Môi trường chính trị, pháp luật:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Quản trị học MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ (Trang 26 - 29)

II. Môi trường vĩ mô (môi trường chung):

2. Môi trường chính trị, pháp luật:

a) Khái niệm:

lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.

b) Những yếu tố của môi trường chính trị-luật pháp:

- Trên phạm vi một quốc gia, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố sau: + Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...

+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của các doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

- Trên phạm vi toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật như trên, ngoài ra còn xét đến:

+ Các chính sách thương mại quốc tế.

+ Các rào cản bảo hộ có tính quốc gia, khu vực, liên khu vực, ưu đãi đặc biệt…

c) Môi trường chính trị-luật pháp Việt Nam theo quan điểm Ngân Hàng Thế Giới (WB):

Mười tiêu chí được World Bank đưa ra đánh giá gồm: 1. Thành lập một doanh nghiệp

3. Tuyển dụng và sa thải lao động 4. Đăng ký tài sản

5. Vay vốn tín dụng 6. Bảo vệ nhà đầu tư 7. Nộp thuế

8. Thương mại quốc tế 9. Thực thi hợp đồng 10. Giải thể doanh nghiệp

Ngày 9/9/2009 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra báo cáo môi trường kinh doanh năm 2010 “Doing Business 2010”. Về tổng thể, Việt Nam hiện đứng thứ 93 trong bảng xếp hạng về mức độ thuận lợi kinh doanh, không thay đổi nhiều so với thứ hạng 91 của năm 2009. Trong báo cáo này thì top 10 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt tại khu vực Đông Nam Á chỉ có Singapore (các quốc gia kia gồm: New Zealand, Hong Kong, United States, United Kingdom, Denmark, Ireland, Canada, Australia, và Norway). Trong báo cáo này, Việt Nam đã cải thiện được 2 lĩnh vực. Đó là, cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% và loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Việt Nam cũng đã áp dụng thủ tục hải quan mới, đẩy nhanh giao dịch thương mại quốc tế, là một phần trong kế hoạch cải thiện sau khi gia nhập WTO.

Ngày 04/11/2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2011. Việt Nam đã tăng lên hạng thứ 78 trong số 183 nền kinh tế đề cập trong báo cáo (so với hạng 93 trong báo cáo 2010).Theo đó, những cải thiện trong đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng và cung cấp thông tin tín dụng giúp Việt Nam giành được vị trí trong tốp 10 nền kinh tế cải cách tốt nhất, tạo điều kinh doanh thuận lợi trong giai đoạn 2009-2010. Theo WB, Việt Nam tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một cửa, kết hợp thủ tục chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin giấy phép khắc dấu. Việc giảm

50% lệ phí trước bạ đối với nhà và chuyển thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà từ cơ quan chính quyền địa phương sang Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn. Ngoài ra, hệ thống thông tin tín dụng cũng được cải thiện, cho phép người đi vay được kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và được quyền sửa chữa các thông tin sai lệch.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Quản trị học MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w