Quách Xuân Kỳ cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Đồng Hới kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Quách xuân kỳ người cộng sản trung kiên và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân bố trạch qua nhật ký của ông (1947 1949) (Trang 25)

7. Bố cục khóa luận

1.3.2.4.Quách Xuân Kỳ cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Đồng Hới kháng chiến chống Pháp

chống Pháp và lãnh đạo chi bộ nhà lao Đồng Hới đấu tranh chống chế độ nhà tù của thực dân Pháp (từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1949)

Năm 1949, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp tại Quảng Bình bước sang một giai đoạn mới. Đây cũng chính là thời điểm giữa ta và Pháp diễn ra nhiều cuộc giao tranh quyết liệt nhất. Để bình ổn tình hình, bên cạnh các hoạt động quân sự, mua chuộc và lôi kéo, thực dân Pháp còn tìm mọi cách thủ tiêu các phần tử cách mạng kiên trung, Quách Xuân Kỳ đã không thể tránh khỏi sự theo dõi lùng bắt của kẻ thù. Thực dân Pháp đã treo giải với số tiền rất lớn cho ai chỉ điểm giúp chúng bắt được Quách Xuân Kỳ.

Tháng 2 năm 1949, Quách Xuân Kỳ trúng cử Tỉnh ủy viên Quảng Bình và được Tỉnh ủy cử vào công tác tại Đồng Hới, trực tiếp làm bí thư Ban cán sự đảng thị xã. Tháng 4 năm 1949 Ban cán sự đảng thị xã đổi thành thị ủy Đồng Hới (Quách Xuân Kỳ làm bí thư). Trong những ngày thử thách ấy anh đã từng viết: “Đây là một việc khó khăn đầy nguy hiểm mà mình biết trước rằng sẽ chết như các bạn trước đây, nhưng mình vẫn thấy thú vị vì hợp với sở thích của mình…” và anh đã nguyện “Đem hết tài trí để phủ lên Đồng Hới thân yêu màu đỏ, màu nâu, màu của kháng chiến, của dân tộc

anh hùng, thay hẳn màu hồng, mùi phấn nước hoa của trụy lạc, nô lệ”… Trên cương

vị mới với bầu nhiệt huyết cách mạng, ngày nằm hầm bí mật, đêm tung hoàng ngang dọc từ Phương Hạ, Lý Nhân đến Phú Hội, Bảo Ninh; không nề hà gian khổ, hiểm nguy, về với dân, bám dân, tập trung chỉ đạo và trực tiếp gây dựng cơ sở cách mạng ngay trong vùng địch tạm chiếm ở Trung Bính, Sa Động, Hà Thôn, Hữu Cung, Phú

22

Hội. Giữa lúc thực dân Pháp ra sức khủng bố, truy lùng ráo riết cán bộ, cơ quan chỉ đạo kháng chiến của thị xã thì anh vẫn một lòng với công việc.

Đến giữa tháng 5 năm 1947, Quách Xuân Kỳ bị thực dân Pháp bắt trong khi tiến hành càn quét các căn cứ kháng chiến tại Quảng Bình. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Thị Xã Đồng Hới viết: “Trong chuyến về công tác tại thôn Phú Hội (nay là xã Quang Phú), anh bị địch bắt”. [16; 94].

Ở nhà lao Đồng Hới, Quách Xuân Kỳ đã nếm đủ mọi cực hình tra tấn của kẻ địch, chúng tra tấn, dụ dỗ bằng mọi cách song anh vẫn giữ nguyên khí tiết của người cộng sản. Có lần chúng mang anh lên ô tô, trong lúc xe đang chạy nhanh, bất thình lình chúng hất anh ngã xuống chết ngất. Anh tìm cách liên lạc với các đồng chí trong tù và liên lạc với bên ngoài xin Tỉnh ủy cho thành lập chi bộ trong nhà tù. Được Tỉnh ủy đồng ý, chi bộ nhà lao được thành lập (lấy tên là Chi bộ Ba Rền) và anh được bầu làm bí thư. Anh trở thành nguồn cổ vũ, niềm yêu thương và nơi gửi gắm lòng tin, mơ ước và hy vọng của các chiến sĩ trong lao tù đế quốc.

