CÔNG TRÌNH THAM KHẢO:

Một phần của tài liệu TRÌNH TỰ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (Trang 26 - 32)

Trường mẫu giáo Sighartstein, TP Land Salzburg (CH Áo)

Nội dung giới thiệu

- Nằm ở TP Land Salzburg

(Cộng hòa Áo), Sighartstein là một

trường mẫu giáo có hai tầng, đóng góp một cách

tối ưu các chức năng của một nhà trẻ.

- Trường do Hãng Kadawittfeld Architektur thiết kế và được xây dựng trong hai năm từ 2008-2009 với tổng chi phí 1,2 triệu EUR.

- Tòa nhà mái bằng màu xanh này hòa lẫn với phong cảnh tự nhiên chẳng

khác gì một con tắc kè hoa

- Tòa nhà được kết cấu bêtông cốt thép hình lập phương với trụ và dầm.

- Bên trong nhà có các cửa sổ bằng kính cách âm và kiểm soát tiếng ồn, và những ô cửa đón ánh sáng mặt trời trên khu vực mái.

- Trên tường có rèm cửa được dát bột nhôm trang trí, hệ thống composite cách nhiệt.

- Còn bên ngoài là lưới ngăn ánh nắng cùng màu với hệ thống composite và

thảm thực vật xanh rộng bát ngát.

Không gian bên ngoài và trong

- Vị trí nằm trong vùng ngoại vi với những đồng cỏ và cánh đồng xanh của

trường đã đưa đến ý tưởng về một mặt ngoài được trang trí bằng các lớp đất có cỏ.

- Những phiến lá cỏ khổng lồ nói lên tính thống nhất độc đáo của tòa nhà và tạo nên điểm đặc trưng định hướng cho nhà trẻ. Chúng không chỉ để trang trí mà còn đóng vai trò như một phần tiếp nối các chủ đề phong cảnh bằng cách tạo nên chủ đề cỏ cây để ngăn cách những khu vực riêng. Những hàng cây

vân sam ngắt quãng có thể nhìn thấy ở rìa đồng cỏ hoặc những nhánh cây nhiều lá cạnh đó.

Bề mặt ngoài trang trí bằng những phiến lá cỏ khổng lồ chính là điểm đặc trưng của nhà trẻ

- Mặt ngoài màu xanh của tòa nhà được cách điệu và nâng lên mang đến một

sự hài hòa chặt chẽ với sức chứa cũng như tính thống nhất và định hướng cho nhà trẻ.

- Trung tâm của tòa nhà là không gian tương tác với một hội trường đa chức năng, một khu vực truyền thông công cộng dành cho trẻ em và các cô nuôi dạy trẻ. Không gian đa chức năng không bó buộc bản thân nó bên trong tòa nhà. Chúng nằm ở điểm giao nhau giữa các phòng, được sử dụng như một tụ điểm cho nhiều mục đích: không gian dành cho các hoạt động chung và không gian luân phiên cho các hoạt động khi thời tiết xấu.

- Sự tương xứng của phong cảnh diễn ra không chỉ trong bản thân không gian tòa nhà mà còn nằm ở cấu trúc nổi bật ngay từ bên trong. Tổ chức bên trong cho phép tận dụng tính logic trong khi sử dụng. Các nhóm nhà trẻ nằm dọc theo mặt phía nam có lối dẫn thẳng ra hiên và vườn, còn các nhóm khác được giữ an toàn ở tầng trên.

- Mỗi phòng nhóm có hai phần, mỗi phần bao gồm một tủ quần áo, khu vực

vệ sinh và một nhà kho nằm giữa hội trường và các khu vực nhóm. Về phía đông là các phòng phụ thêm như khu nhân viên, quản lý, phòng yên tĩnh và hội trường lộn xộn.

Trường Sighartstein hòa lẫn với phong cảnh tự nhiên chẳng khác gì một con tắc kè hoa Các phòng trẻ được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời

Các em nhỏ vui chơi trên cầu thang bộ lớn

Màu cỏ xanh

- Thông thường, không gian của nhà trẻ sẽ dần dần tràn ngập những đồ sặc sỡ của trẻ con như đồ đạc, nguyên vật liệu và những công trình đầu tiên. Vì thế,

người ta chủ động giảm bớt số lượng màu sắc, chỉ còn lại một tông màu đơn là màu cỏ xanh.

- Vì mẫu giáo là bậc học đầu tiên nên các nhà thiết kế Trường Sighartstein đã chọn màu xanh như là một biểu tượng của sức sống, tuổi trẻ và mùa xuân. Những tác dụng về tâm lý của màu xanh có một vai trò quan trọng, đó là màu giúp con người giữ bình tĩnh và hòa hợp với nhau. Màu xanh củng cố thêm những đặc tính tốt như tính nhẫn nại, khả năng chịu đựng và sự hài lòng. Theo lý thuyết về màu sắc, màu xanh được xem như một màu trung tính có tác dụng hàn gắn, tạo nên sự cân bằng mà không gây ra đau đớn về thể xác hay những phản ứng ngược chủ yếu vì trong việc học tập, một điều kiện không thể thiếu là sự tập trung. Màu xanh truyền tải ý niệm về sự tươi mới, non nớt và tuổi trẻ, vốn có nguồn gốc từ một từ Hà Lan cổ "groen," có nghĩa là nảy nở và tươi tốt.

