K/niệm: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề KINH tế VI mô lý THUYẾT HÀNH VI của NGƯỜI sản XUẤT và NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 27 - 29)

chi phí sản xuất (TC) trong một khoảng thời gian xác định.

+ Tổng lợi nhuận (TP) = Tổng doanh thu (TR) - Tổng chi phí (TC) Hay Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị x Lượng bán Lợi nhuận đơn vị = Giá bán - Chi phí bình quân

* Tối đa hoá lợi nhuận

Đối với DN luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, theo đó doanh nghiệp thường hay so sánh trực tiếp cái thu về và cái bỏ ra, đó là doanh thu cận biên MR và chi phí cận biện MC.

- Tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn:

+ Nếu MR > MC => số tiền thu thêm được lớn hơn số tiền phải bỏ thêm ra khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Theo đó, khi doanh nghiệp tăng Q sẽ làm tăng lợi nhuận.

+ Nếu MR < MC thì số tiền thu thêm lớn hơn số tiền phải bỏ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Theo đó, việc giảm Q sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;

+ Nếu MR = MC thì số tiền thu thêm bằng với số tiền bỏ thêm ra khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Tại đây mức sản lượng tối ưu (Q*) và doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận (TPmax).

=> Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận là: MR = MC

Nói cách khác, Lợi nhuận được tối đa hoá tại điểm mà tại đó sự gia tăng sản lượng vẫn giữ nguyên lợi nhuận ( có nghĩa là: ∆TP/∆Q = 0):

MR - MC = 0 MR = MC - Tối đa hoá lợi nhuận trong dài hạn:

QTR TR MR ∆ ∆ =

Bài toán tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn cũng vẫn sẽ được các hoanh nghiệp dựa vào việc so sánh cái được và cái mất như trong ngắn hạn.

Quy tắc chung tối đa hoá lợi nhuận trong dài hạn của doanh nghiệp: LMC = LMR

Nhưng có một lưu ý là trong dài hạn, doanh nghiệp không bao giờ chấp nhận thua lỗ, tức P < ATCmin (giá không đủ để bù đắp chi phí). Doanh nghiệp chỉ chấp nhận điều này trong ngắn hạn với mong muốn là lùi một bước tiến 3 bước, và lỗ trong hiện tại nhưng trong tương lai thì lợi nhuận thu được nhiều hơn.

Để doanh nghiệp có lãi thì P > LATCmin

=> Điều kiện để DN tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn là:

LMC = LMR P > LATCmin P > LATCmin

KẾT LUẬN

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Câu 1: Trình bày khái niệm, công thức tính, đơn vị đo lợi ích, tổng lợi ích và

lợi ích cận biên.

Câu 2: Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của

nó trong việc phân tích hàng vi người tiêu dùng. Lấy ví dụ minh họa.

Câu 3: Sử dụng quy luật lợi ích cận biên giảm daafn giải thích đường cầu

dốc xuống dưới về phái phải và minh họa bằng đồ thị.

Câu 4: Hàm sản xuất là gì? Phân tích việc ứng dụng hàm sản xuất Coob-Douglas

trong các trường hợp khác nhau: Hiệu suất tăng, giảm và không đổi theo quy mô.

Câu 5: Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất

cận biên của một đầu vào biến đổi và phân tích nội dung quy luật năng suất cận biên giảm dần

Ngày tháng năm 2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢNG VIÊN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề KINH tế VI mô lý THUYẾT HÀNH VI của NGƯỜI sản XUẤT và NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 27 - 29)