Trường giao chiến không một giờ phút lặng Rồi chiến thắng sẽ về ta, chiến thắng

Và tương lai ta sẽ chiếm về ta.

Quách Xuân Kỳ đã tìm mọi cách bí mật truyền đi những lời khích lệ, động viên, giáo dục ý chí cách mạng và tinh thần đấu tranh cho các đảng viên. Đối với thực dân Pháp thì dù dùng mọi thủ đoạn cũng không thể nào lay chuyển được ý chí sắt đá của anh. Cuối cùng chúng đã quyết định đưa anh Quách Xuân Kỳ đi xử bắn. Biết tin ấy, anh thản nhiên, vẫn lãnh đạo chi bộ đấu tranh, kêu gọi các đảng viên giữ vững tin thần, vẫn học tập chính trị, học tập ngoại ngữ.

Biết ngày mình bị đưa đi xử bắn không xa nữa, anh cử đồng chí khác thay nhiệm vụ bí thư chi bộ và đã cắn ngón tay, lấy máu viết bức huyết thư gửi ra chiến khu. Trong bức thư có đoạn: “ Bị tra tấn nhiều rồi, giờ còn đợi thứ tra tấn cuối cùng: Chết ; có nhiều ý nghĩa hay lắm Hạ…Mấy hôm trước đây Q, P, T, Đ và hai anh du kích đã hiên ngang nhận cái chết, nhìn họ ra đi, Kỳ cảm thấy một cái gì đẹp đẽ trong những ngày thiếu thốn… Đến phút cuối cùng vẫn học, vẫn chiến đấu. Kỳ đã học thêm tiếng Pháp, nghiên nhiều vấn đề về các Đảng chính trị, các tôn giáo, vẫn chưa tìm cách tiến tới lãnh đạo nhà lao...

... Thôi mệt quá, phải dùng nhiều máu quá rồi. H. nói với các anh ở tỉnh và T và các anh chị, Kỳ có lời chào quyết thắng... (ngày 9/7/1949)”

Bức huyết thư gửi ra, các đồng chí bên ngoài nhận được hai hôm thì ngày 11 tháng 7 năm 1949, giặc Pháp đưa Quách Xuân Kỳ đi hành quyết. Sáng ngày 11/7/1949 nhà lao Đồng Hới chìm đắm trong màn sương sớm, bỗng tiếng chộn rộn

23

truyền từ căn này đến căn khác của nhà lao: “Sếp lao phải cho chúng tôi gặp mặt anh em tử tù; đã đảo bọn khủng bố giết người” [10; 47]

Quách Xuân Kỳ cười ngạo nghễ: “Hôm ngay ta sẽ chết để dân tộc Việt Nam ta còn”. Tiếng hô từ các phòng lao vọng lại: Đả đảo quân giết người, đả đảo thực dân Pháp. Anh Ng - bí thư chi bộ Ba Rền (trong nhà lao) và hai anh thay mặt cho anh em trong tù đến gặp anh Kỳ và hai anh khác ra đi lần này. Họ đứng lặng nhìn nhau, anh Ng trao cho anh Kỳ chiếc khăn trắng mà chị em tù nhân đã thêu suốt đêm một nhánh bông hồng. Anh Quách Xuân Kỳ rưng rưng nước mắt, dùng mu bàn tay chai sạn gạt làn nước chưa kịp động trên bờ mi và nói dõng dạc: “Các đồng chí ở lại, giữ vững chí khí cách mạng, tương lai tươi sáng sẽ thuộc về chúng ta, thuộc về cách mạng. Gửi lời vĩnh biệt”.

