Một số nghiên cứu sửdụng CVM trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn yên viên huyện gia lâm (Trang 45)

2.5.2.1 Một số nghiên cứu sử dụng CVM trên thế giới

CVM là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới chủ yếu để nghiên cứu và đánh giá các tác động liên quan đến môi trường hoặc các chương trình liên quan đến môi trường và những lợi ích mà con người nhận được nhưng không phải chi trả cho nó. Chẳng hạn như sự tồn tại của các loài sinh vật quý hiếm, chương trình bảo tồn sinh thái…

- Một số nghiên cứu áp dụng CVM như Whittington và cộng sự (1991). Ông đã dùng CVM để nghiên cứu mức WTP của người tiêu dùng nước cho việc cải tạo hệ thống dẫn nước ở Onissha – Nigeria. Nghiên cứu đã tìm ra mức WTP cho thấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

nó không cao hơn mức giá mà nhà cung cấp đưa ra do bởi chất lượng nước đang tốt và họ cho rằng không cần thiết phải cải thiện nhiều.

- Du Yaping và cộng sựđã áp dụng CVM để đánh giá mức sẵn lòng chi trả cho sự cải thiện chất lượng nước ởĐông Hồ - Trung Quốc phục vụ nhu cầu giải trí như bơi, câu cá và đua thuyền. Trong những năm vừa qua, Đông Hồ là khu vực tự do tham quan và giải trí của các du khách bởi vậy dần dần chất lượng nước đã bị giảm sút do ô nhiễm từ các hoạt động vui chơi giải trí của con người. Điều này gây nên những ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe. Trong khi đó, chi phí cho duy trì và cải thiện chất lượng nước không được phản ánh qua giá cả thị trường (vé). Nghiên cứu đã tìm ra mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước của những người tới Đông Hồ vào khoảng 7,06 triệu nhân dân tệ 1 năm đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về các mức sẵn lòng chi trả giữa những đối tượng khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp. Mức sẵn lòng chi trả là cơ sởđể Du Yaping kiến nghị xây dựng chương trình cải thiện chất lượng nước Đông Hồ với chi phí phù hợp.

- Diane Hite, Darren Hudson, và Walaiporn Intarapapong (2002) Đã sử dụng CVM đểđánh giá giá trị kinh tế của việc cải thiện chất lượng nước sông Mississippi do ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp. Theo nghiên cứu, chất lượng nước sông Mississippi tại các vùng đồng bằng Châu Mỹ la tinh đã trở nên xấu đi do tác động của sản xuất nông nghiệp. Dẫn tới các hậu quả về môi trường và sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật sống phụ thuộc vào dòng sông này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng chi phí của chương trình cải thiện chất lượng nước sông Mississippi ở các điểm nghiên cứu nên được thực hiện trong khoảng từ 59 triệu đô cho đến 119 triệu đô và đó cũng là giá trị kinh tế mà chương trình mang lại nếu được thực hiện trong thực tế.

- Richad D.Carson và Robert Cameron Mitchell (1993) đã sử dụng CVM để xác định mức sẵn lòng chi trả hay giá trị của công việc làm sạch nước tại các khu đua thuyền, câu cá và bơi công cộng tại Boston. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước đối với các đối tượng đua thuyền vào khoảng 93$, các đối tượng câu cá khoảng 70$ và đối tượng bơi vào khoảng 78$.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Tổng mức sẵn lòng chi trả cho các hoạt động bình quân khoảng 242$/năm. Mức sẵn lòng chi trả này được sử dụng làm cơ sở để thiết lập dự án làm sạch nước tại các khu vực công cộng ở boston.

2.5.2.2 Áp dụng CVM tại Việt Nam

Cũng như trên thế giới, tại Việt Nam CVM được sử dụng để đánh giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên hoặc các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hoàng Thị Hương (2008) đã sử dụng phương pháp CVM để tìm hiểu mức WTP của người dân khu vực Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội về việc thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn. Kết quả thu được đối với các cơ quan trong địa bàn khu vực, mức WTP trung bình của doanh nghiệp là 516 ngàn đồng/ tháng. Đối với các cơ quan nhà nước thì mức WTP có cao hơn đôi chút. Còn đối với người dân trên địa bàn thì mức WTP của họ bình quân là 12.324 ngàn đồng/ tháng với hình thức chi trả chủ yếu thông qua chính quyền xã, thị trấn.

