Chứng từ gốc liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từ thuộc các yếu tố như: Vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), tiền lương (bảng tính lương phải trả), khấu hao tài sản cố dịnh (bảng tính hao mòn tài sản cố định), tiền mặt (phiếu chi), tiền gửi ngân hàng (giấy báo nợ)...
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình hoặc theo từng đơn đặt hàng. Kế toán trưởng tổ chức việc lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng tập hợp chi phí (nếu là chi phí trực tiếp) và còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung.
1.5.2- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Theo chế độ hiện hành Cty cổ phần tập đoàn An Phát áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc trước khi ghi vào sổ cái chúng đều phải được phân loại , tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ. Cơ sở ghi sổ cái là chứng từ ghi sổ.
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: Ngô Hải Yến
Hệ thống sổ gồm: Sổ tổng hợp và sổ chi tiết, trong sổ tổng hợp có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (ghi theo thời gian) và Sổ cái ( ghi theo hệ thống).
Ưu nhược điểm của công việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ:
- Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra, thuận tiện cho phân công công việc trong phòng kế toá.
- Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc nhiều, việc kiểm tra đối chiếu dồn vào cuối tháng nên thông tin cung cấp thường bị chậm.
Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản, nhiều nhân viên kế toán.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AN PHÁT
2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần tập đoàn An Phát
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AN PHÁT
Tên tiếng anh: AN PHAT GROUP JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ANPHATGROUP,JSC
Địa chỉ trụ sở: Số 1, Tổ 44, phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, qụân Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
VP giao dịch: Số 05, ngách72/123 phố Quan Nhân, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Năm 2004 công ty TNHH đầu tư – xây dựng – thương mại và thiết bị An Phát được thành lập. Ngày đầu thành lập cong ty chủ yếu hoạt động với quy mô và các công trinh nhỏ lẻ đến tháng 4/2007 công ty chuyển đổi thành công ty CP tập đoàn An Phát.
Qua nhiều năm hoạt động công ty đã từng bước xây dựng và trưởng thành. đến nay đã trở thành doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề trong đó lĩnh vực chính la
+) Xây dựng dân dụng, xây dựng công trình công nghịêp, công trình thuỷ, công trình giao thông.
+) Phá dỡ công trình.
+) Kinh doanh và nhập khẩu thiết bị.
+) Kinh doanh, khai thác và chế bíên gỗ.
+) Kinh doanh các thiết bị máy móc công nghiệp, lâm ngư nghiệp, thiết bị công trình.
+) Xử lý môi trường.
+) …..
N ăm 2009 vốn điều lệ của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn An Phát là 50 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh lien tục tăng trưởng: Năm 2007: 48,6 tỷ đồng, năm 2008: 96,7 tỷ đồng, năm 2009: 128,25 tỷ đồng.
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: Ngô Hải Yến
Với đội ngũ cán bộ KHKT biết gắn liền với thực tế sản xúat kinh doanh, đội ngũ công nhận lành nghề, thiết bị máy móc hoàn chỉnh phù hợp với sự phát triển công nghệ tiên tiến và những tôn chỉ về chất lượng, giá thành, những nguyên tắc và phương châm kinh doanh riêng, cùng với sự áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 công ty CP Tập đoàn An Phát đã đang và sẽ đáp ứng được tất cả yêu cầu của đối tác, khách hàng về các lĩnh vực của công ty
Địa bàn hoạt động của Công ty Tập Đoàn An Phát trải dài trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam.
Hiện tại Tập Đoàn có 7 công ty thành viên: - Công ty cổ phần tư vấn xây dựng An Phát.
- Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển TM Trường Thành. - Công ty TNHH Phát triển hạ tầng và TM Thanh Xuân.
- Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn. - Công ty cổ phần đầu tư Phương Linh.
- Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Đại Dương. - Công ty TNHH xử lý môi trường An Phát.
Và 5 chi nhánh trực thuộc:
- Xí nghiệp Xây lắp công trình giao thông số 1. - Xí nghiệp Thương mại & dịch vụ Đức Hoà. - Xí nghiệp Thương mại & dịch vụ Tuệ Vinh.
- Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn An Phát tại Thừa Thiên Huế. - Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn An Phát tại TP – HCM.
2.1.2- Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty xây Cổ phần tập đoàn An Phát.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát HĐQT: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty
Ban cố vấn HĐQT:Tổng giám đốc,các phó tổng giám đốc ,phòng kế toán, phòng kinh doanhvật tư, phòng tổ chức hành chính
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: Ngô Hải Yến
2.1.3- Đặc điểm về tổ chức bộ máy và hình thức kế toán của công ty. 2.1.3.1- Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần tập đoàn An Phát tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quan lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại công ty.
Mọi công việc kế toán đều thực hiện ở bộ phận kế toán của công ty từ việc thu thập chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán. Kế toán ở các tổ, đội sản xuất chỉ tập hợp các chi phí thực tế phát sinh, trên cơ sở các chứng từ gốc được công ty phê duyệt, không có tổ chức hạch toán riêng. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán này mà công ty nắm được toàn bộ thông tin từ đó có thể kiểm tra, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều được điều hành thực tế từ một người lãnh đạo là kế toán trưởng.
