THPT
Để thu đƣợc kết quả tin cậy, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế dạy học đọc hiểu đoạn trích Vợ chồng A Phủ bằng phƣơng pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh của trƣờng THPT Giao Thủy cùng một số trƣờng lân cận khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định năm học 2015-2016 và phƣơng pháp thực nghiệm (dự giờ và đánh giá giờ dạy). Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
1.2.3.1 Kết quả phỏng vấn
* Về phía giáo viên
Khi đƣợc hỏi: “Thầy/Cô gặp những thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình dạy học đọc hiểu đoạn trích Vợ chồng A Phủ?”, đa số các thầy cô giáo đều trả lời là khá hứng thú khi dạy đoạn trích này. Bởi lẽ:
Thứ nhất: Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Truyện hấp dẫn ngƣời đọc bởi lối trần thuật linh hoạt; màu sắc Tây Bắc đậm đà; nghệ thuật khắc họa nhân vật, đặc biệt nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật hết sức độc đáo; ngôn ngữ giàu màu sắc và hình ảnh…
Thứ hai: Sau nhiều lần thay đổi chƣơng trình, Sách giáo khoa, đoạn trích Vợ chồng A Phủ vẫn đƣợc giữ lại. Bởi vậy, nguồn tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy cộng thêm kinh nghiệm giảng dạy giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tìm ra phƣơng pháp dạy học đọc hiểu phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Thứ ba: Lối viết trau chuốt nhƣng không cầu kỳ, khó hiểu của Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ giúp ngƣời dạy tổ chức cho HS tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm, đáp ứng những yêu cầu của bài học một cách dễ dàng và hiệu quả.
Tuy nhiên, dạy đoạn trích Vợ chồng A Phủ không hẳn chỉ là lợi thế. Giáo viên cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại.
Thứ nhất: Dạy mãi một trích đoạn đã quá quen thuộc, bản thân ngƣời dạy cũng sẽ mất dần hứng thú. Học sinh có thể tìm tài liệu về đoạn trích Vợ
chồng A Phủ từ nhiều nguồn khác nhau. Đây vừa là thuận lợi song cũng là một thử thách đối với giáo viên, buộc họ phải tìm đƣợc phƣơng pháp dạy học đọc hiểu phù hợp, mới mẻ nếu không muốn giờ dạy kém hấp dẫn, kém hiệu quả.
Thứ hai: Tâm lý tự hài lòng khiến giáo viên ngại đầu tƣ, tìm tòi những hƣớng dạy học đọc hiểu mới. Chƣa kể áp lực điểm số của HS vẫn ảnh hƣởng không nhỏ tới việc dạy của giáo viên. Yêu cầu kiểm tra đánh giá tuy đã thay đổi trong nhiều năm trở lại đây, song trên thực tế câu hỏi đọc hiểu vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong cấu trúc bài thi. Đó là nguyên nhân tại sao đa số giáo viên vẫn thiên về lối dạy cung cấp tri thức hơn là phát huy năng lực học sinh, đặc biệt năng lực tự học.
Thứ ba: Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra cách dạy học đọc hiểu tác phẩm tự sự trên cơ sở lý thuyết trƣờng nghĩa nói chung mà chỉ là những tìm tòi, thể nghiệm của riêng mỗi tác giả trong từng tác phẩm cụ thể. Đỗ Hữu Châu cũng đã từng đề xuất cách phân tích các trƣờng nghĩa trong tác phẩm văn học theo hƣớng: phân tích trƣờng nghĩa biểu vật, trƣờng biểu niệm, trƣờng tuyến tính và trƣờng liên tƣởng. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách phân tích này trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản, với kiến thức nền rất sơ đẳng mà học sinh đƣợc trang bị từ lớp 7 về trƣờng nghĩa : “là tập hợp các từ có chung một nét nghĩa giống nhau”, GV sẽ là ngƣời làm việc chủ yếu: từ việc củng cố kiến thức về trƣờng nghĩa, giảng cho HS hiểu thế nào là trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm, trƣờng tuyến tính, trƣờng liên tƣởng, hiện tƣợng chuyển di trƣờng nghĩa… đến việc nghiên cứu, thiết lập hệ thống trƣờng nghĩa trong đoạn trích tác phẩm để yêu cầu HS khảo sát và miêu tả, nhận xét… Đây là điều khó có thể thực hiện, chƣa kể cách làm việc này sẽ đi ngƣợc với tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện hành: lấy học sinh làm trung tâm và phát huy vai trò tự học của học sinh.
