2.4.1. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác của cấp uỷ
- Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện, Văn phòng Huyện uỷ phải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng, ban hành các
chương trình công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy. Trong quá trình tham mưu cho cấp ủy Văn phòng Huyện ủy phải đề xuất thành lập tổ giúp việc gồm những người có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trong công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể; có kinh nghiệm, có năng lực phân tích, tổng hợp, để xây dựng được chương trình công tác đảm bảo nội dung có tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sát hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tham mưu giúp cấp ủy lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện để đề xuất chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.
- Trong quá trình thực hiện, văn phòng Huyện ủy cần chủ động bám sát chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành, tham mưu cụ thể hóa trong chương trình công tác năm và giúp cấp ủy điều hành thực hiện theo chương trình công tác đã đề ra; mặt khác cần phải nắm chắc, vận dụng các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh vào tình hình thực tế của địa phương, thường xuyên bám sát cơ sở, chủ động phối hợp, bàn bạc với các cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình công tác những vấn đề lớn, những công việc đột xuất, đúng thẩm quyền mà cấp uỷ phải xem xét giải quyết.
2.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội
Để thực hiện tốt chức năng tham mưu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, cần tập trung kiện toàn, củng cố cán bộ làm công tác tham mưu tổng hợp, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý kinh tế; có kinh nghiệm trong công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình tham mưu cần đặc biệt chú trọng việc tổ chức cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về
lĩnh vực kinh tế - xã hội, chủ động xây dựng và cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin kinh tế và thiết lập các kênh thông tin trong và ngoài văn phòng cấp ủy để phục vụ hoạt động của cấp uỷ, tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện và các phòng, ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sát thực tiễn, đúng quy chế, đúng thẩm quyền, quy định pháp luật.
Thực hiện tốt phương châm "4 bám": bám chủ trương, chính sách; bám cơ sở; bám tư tưởng chỉ đạo của cấp uỷ và bám việc để kịp thời tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ những vấn đề cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đề xuất cho Ban Thường vụ Huyện ủy có những chủ trương đúng đắn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
2.4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp cấp ủy tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Tiếp tục giúp cấp uỷ thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân theo đúng quy định của Đảng, và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật khiếu nại, tố cáo và tổ chức thực hiện công tác tiếp dân và xử lý đơn thư ở hệ thống văn phòng theo đúng Hướng dẫn số 28-HD/VPTW ngày 29/12/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng…Đề xuất phương án quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo để thuận tiện cho việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền; đồng thời kịp thời báo cáo cấp ủy cấp trên đối với những đơn do cấp trên chuyển về; báo cáo cấp ủy về tiến độ và kết quả giải quyết.
Khi tiếp nhận đơn thư của các cán bộ, đảng viên và nhân dân gửi đến cấp uỷ, cần phải kịp thời phân tích, phân loại, đề xuất cách xử lý, làm thủ tục chuyển thư đến cơ quan và người có trách nhiệm giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định; Trong công tác tiếp dân, cần phải chú trọng
việc hướng dẫn công dân; gắn công tác tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cấp cơ sở; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra của Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng Quy chế phối hợp giữa văn phòng với các cơ quan liên quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là khi có đơn thư, khiếu khiện đông người.
Bố trí cán bộ có kinh nghiệm làm nhiệm vụ tiếp công dân, cán bộ, đảng viên đến khiếu nại, tố cáo, đề nghị với cấp ủy. Hàng tuần báo cáo tình hình tiếp dân, tiếp nhận đơn thư với Thường trực cấp ủy tại hội nghị giao ban.
2.4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin phục vụ cấp
uỷ
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, văn phòng Huyện ủy cần phải tham mưu và tổ chức thực hiện tốt các nội dung công việc sau:
Tổ chức quản lý, khai thác tốt các kênh thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải, cập nhật thông tin đến các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, đồng thời nắm thông tin phản ánh của các tổ chức đảng qua mạng thông tin diện rộng.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Huyện ủy nắm thông tin phản ánh từ cơ sở thông qua đội ngũ công tác viên dư luận xã hội. Thực hiện tốt quy trình thu nhận và xử lý thông tin. Khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ chức đảng, đảng viên phải kiểm định lại thông tin đảm bảo tính chính xác trước khi báo cáo cấp ủy.