Dự án Môi trường và Đầu tư – VIE/97/007 sử dụng CVM nghiên cứu việc thành lập một quỹ môi trường ở Quảng Ninh. Nghiên cứu được tiến hành ở các khách sạn để lấy ý kiến về các nguồn đóng góp tiềm năng cho quỹ và hoạt động của quỹ. Đa số người cho rằng quỹ nên chi cho bảo vệ di sản thiên nhiển Vịnh Hạ Long

Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành (1999) đã sử dụng CVM để tìm hiểu mức WTP của khách du lịch cho việc cải thiện các con đường và khu bảo vệ dành cho động vật hoang dã ở vườn quốc gia Cúc Phương. Kết quả cho thấy mức WTP của một khách quốc tế là 119.167 ngàn đồng; khách trong nước là 13.270 ngàn đồng. Và các yếu tốảnh hưởng tới mức WTP ởđây là thu nhập và trình độ học vấn.

2.5.3.Nhng bài hc kinh nghim

- Các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM chủ yếu đểđánh giá giá trị của tài nguyên môi trường và lợi ích của chúng khi được cải thiện. Các giá trị này thực tế không được thể hiện trên thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường, do đó để xác định chúng cần có phương pháp đặc thù, xây dựng các thị trường giảđịnh và người được hưởng lợi sẽ cho biết mức sẵn lòng chi trả của họ nếu thị trường giả định này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

là có thực. Đồng thời các nghiên cứu sử dụng CVM trên thế giới được thực hiện trên phạm vi khá rộng với các đối tượng khác nhau.

- Sử dụng CVM không đặt quá nặng về các vấn đề kỹ thuật mà chủ yếu là xây dựng hệ thống đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ ở các nghiên cứu về cải thiện chất lượng nước, người ta không đi quá sâu vào chất lượng nước được phân tích ra sao mà tập trung vào sự sẵn lòng chi trả của người sử dụng hay là xác định được giá trị quy ra hiện vật (tiền) của những lợi ích không có trên thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường.

- Mẫu nghiên cứu của CVM tương đối lớn do những đặc thù nhất định của phương pháp này. Do đó cần phải có phương pháp chọn mẫu tốt thì kết quả mang lại mới chính xác được.

- Đối với hàng hóa dịch vụ thông thường, có thể xây dựng đường cầu về sản phẩm. Tuy nhiên với các lợi ích từ thiên nhiên, môi trường, không có thị trường cụ thể nên việc sử dụng CVM có thể xây dựng được đường cầu giả định cho các lợi ích này. Đường cầu này cũng chính là cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, chương trình bảo vệ môi trường sau này.

- Mỗi nghiên cứu đều chỉ ra mức sẵn lòng chi trả nhất định với nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Mức sẵn lòng chi trả thể hiện lợi ích cũng như chi phí hay là những giá trị xác định sẽ đạt được nếu tiến hành các biện pháp cải thiện môi trường. Vì vậy, nếu xây dựng các chương trình cải thiện vượt quá mức sẵn lòng chi trả cho sự cải thiện đó sẽ gây ra lãng phí cho xã hội. Cũng giống như việc bỏ ra chi phí và không mang lại lợi nhuận vậy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Điu kin t nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Thị trấn Yên Viên là một trong hai thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội với diện tích 1,02 km² Thị trấn nằm ở bờ bắc sông Đuống, cách điểm trung tâm thành phố khoảng 11 km, trải dài trên quốc lộ 1A cũ và một phần thuộc quốc lộ 3. Phía bắc, đông bắc và phía tây giáp xã Yên viên, Phía đông nam giáp phường giang biên, phía nam và tây nam giáp phường Đức Giang, phường Thượng Thanh ( thuộc quận Long Biên), phía tây giáp xã Mai Lâm ( huyện Đông Anh). Thị trấn xã Yên Viên bao quanh trừ phần phía đông bắc giáp xã Đình Xuyên và một đoạn nhỏ giáp với sông Đuống ở gần cầu Đuống.

