Các chi tiết cùng tên tham gia vào lắp ráp có kích thước thực rất khác nhau, mặc dù dung sai của chúng đều nằm trong giới hạn cho phép. Trong sản phẩm lắp ráp, kích thước của chi tiết có tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau.
Thay đổi kích thước của một chi tiết sẽ gây nên thay đổi vị trí của một hoặc vài chi tiết khác nhau. Sự tương hỗ phụ thuộc lẫn nhau của các kích thước chi tiết trong các tổng thành hoặc trong ô tô được thể hiện bằng chuổi kích thước lắp ráp. Chuỗi kích thước lắp ráp là chuỗi khép kín của các kích thước có tương hỗ phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng đến vị trí tương đối của các bề mặt hay các trục của một hay vài chi tiết.
Chuỗi kích thước gồm các khâu thành phần và một khâu khép kín.
Khâu thành phần: là kích thước xác định, xác định khoảng cách giữa các bề mặt(hoặc các tâm) hoặc phân bố góc của chúng, mà việc thay đổi chúng dẫn tới thay đổi giá trị của khâu khép kín.
Khâu khép kín: Là khâu cuối cùng trong chuỗi kích thước, nối các bề mặt (hoặc tâm) các chi tiết. Kích thước này đảm bảo vị trí của chi tiết.
Mỗi khâu lắp ghép( chuỗi kích thước có nhiều khâu thành phần, ký hiệu A1; A2;… hoặc B1; B2;… và một khâu khép kín có ký hiệu ∆; Σ).
Theo tính chất của khâu thành phần lại có khâu thành phần tăng, khâu thành phần giảm. Các khâu tăng được ký hiệu bằng mũi tên hướng sang phải, khâu giảm là mũi tên hướng sang trái.
Vài chuỗi kích thước có chứa khâu bù trừ, được sử dụng để hấp thụ sai số, nghĩa là bù trừ thay đổi kích thước các khâu thành phần, nhằm giảm số khâu khép kín. khâu bù trừ được ký hiệu hoặc
Theo phân bố các khâu, lại có các loại chuỗi kích thước lắp ghép sau: đường, mặt,và không gian. Có thể nói ,các tổng thành và ô tô là tổ hợp của các loại chuỗi kích thước khác nhau.