Thiết kế mô hình thực nghiệm Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Chế tạo mạch nghịch lưu ứng dụng IC TL494 (Trang 31 - 36)

B. NỘI DUNG

3.7.Thiết kế mô hình thực nghiệm Error! Bookmark not defined.

Buồng thang có kích thước: 10 phân, trọng lượng: 0,43 kg Đối trọng: 0,4 kg

Trong mô hình thực nghiệm, em sử dụng động cơ một chiều công suất nhỏ, với thông số như sau: Pđm = 0,003KW, Iđm = 0,6A, nđm = 110v/p, Uđm(DC) = 5V. Nguồn cấp cho động cơ sử dụng bộ sạc DC loại 5V có sẵn.

Hình 3.6 Mô hình thực nghiệm của thang máy vận chuyển hàng

Trong mô hình thực nghiệm vì động cơ công suất nhỏ nên em sử dụng đảo chiều bằng mạch cầu H có sơ đồ như sau:

Hình 3.7 Mạch điều khiển của mô hình

Trong hình 3,7, hãy xem 2 đầu V và GND là 2 đầu (+) và (-) của ắc qui, “đối tượng” là động cơ mà chúng ta cần điều khiển, “đối tượng” này có 2 đầu T và N, mục đích điều khiển là cho phép dòng điện qua “đối tượng”

tạo nên mạch cầu H chính là 4 “khóa” T1, N2, T1 và N2. Ở điều kiện bình thường 4 khóa này “mở”, mạch cầu H không hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của mạch cầu H.

Khi mà 2 khóa N1 và N2 được “đóng lại” (T2 và T1 vẫn mở), ta thấy có một dòng điện chạy từ V qua khóa N1 đến đầu Thuận và xuyên qua động cơ đến đầu Ngược của nó trước khi qua khóa N2 và về GND. Như thế sẽ có dòng điện chạy qua động cơ theo chiều từ Thuận đến Ngược. Và ngược lại nếu T1 và T2 đóng trong khi N1 và N2 mở, dòng điện lại xuất hiện và lần này nó sẽ chạy qua động cơ theo chiều từ Ngược đến Thuận. Sau khi lắp ráp và chạy thực nghiệm thì hệ thống làm việc ổn định, bình thường. Tuy nhiên vì điều kiện còn hạn chế nên em chưa tính đến việc hãm động cơ tại các vị trí dừng. Mặc dù vậy do động cơ thiết kế với tốc độ thấp nên không xảy ra sự rung giật khi dừng (mô hình thực tế cần xem xét đến vấn đề này).

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Sau quá trình thực hiện bản đồ án em đã thu được một số kết quả như sau:

- Tìm hiểu được tổng quan về hệ thống thang máy nói chung và thang máy vận chuyển hàng nói riêng.

- Tìm hiểu khái quát về động cơ một chiều

- Thiết kế được mô hình thang máy vận chuyển hàng và lắp đặt mô hình thực nghiệm

Kiến Nghị:

Kết quả nghiên cứu và mô hình thực nghiệm có thể làm tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn có xem xét đến vấn đề hãm, bảo vệ quá tải cho hệ thống. Sau khi nghiên cứu hoàn chỉnh, hy vọng rằng đây có thể là một ứng dụng có thể áp dụng được cho các công trình thi công xây dựng, xí nghiệp sản xuất ...

Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án của mình theo đúng thời gian. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô trong khoa Kỹ Thuật – Công Nghệ, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em trong việc hoàn thành đồ án. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô và các bạn để bản đồ án của em hoàn thiện hơn.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Giáo viên hướng dẫn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Điều chỉnh tự động truyền động điện, Hà Nội, 2004.

[2]. Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh. Trang bị điện cho các máy công nghiệp dùng chung, Hà Nội, 2004.

[3]. Nguyễn Bính, Địên tử công suất, Hà Nội, 2000.

[4].. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi. Truyền động điện, Hà Nội, 2000.

[5]. Vũ Liêm Chính, Thang máy: Cấu tạo, lựa chọn, lắp đặt và sử dụng,

Hà Nội, 2000.

[6]. Nguyễn Văn Thịnh, Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học Điện tử công suất.

[7]. Trần Xuân Minh, Tổng hợp hệ điện cơ, Hà Nội, 2000

Một phần của tài liệu Chế tạo mạch nghịch lưu ứng dụng IC TL494 (Trang 31 - 36)