* Về phía học sinh
Khi đƣợc hỏi: Anh/Chị thích hay không thích học đoạn trích Vợ chồng A Phủ, chúng tôi nhận đƣợc ý kiến trả lời của đa số học sinh là vừa thích vừa không thích.
Các em thích học Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài bởi những lý do sau: Thứ nhất: Cái tên Tô Hoài đã trở nên hết sức quen thuộc đối với bao thế hệ học trò. Tô Hoài đặt dấu ấn đầu tiên trong lòng HS với tác phẩm viết cho tuổi thơ: Dế mèn phiêu lưu kí đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình Ngữ văn THCS (lớp 8). Ấn tƣợng tốt đẹp về những trang viết của Tô Hoài trƣớc kia khiến các em thấy hào hứng khi tiếp cận đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, SGK chƣơng trình Ngữ văn 12, tập II - truyện ngắn đạt Giải Nhất giải thƣởng hội Văn nghệ Việt Nam.
Thứ hai: Trong các thể loại văn học đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình, cùng với thơ, truyện ngắn là một trong hai thể loại đƣợc yêu thích hơn cả so với các thể loại khác. Các em thích truyện ngắn bởi truyện thƣờng có cốt truyện, có nhân vật, tình tiết, sự kiện … dễ nhớ và hấp dẫn. Các em thích truyện Vợ chồng A Phủ bởi qua những trang viết của nhà văn Tô Hoài, các em đƣợc biết đến một Tây Bắc trƣớc cách mạng qua bức tranh thiên nhiên vùng cao, qua số phận và vẻ đẹp của những con ngƣời lao khổ miền núi Tây Bắc dƣới ách thống trị bạo tàn của phong kiến và thực dân. Những trang truyện của Tô Hoài còn đƣa đến những hiểu biết về phong tục, tập quán, văn hóa miền Tây Bắc rất thú vị, chƣa kể đến sức hấp dẫn còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, lối trần thuật khéo léo, có duyên, bởi giọng văn trữ tình giàu chất thơ…
Khi học các truyện ngắn, nhất là khi phân tích nhân vật, qua cách kể của tác giả, qua hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật, HS đã có thể nhận biết đó là kiểu nhân vật nào, nhân vật tƣ tƣởng hay nhân vật số phận, tính cách… và có những hình dung, cảm nhận ban đầu về nhân vật từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, phẩm chất… Với thơ, việc cảm nhận khó khăn hơn, đòi hỏi sự tinh tế, nhạy cảm cao hơn. Xác định đƣợc kiểu nhân vật, HS sẽ dễ dàng làm các kiểu đề nghị luận văn học về nhân vật - kiểu đề thƣờng gặp khi hỏi về các tác phẩm tự sự.
Tuy nhiên, điều khiến các em không thích khi học đoạn trích Vợ chồng A Phủ cũng nhƣ các văn bản văn xuôi khác là văn bản dài, dẫn chứng khó
thuộc hơn thơ… Chúng tôi đã tiến hành khảo sát độ dài các văn bản thơ và truyện đƣợc học trong chƣơng trình Ngữ văn 12 để lấy minh chứng.