Phía nhà lao tiếng đấm cửa ầm ầm, những cánh tay thò ra qua song sắt, tiếng thét rung chuyển: Đả đảo, đả đảo, đả đảo quân giết người, Quách Xuân Kỳ, Quách Xuân Kỳ, Quách Xuân Kỳ bất diệt…

Sáng ngày 11/7/1949, Hoàn Lão - nơi sinh ra và rèn luyện Quách Xuân Kỳ nên người đã chứng kiến sự hy sinh bất diệt của anh. “Quân sát nhân trói anh vào cọc. Bọn tâm lý chiến ra rả tuyên truyền trong lúc chợ Hoàn Lão còn rất đông người: Hỡi đồng bào hãy chứng kiến cuộc hành hình những tên Việt Minh…Thằng chánh mật thám mặt đỏ gay, tay lăm lăm khẩu súng lục miệng gào thét: Bịt mắt nó lại. Anh Quách Xuân Kỳ bình thản: Không cần, tao không cần bịt mắt! Tao muốn nhìn thẳng vào cái chết! Hỡi bà con cô bác! Hãy vững tin ở cách mạng, vững tin vào tương lai tươi sáng. Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi: Quách Xuân Kỳ xin gửi bà con lời vĩnh biệt. Súng nổ. Át cả tiếng súng, tiếng Anh hô vang: Hồ Chủ Tịch muôn năm!... Đảng cộng sản muôn

năm! Đả đảo thực dân Pháp.Năm ấy đồng chí Quách Xuân Kỳ vừa tròn 23 tuổi. Tuổi

thanh xuân rực lửa anh hùng”[8 ]

24

CHƯƠNG 2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN BỐ TRẠCH QUA NHẬT KÝ CỦA QUÁCH XUÂN KỲ (1947 - 1949) 2.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bố Trạch qua nhật ký của Quách Xuân Kỳ trong năm 1947

2.1.1 Trong trang đầu của nhật ký, Quách Xuân Kỳ đã tái hiện lại sự kiện thực dân Pháp bắt đầu cuộc tấn công đánh chiếm Bố Trạch từ ngày 27 đến 31/3/1947 như sau:

“Ngày 27 tháng 3 năm 1947, 4 giờ sáng đi Lý Hòa, 7 giờ về dọc đường gặp phi cơ (Pháp) oanh tạc ở Bố Trạch. Em Nhuận bị thương (chết lúc 3 giờ chiều). 1giờ (13 giờ) chúng đi xe Zép qua Bố Trạch, 2 giờ mình lên Võ Thuận, 7 giờ về Hoàn Lão, 2 giờ sáng 28-3 ngủ tại Hòa Duyệt.

Ngày 28 tháng 3 năm 1947, quân Pháp đổ bộ chiếm Thanh Khê, Lý Hòa, Quy Đức, Liên Đinh.

Ngày 29 tháng 3 năm 1947, quân Pháp chiếm Hoàn Phúc, Phú Lộc.

Ngày 30 tháng 3 năm 1947, hôm nay về TĐ phụ trách liên lạc 3 ngày chơi. Có lẽ ba hôm sau mới viết được nào nhật ký”[15; 2]

“… Ngày 31 tháng 3 năm 1947, tại bảy cây thông Phú Định. Hôm qua lúc mình đang ngồi, cũng tại đây thì chúng tấn công Phú Định. Mình, lúc đầu cũng khiếp xanh cả mặt, nhưng một lát sau bình tĩnh ngay và buồn ngủ quá đánh một giấc ngon lành đến khi tỉnh dậy thì chỉ nghe tiếng súng Lâm Trạch. Mình lò mò về làng thì Ngành bị bắt mất… chạy sang tìm các chú. QC mất tích, phải ngủ lại Phú Định, bị lạc, Quế ngủ giữa rừng. Vui quá.

Sớm nay mình sang Phương Nhàn thì các chú VM lại ra rú. Mình và Liên, Hy du kích được ở miệu ông; tấn công xong đem ra rú cho các chú ăn vui quá. Trưa hôm nay lại sang đây gặp lại Rợ. Có ý nghĩ hay hay, mình muốn cho BT hoàn toàn bị chiếm- KC mất - tổ chức 1 UBVĐGPBT rồi cùng bọn L.S.H.N.T hoạt động cho vui, chết vì lý tưởng, vì mục địch. Hay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trưa nay 30 phút viết những dòng này chúng tấn công miền TB có lẽ Trung Nẫm.”[15; 3].

