a. Đồ dùng của cô.
- Bài hát:“Mùa xuân đến rồi”, - 3 “Vườn”
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý.
- Một số nhóm đồ dùng có số lượng là 9, ít hơn 9 bày xung quanh lớp.
III. Hướng dẫn.
- Cô cùng trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi” cô cùng trò chuyện nội dung bài hát. Trò chuyện về Tết và mùa xuân
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ yêu mến mùa xuân, chăm sóc, bảo vệ thế giới thực vật xung quanh bé.
* HĐ2: Nội dung.
a. Ôn nhận biết nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 9, số 9
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm con vật có số lượng là 8, ít hơn 8=> đếm kiểm tra và đặt số tương ứng
b. Cho trẻ so sánh, thêm bớt và tạo nhóm có 8 đối tượng
- Các con nhìn xem trong rổ của các con có gì nào?
- Bây giờ các con hãy xếp tất cả số thỏ ra bàn, xếp từ trái qua phải thật thẳng hàng nào! - Các con hãy xếp 8 củ cà rốt, mỗi củ cà rốt tương ứng với một con thỏ (trẻ vừa xếp vừa đếm)
- Các con có nhận xét gì về hai nhóm? + Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? + Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Để nhóm củ cà rốt bằng nhóm thỏ phải làm như thế nào? (thêm 1 củ cà rốt) + Yêu cầu trẻ thêm 1 củ cà rốt nữa. Cho trẻ đếm số củ cà rốt.
=> Cô chốt lại: 8 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt thành 9 củ cà rốt. + Cho trẻ đếm nhóm thỏ.
+ Cho trẻ nhận xét về nhóm thỏ và nhóm củ cà rốt. + Cùng bằng mấy?(bằng 9)
+ Cô yêu cầu trẻ chọn thẻ số tương ứng với nhóm thỏ và nhóm cà rốt. + Yêu cầu trẻ chọn thẻ số 9 trong rổ đồ chơi và giơ lên.
+ Cho trẻ đặt thẻ số 9 về phía bên phải của nhóm thỏ và nhóm cà rốt. + Yêu cầu trẻ cất 1 củ cà rốt. Nhóm thỏ và nhóm cà rốt giờ như thế nào?
+ Muốn 2 nhóm bằng nhau phải làm như thế nào? (thêm, hoặc bớt 1 đối tượng) + Cho trẻ đếm kết quả của 2 nhóm và cùng bằng 9.
+ 9 củ cà rốt bớt 2 củ cà rốt còn mấy ? + Hai nhóm bây giờ như thế nào?
+ Cô hướng trẻ bớt 2 con thỏ.
+ Hai nhóm bây giờ thế nào? bằng nhau và bằng mấy (bằng 7, đặt thẻ số t/ư ) + 7 củ cà rốt bớt 2 củ cà rốt còn mấy?
+ Yêu cầu trẻ nhận xét 2 nhóm? Hướng trẻ bớt 2 con thỏ? bằng nhau và bằng mấy (bằng 5, đặt thẻ số t/ư)
+ Bớt dần và hết số thỏ và cà rốt * Hướng dẫn trẻ dùng sách
* HĐ3: Luyện tập.
- TC1: Yêu cầu trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng, đồ chơi có số lượng chưa đủ 9 thêm vào cho đủ số lượng 9
- TC2: “Tìm về đúng vườn”(Số lượng rau, quả trên lô tô của trẻ cộng với số lượng rau, quả
trên “vườn” bằng 9
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi, chơi 2-3 lần, trẻ đổi lô tô cho nhau Hát bài: “Quả”và kết thúc
---
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Đóng chủ đề thế giới thực vật Trò chơi Trò chơi :“Ném còn”(trọng tâm) TC HT:“Bóng bay” TC DG: “Lộn cầu vồng” Chơi tự do(4 nhóm) I. Mục đích -yêu cầu 1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức cho trẻ trong chủ đề thế giới thực vật
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích - Trẻ chơi thành thạo các trò chơi
3. Thái độ
-Trẻ có thái độ yêu quý, chăm sóc cây xanh
- 1 số câu hỏi, chỗ hoạt động,
- Vòng tròn, quả còn, bài đồng dao, bài hát: “Bóng bay xanh” - Đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm,
III. Tiến hành
*HĐ 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ
Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”, trò chuyện về thế giới thực vật
*HĐ2: Đóng chủ đề thế giới thực vật:
- Trò chuyện về thế giới thực vật + Thế giới thực vật gồm những gì?
