Lượng dư tinh cho chu trình thô có thể được lập trình với lệnh G57. Một chu trình được gọi tiếp theo (Ví dụ G81) sẽ tạo biên dạng, mà biên dạng này được dịch chuyển một đoạn đồng dạng hoặc bằng lượng dư tinh đã lập trình theo X và Z.
G57 [X...] [Z...] [B...]
Nguyên tắc bỏ dấu khi lập trình cho lượng dư tinh. X Lượng dư tinh theo X (Liên quan tới đường kính)
- Dấu dương tạo biên dạng được dịch chuyển theo hướng trục X dương
- Dấu âm tạo biên dạng được dịch chuyển theo hướng trục X âm Z Lượng dư tinh theo Z
- Dấu dương tạo biên dạng được dịch chuyển theo hướng trục Z dương
- Dấu âm tạo biên dạng được dịch chuyển theo hướng trục Z âm B Lượng dư tinh với khoảng cách đều theo hướng X và Z
Chu ý các nguyên tắc bỏ dấu sau đây đối với việc lập trình cho lượng dư tinh
- Dấu dương tạo biên dạng được dịch chuyển theo hướng trục X và Z dương
- Dấu âm tạo biên dạng được dịch chuyển theo hướng trục X và Z âm
Trong tình trạng chuyển mạch thì lượng dư tinh không được kích hoạt. Nếu G57 được lập trình, thì lượng dư tính vẫn tồn tại trong chương trình NC đang hoạt động tới khi lựa chọn hoặc lập trình mới lại G57 với các giá trị khác.
29. Dịch chuyển điểm không tương đối: G59 P0 Điểm xoay
K0 Hệ tọa độ cũ K1 Hệ tọa độ mới
Hệ tọa độ có thể được dịch chuyển và xoay tương đối với lệnh G59.
G59 X... Z... I... K... A...
X, Z Các trị số, mà hệ tọa độ trung gian xoay quanh được dịch chuyển song song với trục trong mối liên quan chuẩn với hệ tọa độ cũ.
I, K Các tọa độ điểm xoay, liên quan tương đối so với hệ tọa độ trung gian trước đó.
A Góc xoay, tương đối (Ứng dụng rất ít)
Khi điểm xoay trùng với bước nhảy của hệ tọa độ trung gian, thì I và K không phải lập trình. Nếu một dịch chuyển tương đối của điểm ”0” mới được thực hiện trong chương trình tiếp theo, thì cần chú ý cộng thêm góc xoay.