2.1.2 Quách Xuân Kỳ và Huyện ủy Bố Trạch tổ chức lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp và tay sai

Trước tình hình kẻ thù ngày càng tăng cường càn quét mở rộng vùng chiếm đóng từ thị xã, thị trấn ra vùng nông thôn; Huyện ủy và lãnh đạo huyện Bố Trạch đã vận dụng linh hoạt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện; kết hợp đấu tranh quân sự với binh vận ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Điều này được thể hiện rõ qua những câu tiếng Pháp trong nhật ký của Quách Xuân Kỳ (đã được tạm dịch sang tiếng

25

Việt). Trong nhật ký Quách Xuân Kỳ đã ghi lại đoạn tài liệu binh vận đầy thuyết phục:

Những người bạn lính thân mến. Ròng rã bốn năm trước nước Pháp thân mến của

các anh bị đô hộ bởi bọn giặc Đức tàn bạo, các bà mẹ, người chị, người anh, người yêu, người vợ và cả các anh đã chịu đựng nhiều gian khổ bởi gánh nặng của người Đức. Các anh đã chiến thắng vẻ vang vì nước Pháp thân yêu của các anh qua bốn năm chiến đấu oanh liệt. Tại sao bây giờ các anh lại đưa sự đau khổ mà bọn phát xít Đức đã làm lên đất nước thương yêu của chúng tôi.

Tại sao các anh lại đổ máu một cách vô ích của tuổi trẻ cho bọn tư bản ịch kỷ trong lúc nước Pháp thân yêu của các anh qua bốn năm bị tàn phá đang cần bàn tay nhanh đẹp của các anh qua bốn năm bị tàn phá đang cần bàn tay nhanh đẹp của các anh cho công cuộc tái thiết lớn lao. Hãy quay về ngay! Hãy quay về ngay! Những người mẹ, người anh, người chị, người yêu của các anh đnag nhẫn nại chờ đợi sự trở về của các anh.

Đừng để những người thân yêu của các anh một lần nữa phải rơi nước mắt vì cái chết của các anh trên mảnh đất xa lạ này”.

2.1.3 Quách Xuân Kỳ tích cực vận động nhân dân tham gia kháng chiến Công tác này được thể hiện rõ trong nhật ký của anh. Ở trang 4 có đoạn:

“Đồng bào hẳn không bao giờ quên cái nhục vong quốc trong 80 năm nô lệ! Đồng bào hẳn không bao giờ quên được nỗi khổ dưới sự đè nén quân thù.

Giờ này tổ quốc đang lâm bào tình trạng vô cùng nguy ngập! Nền độc lập bị lung lay. Giờ đây đồng bào hãy lắng nghe tiếng gọi tha thiết và thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày mai đẹp đẽ và sáng lạng đang chờ đợi và cũng đang nhờ những bàn tay khéo léo cũng như lòng ái quốc của chúng ta. Hãy quay về với Tổ quốc, lời thề thiêng liêng trong ngày độc lập đang vẳng bên tai! Đừng nghe những lời đường mật mà quên nhiệm vụ một công dân nước Việt Nam độc lập.

Đứng lên! đồng bào! đứng lên! đừng để một lần nữa lâm vào cảnh tan tóc. (Viết lúc tiếng súng đang nổ ở Thanh Khê – Cao Lao)”[15; 4]

+ Diễn biến tư tưởng của Quách Xuân Kỳ trong kháng chiến

Nhật ký Quách Xuân Kỳ cũng phản ánh một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, diễn biến tư tưởng của anh:

“Bố Trạch sẽ hoàn toàn bị chiếm, các xã sẽ bị mất hẳn liên lạc. Các nhân viên có thể bị bắt hoặc bị giết và ngay Kỳ, Hy cũng có thể bị chết. Nhưng như thế có nghĩa là không tin tuong vào tương lai, vào ngày độc lập vinh quang nay mai không?

Một chiến sĩ đã giơ tay thề sẽ giọt đến giọt máu chuố cùng cho độc lập, hơn nữa cho nhân loại. Không vì thế mà có những ý nghĩ đen tối. Ác mộng! Không bao giờ. Ta tin tưởng, chắc chắn ngày mai sẽ đẹp đẽ, ngày mai đây đồng bào BT sẽ đứng dậy giải phóng cho mình.