Bảng 1.2 Khảo sát độ dài một số văn bản thơ và truyện ngắn STT
Văn bản thơ/ độ dài Văn bản truyện ngắn/ độ dài Văn bản Độ dài
(trang) Văn bản Độ dài
(trang)
1 Tây Tiến 2 Vợ chồng A Phủ 10
2 Việt Bắc 5 Vợ nhặt 8
3 Đất Nƣớc 5 Rừng xà nu 10
4 Sóng 2 Những đứa con trong gia đình 6 5 Đàn ghi ta của
Lor-ca
2 Chiếc thuyền ngoài xa 8 Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy, văn bản thơ có độ dài ngắn nhất là 2 trang (bằng 1/3 văn bản truyện ngắn ngắn nhất); văn bản thơ có độ dài dài nhất: 5 trang (bằng ½ độ dài văn bản truyện ngắn dài nhất). Vì thế, việc theo dõi văn bản thơ trong quá trình đọc hiểu thuận lợi hơn so với văn bản truyện, chƣa kể việc phải thuộc đƣợc một số dẫn chứng trong quá trình làm bài cũng tạo nên tâm lí ngại học các tác phẩm văn xuôi ở học sinh.
1.2.3.2. Kết quả dự giờ
Thông qua dự giờ giáo viên, chúng tôi nhận thấy:
Về phƣơng pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học: phần lớn giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trƣng thể loại, rất ít giáo viên vận dụng lý thuyết trƣờng nghĩa vào dạy học văn bản văn học, nếu có cũng không bài bản và mức độ vận dụng cũng không thƣờng xuyên. Dạy học theo thể loại là con đƣờng tiếp cận tác phẩm bằng phƣơng pháp văn học dƣới góc độ thi pháp. Con đƣờng này cũng giúp giáo viên và học sinh khám phá những nét đẹp của tác phẩm, những giá trị nghệ thuật tinh vi và toàn bộ tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm. Tuy nhiên cũng nhƣ nhiều phƣơng pháp văn học khác, sự tiếp cận từ góc độ loại thể cũng không tránh khỏi việc coi những giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm là những điểm tƣơng đối trọn vẹn và gần nhƣ không muốn bị
chia cắt. Theo hƣớng này, ngƣời phân tích cũng bám vào ngôn từ của văn bản nhƣng điểm xuất phát để phân tích không phải là từ ngữ mà dựa vào các ý của văn bản mà đi phân tích, đối chiếu, chứ không tuần tự chỉ ra các lớp nội dung của tác phẩm. Cách làm này linh hoạt, nhạy bén nhƣng không tránh khỏi sự suy diễn, gán ghép.
Khi dự giờ dạy học đọc hiểu đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tôi còn nhận thấy một tình trạng khá phổ biến. Đó là GV hƣớng dẫn phân tích nhân vật bằng cách gợi ý cho HS tìm đặc điểm của nhân vật, sau đó tìm, phát hiện, phân tích các chi tiết, hình ảnh, hành động, lời nói… của nhân vật. Rất ít GV chú ý đến việc khai thác các yếu tố từ ngữ, chƣa nói gì đến việc đặt ngôn ngữ nghệ thuật trong tính hệ thống để làm cơ sở tìm hiểu giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của truyện. Vì thế, giờ dạy đọc hiểu ít nhiều còn tạo cảm giác khiên cƣỡng, áp đặt; hiệu quả dạy học chƣa cao; học sinh mới chỉ hiểu chứ chƣa thể tự đọc hiểu.
Về không khí giờ dạy: Nhìn chung, các giờ dạy học đọc hiểu văn bản thơ thƣờng sôi nổi hơn giờ học văn bản văn xuôi. Các câu hỏi trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản truyện có phần đơn điệu, chủ yếu là câu hỏi tìm và phát hiện ý.
* Tiểu kết
Dạy học từ hệ thống lý thuyết trƣờng nghĩa là việc tiếp cận tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ học, có thể coi là hƣớng đi từ nghệ thuật đến nội dung tƣ tƣởng. Với phƣơng pháp này, ngƣời học bao giờ cũng phải bắt đầu từ hệ thống từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa có đƣợc do sự phối hợp hay đối lập với ngữ cảnh. Với phƣơng pháp này, tác phẩm đƣợc khám phá nhƣ một cấu trúc có hệ thống rõ ràng, có thể lí giải một cách logic.