Hình 3.1.Vị trí địa lý thị Trấn Yên Viên huyện Gia Lâm

Thị trấn Yên Viên là cửa ngõ ra vào Hà Nội, thông thương với các tuyến đường huyết mạch nối liền với các vùng kinh tế phát triển như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, là nơi có hệ thống giao thông, vận tải diễn ra nhộn nhịp. Trước khi có tuyến đường quốc lộ 1A mới tránh Hà Nội, thị trấn Yên Viên có vị trí quan trọng trong thương mại và nơi qua lại thường xuyên của hàng hóa vận chuyển Bắc Nam. Sau khi có tuyến đường tránh Hà Nội, mặc dù kinh tế có hạn chế hơn nhưng Thị trấn Yên Viên vẫn là khu vực phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Bắc Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

3.1.2.Điu kin kinh tế xã hi

3.1.2.1.Điều kiện kinh tế

Khác với các vùng kinh tế mới sát nhập ở phía nam Hà Nội vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và kinh doanh thương mại còn chậm phát triển thì ở Thị trấn Yên Viên kinh tế phát triển chủ yếu là kinh tế thương mại – dịch vụ - vận tải tập trung ở các điểm buôn bán chính như: chợ Vân, phố Ga, phố Vân, phố Thái Bình, phốĐuống.

Chợ Vân được hình thành từ xa xưa, đến năm 1924, chợ chuyển đến địa điểm cạnh đường quốc lộ 1, cách ga Yên Viên khoảng 200m. Chợ chủ yếu bán các hàng nông sản và thủ công. Chợ có vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa về bán tại chợ và vận chuyển hàng hóa đi các nơi khác. Phố Vân nằm dọc hai bên quốc lộ 1 và đường vào chợ Vân. Dân cư là người thôn Vân và các nơi khác đến làm ăn.Phố Ga Yên viên, vốn thuộc thôn Kim Quan Đông, hình thành phố từ khi có đường xe lửa Hà Nội- Lạng Sơn- Lào Cai. Cư dân sinh sống chủ yếu là người dân thôn Kim Quan Đông và những người từ nơi khác đến cư trú buôn bán nhỏ. Phố Thái Bình, hình thành từ những năm 1931-1932, nằm dọc quốc lộ 1, phố này ít cửa hàng buôn bán, chủ yếu là gia đình viên chức, giáo chức, cán bộ nghỉ hưu, thợ thủ công và thợ sửa chữa.PhốĐuống xưa là phố Tiểu Lâm chạy dài từđầu cầu bờ bắc sông Đuống theo đường số 1 đến dọc đê tả ngạn sông Đuống. Phố Đuống được hình thành từ đầu năm 20 thế kỷ XX, hiện có bến cảng sông hoạt động giao thương tấp nập.

Trong thời gian qua, kinh tế thị trấn Yên Viên luôn có sự tăng trưởng và phát triển đáng ghi nhận. Năm 2012 giá trị sản xuất của các ngành kinh tế chủ yếu ước đạt 392,5 tỷđồng, tăng 10,5% so với năm 2011 trong đó công nghiệp xây dựng cơ bản ước đạt 135,6 tỷđồng tăng 9,43% so với năm 2011, thương mại – dịch vụ - vận tải ước đạt 259 tỷ đồng tăng 11,9% so với 2012. Sang đến năm 2013 mặc dù gánh chịu các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế nhưng phát triển kinh tế của thị trấn vẫn duy trì được ở mức cao. Giá trị sản xuất của các ngành chủ yếu đạt tăng 9,9% so với 2012, trong đó thương mại dịch vụước đạt 163,7 tỷ tăng 13,9% so với năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

2012, xây dựng cơ bản đạt 82,2 tỷ tăng 9,37% so với 2012. Thu nhập bình quân đầu người tăng 24 triệu đồng/người/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bảng 3.1.Tình hình phát triển kinh tế qua các năm ở TT Yên Viên