26

Không thể nước Việt Nam bị nô lệ một lần nữa, cũng như dân tộc Việt Nam không thể bị áp bức và như thế lý gì Bố Trạch thân yêu lại bị trong vòng xiềng xích. Ngay từ bây giờ, ta đã nghĩ ngày mai đẹp đẽ ấy. Ta tin tưởng ngày mai đẹp đẽ ấy. Cũng như ta chắc chắn ngay bây giờ ta đang sống” [3; 15]

Trong nhật ký ngày 17/4/1947, Quách Xuân Kỳ viết: “…Mình không hy vọng nội tình Pháp, cũng như sự giúp đỡ của các nước Nga, Tàu, mình chỉ tin và chắc vào lực lượng của dân tộc Việt Nam, của 20 triệu đồng bào, của nền tảng chắc chắn sau 80 năm đô hộ. Ta tin tưởng, ta hăng hái, vì thế ta không ngại ngùng gì trước tất cả mọi trở lực, ngay đến cái chết, nỗi trở lực to nhất.”)”[15; 4]

Những trang nhật ký đó đã phản ảnh cụ thể, sinh động bản lĩnh của một người lãnh đạo, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám đương đầu với khó khăn gian khổ và hy sinh. Quách Xuân Kỳ lúc bấy giờ chỉ mới 22 tuổi, nên bên cạnh tinh thần kiên cường bất khuất, kiên định với lý tưởng cách mạng thì anh vẫn là một thanh mới lớn do đó suy nghĩ tình cảm của anh luôn nồng nàn, lãng mạn là một thực tế, với anh đó cũng chính là nguồn động lực là sức mạnh để anh xã thân cống hiến cho sự nghiệp trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Trong nhật ký tình cảm lãng mạn cách mạng của anh rất thật rất tinh khôi: “Ái tình! Ái tình thứ ái tình thiêng liêng và cao quý nó chưa nhận định được. Nó yêu nhưng là yêu cái bóng của một người con gái đẹp tuổi đậy thì…”.[15; 6-7].

Trong cuốn nhật ký của mình anh đã nhiều lần nhắc đến người con gái tên “Huế”, có lẽ đó là người thương trong mộng của người chiến sĩ cộng sản, cũng có thể là một hình bóng trong tưởng tượng nhưng tôi nghĩ tình cảm ấy rất đỗi chân thực “dù sao, dù nghĩ thế nào, dù hoàn cảnh có thay đổi thế nào, ta cũng thấy lòng nao nao mỗi lần nghĩ đến Huế”, nhưng chàng trai 22 tuổi cũng thổ lộ “sau này độc lập, đọc lại những trang này, Huế sẽ thấy rằng có một đôi khi anh quên em, nhưng em đừng trách, vì đó là do tuổi trẻ, hơn nữa sự bồng bột của tuổi trẻ; em biết rằng trong bao cơn khói lửa, trong bao nhiêu cơn thử thách cuộc đời, những lời nói của em, hình dáng của em đã an ủi anh, đã làm cho lòng anh hăng hái và thêm tin tưởng vào tương lai…( Xâu Nhất,

Khương Hà ngày 17/4/47 Xuân Kỳ)”.

+ Sự chuyển biến tư tưởng của nhân dân Bố Trạch trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Quách Xuân Kỳ đã ghi lại một cách trung thực sự chuyển biến tư tưởng của nhân dân. Đặc biệt đại diện tiêu biểu cho những người đang đứng giữa 2 chiến tuyến trong việc lựa chọn lập trường là ông Trưởng Cùng.

Nhật ký Quách Xuân Kỳ chép: “Ông là một chiến sĩ đã từng sang Pháp đánh giặc năm 1948. Năm nay ông đã ngoài năm mươi tuổi. Ông bị què một chân, theo

Một phần của tài liệu Quách xuân kỳ người cộng sản trung kiên và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân bố trạch qua nhật ký của ông (1947 1949) (Trang 25)