Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn xử lý tình huống chính trị xử lý điểm nóng chính trị xã hội tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình năm 1997 từ lý luận đến thực tiễn (Trang 26 - 32)

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở Quỳnh Phụ trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, luôn bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Không

có ổn định chính trị - xã hội sẽ không có sự phát triển kinh tế và không nâng cao được đời sống của nhân dân. Do đó, cần quán triệt sâu sắc quan điểm: “lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt; đẩy mạnh bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng xã hội”. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực để trên cơ sở đó có sự phân công hợp lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả; xây dựng chương trình, đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, tạo sự đồng thuận trong xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội... của địa phương.

Hai là, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trên cơ sở

thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp. Đặc biệt coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức, điều hành cho cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của địa phương cũng như các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Ba là, thực hiện tốt công tác tư tưởng. Thường xuyên nắm bắt, phát hiện

sớm những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ; xử lý kịp thời, dứt điểm những vấn đề nổi cộm không để tích tụ tạo nên bức xúc trở thành “điểm nóng”. Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, để giải quyết những vấn đề phức tạp, trước hết phải dám nhìn thẳng vào sự thật, xác định đúng nguyên nhân, và sau đó kiên quyết xử lý, khắc phục. Các cấp ủy lãnh đạo cần chỉ đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ khi xử lý, giải quyết những tình huống nảy sinh.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đưa công tác thanh tra,

kiểm tra đi vào nền nếp, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm để giữ vững lòng tin của quân chúng nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của chính quyền. Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội phải trở thành công việc thường xuyên.

Năm là, xây dựng phong cách làm việc theo phương châm: “hướng về cơ

sở”, tăng cường đối thoại trực tiếp với dân, coi trọng công tác vận động quần chúng, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Lấy mục tiêu phục vụ nhân dân làm mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên. Duy trì và thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ ở cơ sở là một trong những giải pháp hữu hiệu phát huy, khai thác sức mạnh và trí tuệ của nhân dân trong các hoạt động của địa phương. [05]

Mặt khác, qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn ở Thái Bình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Sĩ Tiếu và các đại biểu tham luận đã rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Trước hết phải sát cơ sở, đánh giá đúng tình hình, phân tích đầy đủ

nguyên nhân khách quan, chủ quan, tổng kết kinh nghiệm, dự báo vấn đề phát sinh mới, đề ra chủ trương, biện pháp sát đúng với từng địa phương, đơn vị; phát

huy trí tuệ tập thể cán bộ, đảng viên và khối đại đoàn kết toàn dân làm cơ sở xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Hai là, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội, các tổ chức đảng

phải thấy hết mặt trái của cơ chế thị trường để thường xuyên chăm lo quản lý, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Phải bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình nghiêm túc. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm phải nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ khuyết điểm của mình trước nhân dân, kịp thời đề ra những biện pháp sửa chữa và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm.

Ba là, phải nhận thức được mở rộng dân chủ là quy luật phát triển của xã

hội. Những lúc khó khăn càng phải mở rộng dân chủ với những cơ chế, biện pháp thích hợp để phát huy cao độ sự đóng góp công sức, trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào việc giải quyết tình hình, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu đi lên.

Bốn là, đi đôi với mở rộng dân chủ trong Đảng, trong nhân dân, phải xây

dựng hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định ở cơ sở để tăng cường thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; củng cố, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh và thường xuyên đổi mới phong cách lãnh đạo của tổ chức đảng, chính quyền, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Năm là, thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra. Nhất là

kiểm tra, thanh tra kịp thời, khách quan, trung thực. Đồng thời, phải dũng cảm kiểm điểm nhận rõ khuyết điểm, sai lầm trước Đảng, trước nhân dân.

KẾT LUẬN

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau. Tình hình thời sự đang diễn ra hàng ngày trên thế giới đã chứng minh tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta trong việc dự đoán sự phát triển của thế giới hiện đại. Ngay cả những sự kiện đã và đang diễn ra (mà gần đây nhất là vấn đề Tây Nguyên các ngày 10/4, 11/4) càng làm cho chúng ta phải mài sắc ý chí cảnh giác cách mạng, phá vỡ âm mưu thâm độc của những lực lượng thù địch câu kết giữa những kẻ phá rối trong nước và thế lực phản động ở ngoài nước.

Sự kiện Thái Bình, nếu với cái nhìn tỉnh táo, sẽ là một cơ hội để chúng ta có thể nhìn rõ thực trạng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của nông thôn nước ta, do vậy mà có những chủ trương đúng sách lược đúng, đưa nông nghiệp và nông thôn đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Khi cái nhọt đã bục vỡ, nếu biết cách xử lý, nỗi đau sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều và phần cơ thể nhiễm khuẩn sẽ lành mạnh trở lại. Ðiều ấy là dễ hiểu song không dễ chấp nhận, không dễ có một thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật với một sự dũng cảm mổ xẻ, phân tích để tìm ra đúng nguyên nhân. Nếu không tìm ra đúng nguyên nhân của sự kiện, chỉ dừng lại trên bề mặt của hiện tượng, đối phó bị động và tạm thời bằng những giải pháp chắp vá, thì nhất thời có thể tạm yên được sự bùng nổ, nhưng cái đẩy tới sự bùng nổ thì vẫn còn nguyên, thậm chí còn nung nấu thêm.

Hơn nữa, sự kiện Thái Bình không là ngẫu nhiên và duy nhất. Cái đáng ngạc nhiên - nếu có ai đó có sự ngạc nhiên - thì tại sao lại xảy ra đúng ở Thái Bình, lá cờ đầu của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cái xót xa là ở những điểm nóng nơi dân đòi hạ bệ hoặc bắt dẫn lên huyện cán bộ Ðảng và chính quyền xã mà không gặp sự phản kháng nào của Ðảng viên, mà những nơi ấy lại vừa được tuyên dương là đảng bộ vững mạnh! Sự kiện Thái Bình có những nguyên cớ ngẫu nhiên, đặc thù, song vấn đề nông dân trỗi dậy đòi quyền

lợi về kinh tế, về chính trị, về xã hội thì không còn là cá biệt và ngẫu nhiên chỉ xảy ra ở Thái Bình. Do đó, giải quyết đúng sự kiện Thái Bình cũng chính là giải quyết đúng vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân hiện nay.

Chính vì thế, việc xử lý tình huống chính trị, trong đó có xử lý các điểm nóng chính trị– xã hội tại huyện Quynh Phụ, tỉnh Thái Bình, cần phải được xây dựng thành lý thuyết, khái quát thành những qui trình, giúp cho các nhà hoạt động chính trị có bản lĩnh trong cuộc sống và có nghệ thuật xử lý thành thạo những vụ việc xảy ra trong thực tiễn. Hoạt động chính trị là một lĩnh vực đặc thù, nó vừa là sự kết hợp sự từng trải kinh nghiệm sống, là nghệ thuật xử lý tình huống, nhưng cũng lại là khoa học. V.I Lê-nin đã từng căn dặn: chính trị phải được thụ thai từ khoa học.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn xử lý tình huống chính trị xử lý điểm nóng chính trị xã hội tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình năm 1997 từ lý luận đến thực tiễn (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w