Tăng cường đi cơ sở nắm thông tin cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa; tăng cường mối liên hệ của đảng viên nơi cứ trú với chi bộ thôn xóm để nắm thông tin.
2.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thẩm định
đề án trình hội nghị cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ
Theo quy định, Văn phòng Huyện ủy có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các cơ quan được giao chuẩn bị đề án, đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ, nội dung và phạm vi đề ra để trình cấp ủy. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Văn phòng Huyện ủy cần bám sát chủ trương, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, trên cơ sở đó tham mưu xây dựng thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy đối với cơ quan xây dựng Đề án, chương trình. Trong đó cần nêu rõ: tên đề án, chương trình, nội dung, mục đích, yêu cầu; quy trình triển khai thực hiện; thời gian hoàn thành…
Tham mưu thành lập Tổ công tác thẩm định chương trình, đề án, khi cần thiết, khi trưng tập phải lựa chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan; tổ chức thẩm định về nội dung và thể thức văn bản của các đề án; về quy trình và thẩm quyền ban hành. Để thực hiện tốt công tác này, văn phòng Huyện uỷ cần tham mưu Ban Thường vụ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm Quy trình xây dựng và thẩm định đề án; trong đó cần thiết phải làm rõ trình tự và nội dung các bước tiến hành từ khi cấp uỷ cho chủ trương đến khi hoàn thiện đề án trình ký, ban hành.
+ Về quy trình xây dựng đề án: Thực hiện tốt các bước như sau: (1) Thành lập Tổ công tác xây dựng đề án trình hội nghị. (2) Xây dựng kế hoạch tiến hành và đề cương sơ bộ của đề án. (3) Xây dựng đề cương chi tiết; xin ý
kiến định hướng của Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy. (4) Tổ chức thu thập thông tin, khảo sát thực tiễn. (5) Viết dự thảo đề án. (6) Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự tháo đề án. (7) Hoàn chỉnh dự thảo đề án; tờ trình, nghị quyết. (8) Tổ chức thảo luận trong Ban Thường vụ cấp ủy vào các dự thảo nói trên. (9) Hoàn chỉnh đề án, tờ trình, nghị quyết để Thường vụ cấp ủy trình hội nghị Ban Chấp hành.
+ Về quy trình thẩm định đề án: Thực hiện tốt các bước: (1) Thẩm định, thẩm tra về yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của đề án. (2) Thành lập tổ nghiên cứu thẩm định. (3) Tổ chức thảo luận về nội dung đề án. (4) Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan. (5) Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định. (6) Trình xin ý kiến tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành.
2.4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác biên soạn các loại văn bản chủ yếu của cấp ủy.
Để nâng cao chất lượng soạn thảo, biên tập, phát hành văn bản của cấp uỷ trước hết phải: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; trong quá trình tham mưu cấp ủy ban hành và tổ chức thực hiện Quy trình biên soạn, phát hành văn bản của cấp ủy phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, công chức từ khâu xây dựng đề cương, viết bản dự thảo, thẩm định, kiểm duyệt đến khâu trình ký, ban hành. Quy trình biên soạn, phát hành các loại văn bản chủ yếu của cấp uỷ gồm các bước cơ bản:
(1) Xác định chủ trương ban hành văn bản, vấn đề này cấn bám sát chủ trương chỉ đạo của cấp ủy; ý kiến kết luận của Thường trực cấp ủy, ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Huyện ủy về vấn đề liên quan, trên cơ sở đó văn bản tham mưu mới đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp ủy.
khâu rất quan trọng để soạn thảo nội dung văn bản. Để làm tốt vấn đề này trước hết cần nắm chắc những văn bản của Đảng và Nhà nước có liên quan; bám sát thực tiễn của địa phương, những thông tin thực trạng của vấn đề cần giải quyết, tiến hành chắt lọc, xử lý, lựa chọn thông tin.
