Trong 4 quyền trẻ em được ghi trong Công ước Quốc tế của Liên Hợp quốc thì quyền thứ 4 là: quyền được tham gia. Vì thế mà trẻ em có quyền tham gia và được nói lên tiếng nói của mình. Sự tham gia của trẻ em nói chung và tham gia vào các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng là điều tối cần thiết cho trẻ.
Hiện nay, trẻ chỉ được tham gia sản xuất một số chương trình truyền hình ở một số đài của các tỉnh mà vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với báo mạng. Vì thế, hãy cho trẻ tham gia thử sức và thể hiện tài năng của mình ở môi trường làm báo mới.
Thực ra, để cho trẻ sáng tạo bằng cách tự thực hiện các chương trình quy mô nhỏ cũng rất hữu ích. Có thể thêm chuyên mục Thiếu nhi làm báo, Trẻ em viết gì,…chắc chắn sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích làm báo. Cần phải tạo điều kiện cho trẻ thể hiện ước mơ và khát vọng của mình, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng và cuộc sống mà trẻ thích.
V.Không để thông tin trẻ xuất hiện trên báo
Có thể phần nào và đâu đó xã hội Việt Nam vẫn có những khiếm khuyết trong việc tôn trọng quyền trẻ em. Trong chừng mực nào đó, ở địa hạt nào đó, môi trường nào đó...người ta vẫn luôn coi trẻ em là đối tượng thụ động chịu sự quản lý, giáo dục, dạy dỗ khuyên bảo răn dạy. Trẻ em ăn gì đọc
quyền trẻ em trong xã hội khá nhiều mà một bộ phận báo chí đưa tin lại góp phần tô đậm thêm thì bức tranh đó càng trở nên đen tối. Cách nhìn và cách khai thác đề tài trẻ em của một số người cầm bút cũng nằm trong cách nhìn của người lớn đầy áp đặt với trẻ em: “trẻ em thì biết gì, viết về trẻ em có gì mà ngại?” có lẽ không ít người đã nghĩ vậy mà không nghĩ rằng trẻ em luôn có một mối liên hệ rất chất chẽ và xuyên suốt đối với các yếu tố gia đình, trường lớp, bạn bè… Bất cứ điều gì va chạm chọc ngoáy đến những mối liên hệ đó cũng có thể làm các em tổn thương. Trẻ em chưa phải là đối tượng đươc tôn trọng trong xã hội như mong muốn thì những bài viết, tin ảnh viết về trẻ em và viết cho trẻ em có những "tác dụng phụ" như thế cũng là điều dễ thấy.
KẾT LUẬN
Viết báo về trẻ em nhà báo cũng phải thay đổi tư duy, cách thức, nhận thức để tránh những hậu quả khó lường từ truyền thông mang lại cho trẻ em. Kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu, nhưng quan trọng hơn trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên mà cả nhân loại đang hướng đến và ủng hộ mạnh mẽ các quyền cơ bản của con người thì người làm báo về trẻ em trước hết phải là những người hiểu và nắm rõ các quyền cơ bản của trẻ em cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em.
Chỉ có nắm rõ các quyền cơ bản của trẻ em, hiểu rõ pháp luật bảo vệ trẻ em thì mới có thể có các tác phẩm báo chí không làm tổn hại thêm hay gia tăng mối “xâm hại kép” của truyền thông đối với trẻ em.
Trong luật pháp, trong đạo đức báo chí, trong quy chế tác nghiệp,... đều có quy định, rất nhiều điều có tính chất phân định những điều nên và không nên khi đưa tin bài về trẻ em. Thí dụ khi phỏng vấn trẻ vị thành niên thì phải có cha mẹ hoặc người giám hộ. khi đưa tin, ảnh... về trẻ em trong những vấn đề nhạy cảm, tế nhị... có ảnh hưởng hoặc xâm hại đến tuổi thơ, đến tương lai các em thì phải giấu tên, viết tắt, không nêu địa chỉ nhà riêng, không nêu trường lớp em đang học, không khoét sâu những vấn đề nhạy cảm... và nhất thiết phải xoá mờ ảnh đến không thể nhận diện chân dung các em... thế nhưng nhiều khi vô tình nhưng cũng rất có khi cố ý, một số người cầm bút đã quên mất hoặc không thực hiện nghiêm túc điều này.
Một yêu cầu rất quan trọng cần đặt ra cho người giữ nhiệm vụ quan trọng trong tòa soạn báo là BTV là người biên tập và người duyệt cuối cùng không thể để lọt lưới những lỗi nghiệp vụ cộng lỗi ý thức trách nhiệm của những phóng viên trong tòa soạn.