So với phƣơng pháp văn học, phƣơng pháp ngôn ngữ học cụ thể là tiếp cận tác phẩm dƣới hệ thống lý thuyết trƣờng nghĩa sẽ giúp cho giáo viên và học sinh bóc tách lớp nghĩa của tác phẩm một cách dễ dàng, logic, chính xác.
Mặt khác, do xuất phát từ chính các đơn vị ngôn ngữ nên giáo viên có cơ hội chỉ cho ngƣời học thấy đƣợc những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, những đặc trƣng về nội dung, cái hay, cái lạ trong việc dùng từ và kết hợp từ ngữ của nhà văn. Tuy nhiên, dạy học theo phƣơng pháp này cũng không thể tách ra khỏi việc phải định hƣớng tác phẩm thuộc thể loại nào, kết hợp các biện pháp và thủ pháp dạy học khác nhƣ tích hợp, sử dụng các hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, khơi gợi, hoặc chia nhóm họ sinh để làm việc..
Kế thừa những thành quả về phƣơng pháp dạy học hiện đại nói chung và phƣơng pháp dạy học văn nói riêng, ở Chƣơng II, chúng tôi sẽ đề xuất hƣớng dạy học đọc hiểu đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài từ lý thuyết trƣờng nghĩa theo các bƣớc và cách thức tiến hành các bƣớc cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục
3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt. Nxb Giáo dục
4. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập 1). Nxb Giáo dục
5. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập 2). Nxb Giáo dục
6. Đỗ Hữu Châu (1974), Từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật. Tạp chí ngôn ngữ(3)
7. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể). Nxb Giáo dục
8. Trần Thị Dịu (2011), Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh. LV Thạc sĩ, ĐHSPHN
9. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Nxb KHXH
10. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐHQG
11. Hữu Đạt (2000), Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học. Nxb ĐHQG
12. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm. Nxb Giáo dục
13. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục
14. Hoàng Thị Hà (2010), Lý thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn bản thơ cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội
15. Lâm Thị Hảo(2013), Vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy - học đọc hiểu đoạn trích "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn lớp 12, tập 1), Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội
16. Đinh Thị Minh Hoàn (2013), Vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy - học đọc hiểu truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao (Ngữ văn 11, tập 1), Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội
18. Nguyễn Thanh Hùng(2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học Sƣ phạm
19. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ. Nxb Giáo dục
20. Đỗ Việt Hùng (2010), “Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp”. Tạp chí ngôn ngữ(3).
21. Đỗ Việt Hùng (2014), Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động. Nxb Đại học Sƣ phạm
22. Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Nxb Đại học Sƣ phạm
23. Nguyễn Đức Khuông (2008), Đối thoại với các nhà văn có tác phẩm dạy-học trong nhà trường.
24. Phạm Thị Lệ Mỹ (2008), Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học (thân phận tình yêu). Luận văn Thạc sĩ ĐHSPHN
25. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn. Nxb Giáo dục
26. Phan Trọng Luận (2011), Văn chương bạn đọc sáng tạo. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Lê Quang Thiêm (2005), Những bước tiến về kiến giải nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ. Tạp chí Ngôn ngữ, (11)
28. Bùi Minh Toán (2015), Ngôn ngữ với văn chƣơng, Nxb Đại học Sƣ
phạm
29. Nguyễn Thị Kim Thu (2013), Dạy học đọc hiểu tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân từ góc độ trường nghĩa, Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội
30. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2011), Hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu văn bản "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân từ góc độ trường nghĩa, Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội
31. Phong Lê – Vân Thanh (2001), Tô Hoài, về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục
32. Nhiều tác giả (2010), Thiết kế bài dạy ngữ văn trung học phổ thông Nxb Giáo dục
33. Nhiều tác giả (2008), Tư liệu Ngữ văn 12. Nxb Giáo dục
34. Nhiều tác giả (1998), Từ điển tiếng Việt. Nxb Ngôn ngữ học Việt Nam
35. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề về thể loại và lịch sử văn học. Nxb Giáo dục