QUỸ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sinh thái biển (Trang 32 - 37)

III Các công cụ kinh tế ứng dụng ở Việt Nam và những thành tựu đã đạt được:

2. QUỸ MÔI TRƯỜNG

Ở Việt Nam, hiện tượng dùng mìn đánh bắt cá quanh dải san hô, khai thác san hô, bắt cá tôm có giá trị kinh tế sống ẩn vào san hô xảy ra dọc ven biển miền Trung, từ Quảng Nam, Đà Nẵng tới Ninh Thuận và Bắc Bộ. Nhiều loại cá cũng có nguy cơ bị tiệt chủng do việc khai thác quá độ, nhất là các tàu đánh cá bằng lưới vét. Những việc làm này đã phá hoại những rạn san hô, sự đa dạng sinh học dưới đáy biển và điều đặc biệt nguy hiểm là làm cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên mà biển đem lại. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thủy hải sản Việt Nam đang có nguy cơ bị khai thác kiệt quệ, Năm 2007, Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam được thành lập nhằm huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước để hỗ trợ các chương trình, dự án và các hoạt động khác nhằm tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên phạm vi cả nước.

Với vốn điều lệ ban đầu của quỹ là 100 tỷ đồng, Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam mỗi năm chi 30% số vốn bổ sung hàng năm để thực hiện phương thức tài trợ và đồng tài trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Cụ thể, Quỹ đã tài trợ, đồng tài trợ cho các chương trình, dự án sản xuất, mua giống hoặc nhập công nghệ sản xuất giống; chế tạo các rạn san hô nhân tạo thả xuống các vùng nước tự nhiên nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản; bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sản quý hiếm, đang bị đe doạ có nguy cơ tuyệt chủng....

Ngoài các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ, tái tạo và ngăn ngừa suy giảm nguồn lợi thuỷ sản... Quỹ còn tài trợ để xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thiết kế các chương trình, dự án nhằm vận động sự tài trợ của ác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia.

Quỹ tái tạo nguồn lơi thủy sản Việt Nam còn có chức năng hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân có các dự án phục vụ hoạt động tái tạo và ngăn ngừa suy giảm nguồn lợi thủy sản. Cụ thể là hỗ trợ các hoạt động: Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản ở các vùng nước ven bờ ra xa bờ; tạo việc làm cho các đối tượng phải di chuyển hoạt động khai thác ra khỏi vùng nước được thiết lập khu bảo

tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa., khu vực cấm khai thác. VD: Những người làm dịch vụ "thuyền thúng đáy kính" vốn là ngư dân sinh sống ở các đảo thuộc vịnh Nha Trang. Từ sau khi Khu bảo tồn biển Hòn Mun được lập, Quỹ đã vận động giúp đỡ họ chuyển nghề. Giờ đây hằng ngày họ không cần lênh đênh trên biển đánh cá nữa mà chuyển sang đưa khách du lịch đi ra đảo ngắm san hô quanh khu bảo tôn Hòn Mun.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ mới vào khai thác thủy sản có chọn lựa và sản xuất giống thủy sản nhân tạo để tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Việc cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất vay vốn được tiến hành 1 năm 1 lần trên cơ sở nợ gốc và lãi dự án đã trả cho tổ chức tín dụng. Mức hỗ trợ lãi suất không quá 50% lãi suất vay theo hợp đồng vay đã ký với tổ chức tín dụng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án trong năm không vượt quá 20% số vốn bổ sung hàng năm của quỹ.

Một chức năng nữa của Quỹ là được nhận ủy thác cho vay, thu hồi nợ và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng nhận ủy thác. Quỹ được hưởng mức phí dịch vụ nhận ủy thác, mức phí này do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.

3. Một trong các dự án quan trọng mà quỹ hộ trợ đó là thành lập hệ thống các Khu Bảo Tồn Biển. 15 Khu Bảo Tồn Biển đề xuất ở Việt Nam, đang được hoạch định để trở thành hệ thống Khu Bảo Tồn Biển dọc theo bờ biển nước ta, bao gồm:

1. Đảo Trần – Tỉnh Quảng Ninh; 2. Cô Tô – Tỉnh Quảng Ninh; 3. Cát Bà – TP. Hải Phòng;

4. Đảo Bạch Long Vĩ – TP. Hải Phòng; 5. Hòn Mê – Tỉnh Thanh Hóa;

6. Đảo Cồn Cỏ - Tỉnh Quảng Trị;

7. Sơn Trà Hải Vân – Tỉnh Thừa Thiên Huế; 8. Cù Lao Chàm – Tỉnh Quảng Nam;

9. Đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi; 10. Hòn Mun – Tỉnh Khánh Hòa; 11. Hòn Cau – Tỉnh Bình Thuận; 12. Đảo Phú Quý – Tỉnh Bình Thuận;

13. Nam Yết – Quần đảo Trường Sa – Tỉnh Khánh Hòa; 14. Côn Đảo – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Đến năm 2015, Ít nhất 0,24% diện tích vùng biển nằm trong các Khu Bảo

Tồn Biển, 30% diện tích của từng Khu Bảo

Tồn Biển được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trong chúng ta hẳn ai cũng nhận thấy lợi ích to lớn của các Khu Bảo Tồn Biển đối với vấn đề bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Nhưng làm sao để đưa ra con số chính xác về giá trị quy ra tiền của các Khu Bảo Tồn Biển. Thật khó nhưng chúng ta hoàn toàn có thể. Lấy ví dụ Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun- Nha Trang. Bằng Phương pháp Chi phí du hành theo Vùng (Zonal Travel Cost Method) các nhà kinh tế học đã ước lượng được giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun: Nhìn từ góc độ du lịch - ESTIMATING THE VALUE OF IMPROVING QUALITY ENVIRONMENT IN HON MUN ISLAND: THE VISIBILITY IS FROM THE RECREATIONAL TOURIST.

Hai đường cầu của du khách viếng thăm Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun lần lược được xác định:

Năm 2000, giá trị giải trí của du khách nội địa đối với Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun ước tính là 57,382 tỷ đồng. Đến năm 2007, giá trị này ước tính là 85,680 tỷ đồng.

 Giá trị tăng thêm ước tính là 28,298 tỉ đồng

Như vậy giá trị cải thiện môi trường được ước tính là 28.3 tỷ đồng tương đương 1,3 triệu đô la. Đây là giá trị tăng thêm nhìn từ việc cải thiện chất lượng môi trường tại Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun tính từ năm 2000 đến năm 2007. Nhưng đây chưa phải là giá trị tổng thể về mặt cải thiện chất lượng môi trường mà chỉ là một phần nhỏ nhìn từ góc độ giải trí của du khách nội địa, du khách nước ngoài chưa tính đến. Muốn tính hết giá tri đó phải xét đến nhiều giá trị khác như: sự gia tăng chất lượng và số lượng nguồn thủy sản, sự phát triển nhanh hệ san hô, sự thay đổi trong đời sống ngư dân,…cũng như các giá trị phi sử dụng khác. Như vậy ta thấy giá trị của Khu Bảo Tồn Biển là rất lớn. Mở rộng phát triển hệ thống các Khu Bảo Tồn Biển là rất có ý nghĩa quang trọng trong vấn đề bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản hiện nay ở nước ta.

ng

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sinh thái biển (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)