Thực tiễn đã xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị ở một số nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới tiểu luận cao học (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của tiểu luận

3.1.2.Thực tiễn đã xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

sinh, một lòng, một dạ vì độc lập, tự do của dân tộc, đã sáng suốt dẫn đường cho quốc dân đi, cùng nhân dân nếm mật, nằm gai và cuối cùng đã thu non sông về một mối. Chính quyền đã thuộc về nhân dân, nhân dân tự nguyện trao sứ mệnh đảng cầm quyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, năm 1946, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, về mặt sách lược, chúng ta chấp nhận sự tồn tại hợp pháp của hai đảng đối lập (Việt Nam quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đảng) và trao cho hai đảng này 72 ghế trong Quốc hội, cùng chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Lúc đó, ở Việt Nam có đa nguyên về chính trị.

3.1.2. Thực tiễn đã xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền củaĐảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam

Lênin đã từng khẳng định rằng: Đảng Cộng sản là lực 1ượng duy nhất có thể ''đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới, đủ sức 1àm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống của họ''.

Quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng của một Đảng Cộng sản là do bản chất của giai cấp công nhân quy định. Trong tất cả các giai cấp cách mạng của lịch sử, giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng triệt để nhất. Bản chất cách mạng triệt để của giai cấp vô sản không phải vì họ 1à người nghèo nhất mà

chính họ 1à giai cấp công nhân trong lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại, 1à người đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất của thời đại; cũng là giai cấp thuần nhất và thống nhất. Cho nên, ''giai cấp công nhân không đại diện cho một lợi ích riêng biệt mà đại diện cho sự giải phóng ''lao động''...cho toàn bộ quyền lực và lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, khi đấu tranh glải phóng cho mình, giai cấp công nhân cũng đồng thời giải phóng cho tất cả. Cho nên, đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản không chỉ đại diện cho quyền lực và lợt ích của giai cấp công nhân, mà còn đại diện cho giai cấp nông dân, cho nhân dân lao động là cả dân tộc. Chính lẽ đó mà ngay từ đầu Đảng Cộng sản là một khối thống nhất ý chí và hành động như Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến hành thì chỉ như một người, đồng thời cũng được giai cấp nông dân, nhân dân lao động, cả dân tộc xem là đảng của mình mà không cần thành lập thêm một đảng nào khác.

Sự nhất nguyên của một Đảng Cộng sản cầm quyền là do thực tiễn cách mạng vô sản quy định. Sự ra đời của tất cả các nước XHCN đều do Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo quần chúng cướp chính quyền từ tay giai cấp bóc lột bằng bạo lực cách mạng. Sau khi đã giành được chính quyền, Đảng cũng là chủ thể duy nhất lãnh đạo việc xây dựng chế độ mới. Trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng CNXH, các lực 1ượng gọi là "đối trọng với Đảng Cộng sản, thực chất đều là những tổ chức chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Cho nên, 1ịch sử đã đặt trọng trách về vận mệnh của quốc gia dân tộc cho Đảng Cộng sản phải gánh lấy. Vai trò 1ãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng tăng lên cùng với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sự nghiệp xây dựng CNXH ngày càng phát triển thì yêu cầu lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng chặt chẽ hơn, tập trung hơn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động ngày càng tăng cường chống phá CNXH thì yêu cầu của sự lãnh đạo thống nhất ngày càng cao bởi một đầu mối là Đảng Cộng sản; mọi sự phân tán các chủ thể lãnh đạo chỉ có hại cho CNXH