(3) Viết bản thảo văn bản, yêu cầu đạt được: biên soạn đảm bảo không trái quy định của Đảng và Nhà nước, sát vấn đề cần chỉ đạo; văn phong biên soạn rõ ràng, mạnh lạc, đơn nghĩa, dễ hiểu, không gây hiểu nhầm, hiểu sai quan điểm chỉ đạo.
(4) Lấy ý kiến đóng góp cho bản thảo và hoàn chỉnh văn bản: Những nội dung văn bản thông thường cần xin ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy và thủ trưởng cơ quan chuyên môn liên quan đến lĩnh vực chỉ đạo. Đối với những văn bản quan trong thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành như: Chỉ thị, Nghị quyết; Kế hoạch; Hướng dẫn…cần gửi xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy trước khi trình ký.
(5) Nhân bản và phát hành văn bản. Cần đặc biệt quan tâm bảo mật các văn bản theo quy định.
2.4.7. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác phục vụ Đại
hội Đảng bộ, hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp uỷ.
Để thực hiện tốt công tác phục vụ Đại hội, hội nghị, cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng, có tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình, trách nhiệm, chu đáo.
Tham mưu bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành mới Quy chế hội nghị cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy. Tổ chức, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, trang bị cho cán bộ, công chức những kỹ năng hoạt động cần thiết về phục vụ đại hội, hội nghị.
Tham mưu ban hành Quy trình phục vụ Đại hội, hội nghị cấp uỷ, trong đó cần lưu ý nói rõ các nội dung cần thiết phải tiến hành trước, trong và sau Đại hội, hội nghị.
2.4.8. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu trên lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ
Thứ nhất: Làm tốt công tác lập dự toán thu, chi ngân sách ngay từ đầu năm, bám sát nhiệm vụ chính trị xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; dự báo khả năng phát sinh kinh phí, bố trí kinh phí dự phòng trong ngân sách.
Thứ hai: Thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách. Tham mưu điều hành ngân sách đảm bảo đúng luật, tiết kiệm, hiệu quả; quản lý chặt chẽ các hoạt động công vụ như: quản lý phương tiện ô tô theo quy định; thực hành triệt để tiết kiệm chi phí hành chính, điện, nước, văn phòng phẩm.
Thứ ba: Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra tài chính Đảng, nhất là đối với các chi, đảng bộ trực thuộc.
Thứ tư: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng hiệu quả công việc; ứng dụng phần mềm quản lý tài chính và tài sản của Đảng.
Thứ năm: Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính, tài sản của lãnh đạo văn phòng, lựa chọn cán bộ kế toán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao.
2.4.9. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp phục vụ cấp uỷ giữa văn phòng cấp uỷ với các cơ quan liên quan (các Ban đảng, văn phòng Hội đồng nhân dân & Uỷ ban nhân dân).
Để sự phối hợp ngày càng nền nếp và hiệu quả, văn phòng Huyện ủy cần chủ động tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế
phối hợp công tác giữa văn phòng Huyện ủy với các cơ quan liên quan. Trong quy chế cần làm rõ cơ chế phối hợp; thẩm quyền của từng cơ quan, trách nhiệm chủ trì, phối hợp để đảm bảo nhịp nhàng, hiệu quả, không chồng chéo, đùn đẩy. Trong đó, cần xác định rõ nội dung, mức độ, phạm vi, cách thức phối hợp và trách nhiệm của từng chủ thể trong những hoạt động cần có sự phối hợp như: phục vụ Đại hội Đảng bộ; xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình công tác; thực hiện chế độ báo cáo; chuẩn bị nội dung trình hội nghị Ban chấp hành, Ban thường vụ cấp ủy; các hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết; Hội nghị sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; phục vụ các ngày lễ lớn, các cuộc làm việc của Thường trực cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy …
2.4.10. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan văn phòng cấp ủy.
Tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của địa phương; xây dựng bộ máy tinh gọn. Kiện toàn bộ máy theo hướng thành lập ổn định 03 bộ phận (tổ) chức năng chuyên môn gồm: hành chính - quản trị, tổng hợp và nội chính; tổng biên chế không quá 13 người.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ chính trị và chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, chu đáo, tận tâm trách nhiệm với công việc được giao.