỉnh)

IV.

KẾT LUẬN

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa ở trong trường học là công tác trọng tâm hàng đầu. Vì đây không chỉ là việc làm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thúc đẩy giáo viên luôn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tự trau dồi, rèn luyện nhằm nâng cao năng lực chuyên môn giảng dạy của bản thân mà còn là để đào tạo nhân tài cho nhà trường nói riêng và của địa phương nói chung.

Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, ngoài vai trò của các thầy giáo, cô giáo và học sinh thì các bộ phận gián tiếp như: Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm… cũng cần có sự quan tâm và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức để tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng như: tuyên dương khen thưởng kịp thời và có chế độ ưu đãi đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích trong kì thi học sinh giỏi…

Trên đây là thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Duyệt của BGH Phú Điền, ngày 31 tháng 12 năm 2012

Người viết Nguyễn Văn Hợp

Một phần của tài liệu THAM LUẬN BỒI DƯỠNG học sinh giỏi môn Hóa học cực hay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w