Sự nhất nguyên của một Đảng cộng sản cầm quyền còn là bài học xương máu của nhân dân. Thực tế lịch sử cách mạng thế giới đã chỉ ra rằng: ở đâu, lúc nào có biểu hiện buông lỏng sự 1ãnh đạo của Đảng Cộng sản thì ở đó, lúc đó kẻ địch lợi dụng phá hoại và cách mạng sẽ phải trả giá, thậm chí là tổn thất cả chế độ như sự thực hiện '"đa nguyên", "đa đảng'', dân chủ theo kiểu tư sản ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua. Thực tế đó cũng chứng minh rằng: các nước thực hiện sự cải cách hay đổi mới thu được những thắng lợi căn bản và vững bước đi theo con đường XHCN đều đã kiên trì nguyên tắc nhất nguyên - chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo duy nhất đúng đắn của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cả hai sự tổn thất và sự thành công trên đều là bài học vô giá về thế nào là tự do dân chủ không chỉ đối với những người cộng sản chân chính mà còn có ý nghĩa đối với nhân loại tiến bộ. Vì vậy, nhất nguyên chính trị với một Đảng Cộng sản lãnh đạo là quy luật cơ bản của cách mạng XHCN.

Ngoài quy luật chung của CNXH, sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cả dân tộc còn do tính thực tế lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định. Sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thực tiễn cách mạng Việt Nam quy định. Nhân dân Việt Nam đã gắn bó máu thịt với Đảng suốt quả trình cách mạng của đân tộc hơn 70 năm qua. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã độc 1ập, thống nhất, chủ quyền quốc gia dân tộc được thực hiện và đang tiến hành công cuộc đổi mới phương thức đi lên CNXH. Thực tế lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến, công cuộc kiến tạo đất nước ngày nay đã chứng minh rằng: không thể có và cũng không cần phải có một lực lượng chính trị nào khác có thể ''đối trọng'' với Đảng ta. Hơn nữa, nhân dân ta cũng không chấp nhận sự lãnh đạo của bất kỳ ai khác ngoài Đảng ta, mà cũng không cho phép một lực lượng chính trị nào có thể "đối lập, với Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. Như Hồ Chủ tịch đã khẳng định: ''Đảng ta là Đảng chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ CNXH và CNCS. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác".

Sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhằm đảm bảo sự ,thống nhất giữa chính trị và kinh tế. Nền kinh tế nước ta nhiều thành phần nhưng không phát triển một cách tự phát mà tất cả đều vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Từng thành phần kinh tế là bộ phận của một chỉnh thể kinh tế - xã hội XHCN. Trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã hợp thành nền tảng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thống nhất trong đó kinh tế nhà nước, với bộ phận trọng yếu là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo thích ứng với chỉnh thể kinh tế đó là một thể chế chính trị -xã hội XHCN thống nhất với quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không chỉ phù hợp với: thực tế của đất nước mà cờn là những thể hiện đúng đắn mối quan hệ phổ biến giữa chính trị và kinh tế, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Sự duy nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhằm bảo đảm nền chuyên chính của giai cấp công nhânvới toàn xã hội. Nền chính trị nào cũng là sự chuyên chính của một giai cấp với sự lãnh đạo bởi đội tiên phong của giai cấp đó để thống trị toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là thực hiện sự chuyên chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động (cũng như của cả dân tộc Việt Nam) đối với bất cứ ai chống lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam và con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn; đồng thời, cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo toàn bộ quyền lực nhà nước ta thật sự là của nhân dân. Nếu thực hiện ''đa nguyên chính trị", ''đa đảng đối lập'' (mà thực chất 1à đối lập với Đảng ta) thì điều này không những trái với quy định của lịch sử cách mạng nước ta mà còn tổn hại đến lợi ích của nhân dân lao động và tiền đồ của dân tộc. Nếu tồn tại đảng đối lập với Đảng ta thì đó là đảng gì ? Của ai ? Đem lại lợi ích cho giai cấp nào ? Chắc ràng tất cả chúng ta đều đã rõ!.

Cho nên, duy trì và tăng cường sự lãnh đạo duy nhất đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị vàt toàn xã hội là quy luật thực thi quyền lực, lợi ích của nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị ở một số nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới tiểu luận cao học (Trang 30 - 34)