Phòng kế toán tài chính có chức năng thu thập xử lý và cung cấp số thông tin kinh tế, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra về sử dụng, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3: cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
: Mối quan hệ chức năng : Mối quan hệ qua lại
31
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh
toán Kế toán vật tư, công cụ Kế toán tiền lương, TSCĐ Thủ quỹ
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế tóan của công ty.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán:Là người theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tình hình thanh toán của công ty.
Kế toán vật tư công cụ:Theo dõi tình hình nhập xuất của các loại vật liệu và công cụ dụng cụ trong kỳ.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và kế toán TSCĐ: Hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương.
Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu chi được ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt. Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng.
Ngoài phòng kế toán thì ở đội thi công xây dựng còn có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động kinh tế phát sinh ở bộ phận mình quản lý
Các đội trưởng quản lý và theo dõi tình hình lao động, trên cơ sở bảng chấm công do các tổ gửi đến lập bảng thanh toán tiền lương cho đội. Sau đó gửi về phòng kế toán làm căn cứ để phát trả lương và kế toán chi phí nhân công. Sau khi hoạt động kinh tế phát sinh, các nhân viên kế toán thu thập chứng từ ban đầu chuyển về phòng kế toán và mở sổ theo dõi số lượng vật liêu, số công lao động, số chi phí sử dụng máy tiêu hao,...để thông tin cho kế toán được chính xác
Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ, tổng hợp, cung cấp thông tin cho việc quản lý và phân tích kế toán.
Trình tự tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn An Phát
Để đảm bảo việc tổ chức kế toán phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, công ty Cp tập đoàn an phát đã lựa chọn hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ". Đặc trưng cơ bản của hình thức này đó là "chứng từ ghi sổ" là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp.
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: Ngô Hải Yến
Trình tự kế toán theo hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ"
(1) Hàng ngày hay định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp để phân loại, tổng hợp rồi lập chứng từ ghi sổ.
(2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
(3) Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm theo chứng từ thu chi tiền mặt cho kế toán, kế toán tổng hợp số liệu lập chứng từ ghi sổ.
(4) Căn cứ các chứng từ ghi sổ đã lập, ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái.
(5) Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết, căn cứ vào sổ cái cá tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
(6) Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu, giữa bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
(7) Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
33
Chứngtừ ghi sổ Sổ ktoán chi tiết Sổ quỹ
Sổ đăng ký
CTGS Sổ cái
Bảng tổng hợp sl chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo ktoán
Chứng từ gốc (2) (1) (3a) (3b) (4) (5) (5) (7) (7) (6)
Chính sách kế toán tại công ty
Niên độ kế toán áp dụng tại công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày31/12. Kỳ kế toán : tháng
Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên
Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Chế độ kế toán: áp dụng theo QĐ15/2006/QD-BTC do BTC ban hành ngày 20/03/2006
Phương pháp tính khấu hao: theo phương pháp đường thẳng
Phương pháp xác định giá xuất kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá theo phương pháp bình quân gia quyền
2.2 Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tập đoàn An phát.
2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ cho quá trình thi công. Các công trình trước khi thi công phải lập dự toán ( phương án thi công = phương án kỹ thuật và phương án kinh tế cụ thể) và làm hợp đồng kinh tế. Các dự toán công trình được lập theo từng công trình, hạng mục công trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí.
Để quản lý tốt chi phí sản xuất và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất, kiểm soát tốt các loại chi phí phát sinh lớn như: chi phí từ loại vật tư cụ thể, chi phí nhân công, hay chi phí huy động giải thể công trình…
Toàn bộ chi phí của công ty được phân loại theo khoản mục: - Chi phí xây dựng
- Chi phí hoạt động khác
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: Ngô Hải Yến
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó chi phí xây dựng được chia thành các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
• Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển cần thiết giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: sắt thép, xi măng, gạch, tà vẹt bê tông dự ứng lực, cóc đàn hồi, căn nhựa, căn sắt mối, gỗ, cát, sỏi, đá, cốp pha, kèo sắt…không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình.
• Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp … các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng và tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ. Không tính các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong chi phí này.
• Chi phí sử dụng máy thi công: gồm những khoản chi liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành công trình, HMCT bao gồm: khấu hao máy, chi phí trả tiền thuê xư, máy thi công kêt cả thuê của công ty hay thuê ngoài (đã bao gồm tiền lương công nhân vận hành máy và chí phí nhiêu liệu, động lực chạy máy).
• Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phục vụ cho sản xuất chung nhưng không trực tiếp cấu tạo nên thực thể công trình, bao gồm: chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài, tiếp khách, giao dịch, bảo hiểm công trình, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN… của bộ phận quản lý xí nghiệp.
2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng công trình, HMCT nhận thầu. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi, tập hợp các khoản mục chi phí: chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung được theo dõi chi tiết theo yếu tố.
Căn cứ vào các chứng từ gốc, chi phí sản xuất của tất cả các công trình, HMCT trong tháng, kế toán chi tiết theo từng công trình cụ thể để theo dõi chi phí sản xuất.
Do mỗi công trình từ lúc bắt đầu vào thi công đến lúc kết thúc việc là cả một quãng thời gian rất dài nên khối lượng chi phí cần tập hợp là rất lớn. Vì thế tôi chỉ xin phép lấy số liệu về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của một công trình thực hiện theo phương thức khoán vào chuyên đề của mình. Đó là toàn bộ chi phí tập hợp trong quý III năm 2010 của ctrình.
2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
• Nội dung
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu thành nên sản