ĐVT: TỷĐồng Nội dung 2011 2012 2013 SS 12/11 (lần) SS 13/12 (lần) Chung (lần) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.GTSX 355,7 100,00 395,2 100,00 430,28 100,00 1,111 1,089 1,100 -Thương mại 132,2 37,16 150,2 38,01 163,7 38,04 1,136 1,090 1,113 -Dịch vụ 90 25,30 102,3 25,89 111,5 25,91 1,137 1,090 1,113 -Vận Tải 45,8 12,88 52,1 13,18 56,8 13,20 1,138 1,090 1,114 -XDCB 68,38 19,23 75,5 19,10 82,2 19,10 1,104 1,089 1,096 -Khác 19,33 5,43 15,1 3,82 16,08 3,74 0,781 1,065 0,912 2.Thu Thuế 7,11 100,00 6,851 100,00 12,961 100,00 0,964 1,892 1,350 -Thuế ngoài QD 1,20 16,88 1,273 18,58 1,271 9,81 1,061 0,998 1,029 -Thuế TNCN 0,12 1,69 0,157 2,29 0,258 1,99 1,308 1,643 1,466 -Tiền thuê đất 4,50 63,29 4,234 61,80 9,985 77,04 0,941 2,358 1,490 -Phí và lệ phí 0,13 1,83 0,142 2,07 1,2 9,26 1,092 8,451 3,038 -Thuê đất phi NN 1,16 16,32 1,045 15,25 0,247 1,91 0,901 0,236 0,461

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

3.1.2.2.Tình hình dân số, lao động, giáo dục, y tế của địa phương

Tính đến tháng 12 năm 2013, dân số thị trấn Yên Viên đã đạt 13.859 người tỷ lệ sinh là 16,66% giảm 0,2% so với năm 2012. Tỷ lệ giới tính khi sinh 110 trẻ nam/100 trẻ nữ. Dân số thị trấn có sự thay đổi liên tục do là cửa ngõ thông thương vào Hà Nội, người dân các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… thường xuyên lui tới, định cư, đăng ký tạm trú tạm vắng nên dân số luôn có sự thay đổi.

Lực lượng lao động của thị trấn chủ yếu là lực lượng lao động trẻ, trong độ tuổi lao động và lao động từ các địa phương khác tới. Nghề nghiệp chính là thương mại, dịch vụ và vận tải. Lao động nông nghiệp hầu như rất ít trên địa bàn. Thu nhập của lao động ở thị trấn Yên Viên theo thống kê khá cao, bình thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2 triệu đồng/ tháng.

Về công tác y tế và giáo dục, thị trấn vừa qua đã thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức các buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe, thực hành dinh dưỡng, tuyên truyền phòng chống bệnh tật và thực hiện tiêm chủng. Kiểm tra sức khẻđịnh kỳ cho các cháu nhỏ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, xử lý hành chính đối với các cơ sở vi phạm. Về giáo dục, trên địa bàn thị trấn hiện có một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở đã có những điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học đáp ứng được với nhu cầu và chất lượng giản dạy. NĂm 2013 có 650 học sinh tiểu học được vào học, 100% trẻ được ở bán trú, đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội ngũ giảng dạy tiểu học cũng được nâng cao với 21 giáo viên đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 47%. Đối với hệ trung học cơ sở, số học sinh toàn trường là 985 em, chất lượng văn hóa, giáo dục, đạo đức tốt hơn cảở mũi nhọn và đại trà.

3.1.2.2.Tình hình cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản

Là địa phương có nhiều tuyến đường quốc lộđi qua, bao gồm quốc lộ 1A cũ và quốc lộ, cơ sở hạ tầng của địa phương khá phát triển, thêm nữa trên địa bàn thị trấn còn có ga Yên Viên là nơi trung chuyển, tập trung hàng hóa từ Hà Nội đến các tỉnh phía bắc và ngược lại do đó hệ thống kho tàng, bến bãi cũng được xây dựng và nâng cấp đầy đủ. Các cơ sở hạ tầng về điện lưới, trường trạm, trụ sở làm việc của các cơ quan chính quyền cũng được xây dựng và tu sửa, đáp ứng nhu cầu của nhân

Một phần của tài liệu Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn yên viên huyện gia lâm (Trang 45)