Giống dâu tằm tam bội.

Một phần của tài liệu ĐỀ KIỂM TRA SINH 12 HAY (Trang 29 - 30)

Câu 21. Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai hữu tính. B. Công nghệ gen.

C. Gây đột biến nhân tạo. D. Công nghệ tế bào.

Câu 22. Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp

A. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. B. nuôi cấy hạt phấn.

C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô

sẹo.

Câu 23. Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào

trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá thành các dòng lưỡng bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).

Câu 24. Ở người: những hội chứng, bệnh tật di truyền nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường?

A. Hội chứng Đao B. Bệnh Phenyl keto niệu

C. Hội chứng Claiphentơ D. Ung thư máu

Câu 25. Cho các thông tin:

(I) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được (II) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin

(III) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin

(IV) Gen bị đột biến nhưng prôtêin được tổng hợp không thay đổi cấu trúc và chức năng.

Có bao nhiêu thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Một phần của tài liệu ĐỀ KIỂM TRA SINH 12 HAY (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)