+ Các con hãy kể tên một số loài cây lương thực? Tác dụng của chúng?
+ Hãy kể tên một số loài rau, củ, quả? Trong rau củ quả có chất gì? Có tác dụng gì? + Kể tên một số loài hoa? Hoa dùng để làm gì?
+ Cây cối sống được là nhờ yếu tố nào?
+ Trong mùa xuân cây cối và thời tiết như thế nào? + Tết Nguyên đán vào thời gian nào trong năm?
=>Cô chốt lại nd, giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc cây xanh, bảo vệ thế giới thực vật xung quanh bé
*HĐ 3: Trò chơi
- Trò chơi: “Ném còn” (Trọng tâm),cô cho trẻ nêu lại lc, cc và chơi 5-6 lần
- Trò chơi “Cửa hàng bán hoa”, “Lộn cầu vồng” cô cho trẻ nêu lc,cc và chơi 2-3 lần
*HĐ 4: Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, cô chú ý bao quát trẻ Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
---
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (âm nhạc) Biểu diễn cuối chủ đề
Bài hát trọng tâm: “Mùa xuân”
Bài hát bổ xung : + Sắp đến tết rồi + Hoa trường em + Quả
+ Thơ: Tết đang vào nhà
Nghe hát “Mùa xuân ơi”
Trò chơi âm nhạc “Hái hoa dân chủ” I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết hát đúng giai điệu kết hợp vận động nhịp nhàng các bài hát đã học trong chủ đề
2. Kỹ năng
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo tiết tấu và nội dung bài hát - Biểu diễn thành thạo, tự nhiên
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị
- Chỗ hoạt động, loa đài, xắc xô, phách, mũ âm nhạc, cây gắn nhiều hoa
III. Hướng dẫn
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài:
Cô đưa câu đố:
“Mùa gì ấm áp lòng người Trăm hoa đua nở đón mời bướm ong”
Mùa xuân
- Trò chuyện về mùa xuân, về chủ đề: thế giới thực vật xung quanh bé( Trò chuyện trên máy tính)
- Dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
*HĐ2: Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mùa xuân của bé”
+ Mở đầu chương trình là màn biểu biễn tập thể bài hát “Mùa xuân” + Tiếp theo là tốp ca Hoa Đào biểu diễn bài: Mùa xuân
+ Ban nhạc Nắng xuân biểu diễn bài “Mùa xuân” + Đơn ca Ngân Thương thể hiện bài “Mùa xuân” + Tốp ca hoa Mai thể biểu diễn bài “Mùa xuân” + Cả lớp hát bài “Hoa trường em”
+ Tổ Hoa hồng biểu diễn bài: “Mùa xuân”
+ Song ca Thanh Thu, Hà Phương với bài hát “Quả”
+ Đức Việt và Hải Anh thể hiện bài thơ: “Tết đang vào nhà” + Cả lớp biểu diễn bài hát “Mùa xuân”
*HĐ 3: Nghe hát “Mùa xuân ơi” (Nguyễn Ngọc Thiện)
- Cô hát lần 1: hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Giảng giải nd: Mùa xuân đến mang không khí tươi vui, rộn ràng, ấm áp khắp muôn nơi, mang điều may mắn, an lành đến với muôn nhà
- Cô hát lần 2 cho trẻ hưởng ứng cùng cô
*HĐ 4: Trò chơi âm nhạc “Hái hoa dân chủ”
- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi và chơi 4-5 lần. cô chú ý bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Em đi chơi thuyền và kết thúc ---