- Mẫu giáo là thời kỳ trẻ nhỏ rất tò mò và ham học hỏi. Các em học bằng cách chơi và khi các em có thể học tập trong một không khí thoải mái, yên tĩnh và hoàn toàn tập trung, đây chính là nền tảng của mọi hình thức học hành sau này trong đời.

Ánh sáng và thiên nhiên

- Trần nhà ốp kính ở tầng một như mời gọi thiên nhiên tràn vào trong nhà với các phòng trẻ được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời. Những cánh cửa sổ mở ở tầng trên đằng sau mặt ngoài tạo nên một sự chiếu sáng hoàn toàn khác biệt và dành cho các bé học sinh mẫu giáo không khí của một môi trường giáo dục tốt.

- Phản hồi đối với trường từ phía các nhà giáo dục và bản thân cộng đồng cực kỳ tích cực. Từ khi được bàn giao vào cuối tháng ba, Trường mẫu giáo Sighartstein đã mở cửa đón rất nhiều em nhỏ đến vui chơi và học tập. Hội trường bao gồm cầu thang bộ lớn đã được khai thác sử dụng tối đa, chứng tỏ lớp phủ sàn bằng cao su tự nhiên đã phục vụ mục đích của nó rất hiệu quả. Những ai thoạt đầu hoài nghi và chỉ trích sự lựa chọn màu sắc thì nay lại là những người ủng hộ tích cực nhất.

2. Chiếu sáng tự nhiên cho nhà ở

Chiếu sáng tự nhiên cho nhà ở đồng thời thỏa mãn 2 yêu cầu:

- Đủ áng sáng để làm việc gia đình.

Tất cả kiến trúc nhà ở hiện đại, từ thấp tầng đến cao tầng, đều áp dụng chung một tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng cấp V. Khảo sát thực tế cho thấy rằng, khi có công trình đối diên che chắn, hệ số chiếu sáng tự nhiên nhỏ nhất thực tế trong phòng ở khác nhau rất nhiều, do 2 nguyên nhân:

- Tác dụng che chắn của công trình đối diện.

- Phòng ở càng cao, mảng trời nhìn thấy qua cửa càng cao, ánh sáng vào phòng càng nhiều, vì phân bố độ chói của bầu trời tăng dần từ chân trời đến thiên đỉnh.

Chiều cao phòng, chiều cao đặt cửa, chiều sau lấy ánh sáng có quan hệ mật thiết với nhau, và cuối cùng là quan hệ với tỉ lệ giữa chiều dày và chiều cao khối kiến trúc nhà ở. Đây là một trong nhiều lý do chọn phương án nhà ở hành lang giữa, mặc dầu nhà ở hành lang giữa có nhiều nan giải so với nhà ở hành lang bên.

Kiến trúc nhà ở có hình dáng càng phức tạp, lồi lõm càng nhiều càng khó tránh khỏi những vi phạm nghiêm trọng đối với điều kiện chiếu sáng vệ sinh của tiêu chuẩn chiếu sáng.

Những không gian lõm, hẹp và tương đối sâu, ánh sáng trực xạ không tới được sẽ tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển, vi khuẩn sinh trưởng do tình trạng lắng đọng ẩm, kết quả là làm xấu môi trường sống trong phòng ở.

Ngoại hình của khối kiến trúc nhà ở đơn giản sẽ có nhiều thuận lợi để xử lí chiếu sáng tự nhiên thỏa đáng theo tiêu chuẩn vệ sinh và công việc trong nhà.

Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực

tế cho thấy rằng, kiến trúc nhà ở đô thị cao tầng, nếu mặt nhà màu sáng, chiều rộng đường phố không nên nhỏ hơn 2 lần chiều cao tầng nhà. Những chung cư đô thị hiện đại cao 4-5 tầng ở mặt tiền,

đường phố rộng 30-35 mét trong thực tế, đủ đảm bảo các điều kiện kĩ thuật và tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên.

Trong xây dựng chung cư cao tầng, với mong muốn giảm giá thành xây dựng, tăng chiều sâu phòng khá sâu, điều này bất lợi về mặt chiếu sáng tự nhiên, vì rằng, với cung một diện tích cửa lấy sáng, tiêu chuẩn chiếu sáng cấp V, thì phòng hình vuông lớn hơn 25% so với phòng có hình dáng khác.

Xử lí chiếu sáng tự nhiên không thỏa

đáng sẽ phải hao tốn chi phí chiếu sáng nhân tạo, đồng thời vi phạm tiêu chuẩn chiếu sánh vệ sinh.

Một phần của tài liệu TRÌNH TỰ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w